Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10

“Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài : Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam có quyền tự hào vì được sống và học tập dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng, kinh tế xã hội nước ta không ngừng được đổi mới, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc. Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không thể không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của cách mạng. Hơn lúc nào hết nhiệm vụ yêu cầu đối với thế hệ trẻ cũng phải được đặt ra trước sự sống còn của đất nước. Họ phải được giáo dục, rèn luyện để trở thành những con người phát triển toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, một người dân yếu ớt tức là làm cho cả đất nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho đất nước mạnh khoẻ". Trước lời kêu gọi ấy, chúng ta càng ý thức được rằng bên cạnh việc phải trau dồi tri thức, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn còn cần phải có sức khoẻ mới có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế xã hội, ngành TDTT cũng đang trên đà phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong các cuộc thi đấu khu vực và các châu lục, đặc biệt là trong các kỳ Seagames. Điều ấy càng khẳng định thêm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Với khẩu hiệu : "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc" càng cho thấy phát triển sự nghiệp TDTT không chỉ là nguyện vọng của Nhân dân mà còn là một yêu cầu không thể thiếu của xã hội văn minh, tiến bộ. Lịch sử thể thao thế giới nói chung và thể thao Việt Nam nói riêng, ngay từ khi được hình thành đã sản sinh ra một môn thể thao mà đến nay luôn được mệnh danh là môn "Thể thao nữ hoàng", Đó chính là môn Điền kinh. Ở nước ta, Điền 1 “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” - Áp dụng vào công tác giảng dạy và huấn luyện ở các nhà trường THPT. 4. Giả thiết nghiên cứu Nếu phát huy tốt hiệu quả các bài tập bổ trợ thì sẽ thành công hơn trong việc nâng cao thành tích nhảy cao . 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản liên quan đến đổi mới PPDH bộ môn Thể dục trong trường THPT. - Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, quan sát, đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp tại trường và các kỳ thi giáo viên giỏi. - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, chia sẻ với các cán bộ quản lý và giáo viên. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng vào các tiết dạy trên lớp. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài sẽ giúp giáo viên có thêm định hướng tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển cho các nhà trường . B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Lứa tuổi THPT là lứa tuổi thanh niên mới lớn có những nét hình dáng như người lớn, thái độ của thanh niên, học sinh đối với môn học trở nên có lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành được hứng thú trong học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Giai đoạn này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế, các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng dễ nhàm chán, chóng quên và dễ bị môi trường ngoài tác động vào. Khi thành công thì thường hay tự kiêu, tự mãn, ngược lại khi thất bại thường hay rụt rè, chán nản và tự trách mình. Nhìn chung lứa tuổi này tâm lý các em phát triển và dần ổn định, cảm giác khả năng vận động của cơ thể dần chính xác hơn. Điều đó cho phép các em tự kiểm tra, đánh giá tính chất vận động, biên độ, hình dáng động tác... Tức là kiểm tra sự vận động của cơ thể mình. Do đó tri giác vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ giúp tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật các bài tập thể thao. Hơn thế nữa ở lứa tuổi này các em hay thích những cái mới, tránh sự lặp lại nhàm chán, đơn điệu và luôn muốn thể hiện khả năng của mình với mọi người xung 3 “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” triển không đều, tim lớn dần theo lứa tuổi, cơ tim của học sinh phát triển mạnh cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể nhưng sức chịu đựng của tim kém. Do đó hệ tuần hoàn có thể bị rối loạn khi hoạt động với cường độ lớn trong thời gian kéo dài. + Hệ thần kinh: Giai đoạn này thần kinh tiếp tục phát triển mạnh và khả năng tư duy ngày càng hoàn thiện, nhất là khả năng tổng hợp, phân tích, trừu tượng phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho sự hình thành phản xạ có điều kiện. Bên cạnh đó, hoạt động của các tuyến nội tiết như: tuyến yên, tuyến giáp... Cũng gây ảnh hưởng tới sự hưng phấn của hệ thần kinh. Do đó quá trình ức chế và quá trình hưng phấn mất cân bằng làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thể thao. 3. Cơ sở sinh lý 3.1. Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực đặc trưng trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Nhảy cao nằm nghiêng là một hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác được liên kết với nhau một cách chặt chẽ với mục đích sử dụng sự nỗ lực của cơ bắp để đưa cơ thể bay xa về trước. Ngoài sự phát triển thể lực toàn diện, nhảy cao còn đòi hỏi vận động viên phải có một tố chất thể lực đặc thù riêng. Đặc điểm môn nhảy cao là cần phải kéo dài khoảng cách bay trên không do quá trình chạy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo của trọng tâm cơ thể người nhảy lúc bay phụ thuộc vào ba yếu tố chính: - Tốc độ chạy đà - Lực giậm nhảy - Góc độ giậm nhảy Để có tốc độ chạy đà và lực giậm nhảy lớn đòi hỏi người tập phải có năng lực sức nhanh và sức mạnh chuyên môn. Tất nhiên để thực hiện kỹ thuật chính xác và có hiệu quả trong các giai đoạn kỹ thuật nói chung và giai đoạn giậm nhảy nói riêng người tập không thể thiếu khả năng phối hợp vận động. 5 “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” + Sự thay đổi cường độ khi co cơ. Có thể nói rằng từ sự phụ thuộc giữa sức mạnh và tốc độ co cơ mà những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ có những đòi hỏi cơ bản. * Cơ chế cải thiện sức mạnh tốc độ: Cơ sở sinh lý của sự phát triển sức mạnh là tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động đặc biệt các đơn vị vận động nhanh chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó phải tập các bài tập có trọng tải lớn để gây hưng phấn mạnh đối với các đơn vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị vận động. Để cải thiện sức mạnh tốc độ thì trị số sức cản phải từ 40 - 70%. Người ta sử dụng hai phương pháp cơ bản để phát triển tối đa sức mạnh tốc độ: phương pháp gắng sức tối đa và bài tập lặp lại tối đa. Cần sử dụng các bài tập có cấu trúc động lực học gần giống với bài tập thi đấu, với số lần lặp lại và quãng nghỉ không cố định nhưng đủ thời gian để hồi phục và huy động lặp lại gắng sức tối đa (thông thường 1,5 - 2 phút). Phương pháp lặp lại bài tập tối đa nhằm tổng hợp protit và tăng khối lượng cơ, để giải quyết nhiệm vụ này có thể sử dụng rộng rãi các bài tập ở mức nặng đáng kể cho nhóm cơ đã chọn, lượng trọng tải khắc phục không cao hơn 70% lực co cơ đẳng trường tối đa. Bài tập được thực hiện với số lần lặp lại cho đến khi mỏi. Sự kết hợp có ý nghĩa và ứng dụng tuần tự cả hai phương pháp này trong quá trình tập luyện có thể đảm bảo mức độ phát triển cao tố chất sức mạnh tốc độ của người tập. 3.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành đó là: thời gian phản ứng vận động, thời gian của động tác riêng lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định tốc độ của các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. 7 “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” Tập luyện phát triển sự khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp với các nhóm cơ hưởng ứng cũng như cơ đối kháng. 3.5. Yếu tố quyết định độ cao của một lần nhảy. Theo chuyển động cơ học độ cao khi bay của một vật thể được tính theo công thức: V 2 sin 2 H o 2g Trong đó: - H là độ cao -V0: Là tốc độ bay ban đầu - : Là góc độ bay của trọng tâm cơ thể - g: Là gia tốc rơi tự do (g = 9,98m/s2) Như vậy, V0 và là 2 yếu tố quyết định độ cao của một lần nhảy. 3.6. Đặc điểm kỹ thuật nhảy cao kiểu ”nằm nghiêng” Nhảy cao là hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ từ chạy đà - giậm nhảy - trên không - rơi xuống đất. Trong giảng dạy và huấn luyện, nhảy cao kiểu nằm nghiêng được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn chạy đà. - Giai đoạn giậm nhảy. - Giai đoạn trên không. - Giai đoạn rơi xuống đất. Để có thành tích nhảy cao tốt thì người tập phải biết phối hợp chặt chẽ các giai đoạn với nhau. Tốc độ chạy đà là tiền đề cho giậm nhảy, chạy đà phải tạo được tốc độ ban đầu lớn nhất và tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho giai đoạn giậm nhảy. Ở giai đoạn giậm nhảy, chạy đà phải thay đổi hướng của trọng tâm cơ chuyển thành tốc độ thẳng đứng. Ý nghĩa của giai đoạn giậm nhảy là chuyển tốc độ nằm ngang thành tốc độ thẳng đứng lớn nhất đưa trọng tâm cơ thể lên cao với tốc độ bay 9 “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông” Như vậy bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác nhau. Trong nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng” người ta phân tích kỹ thuật thành 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, bay trên không, tiếp đất. Trên cơ sở người học nắm bắt từng phần kỹ thuật sau đó liên kết lại hình thành được kỹ thuật hoàn chỉnh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật, để giúp người tập hình thành được kỹ thuật người ta sử dụng các bài tập: - Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người học vào trạng thái sinh lý, tâm lý thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật. - Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ đơn lẻ đến liên hoàn kỹ thuật cần học. - Mang tính chuyển đổi từ động tác này đến động tác khác với cảm giác không gian thời gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng đã có, hình thành ra các kỹ năng mới. Trong nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng” ngoài các bài tập bổ trợ về kỹ thuật người ta còn rất chú trọng đưa vào những bài tập để tăng cường một số tố chất thể lực chuyên môn cần thiết. Có thể nói bài tập bổ trợ chuyên môn vừa là biện pháp để nắm kỹ thuật phức tạp vừa là khâu quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kỹ năng vận động. Như vậy trong dạy học nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng” thì các bài tập bổ trợ có vai trò rất quan trọng để giúp người học nắm được kỹ thuật chính xác và rút ngắn thời gian tập luyện cũng như hướng tới việc phát triển các năng lực cần thiết để đạt hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Đối tượng nghiên cứu 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_na.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiể.pdf