Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập để sữa sai kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực trong môn Bóng rổ cho học sinh lớp 10 Yên Thành

docx 47 trang sk10 25/12/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập để sữa sai kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực trong môn Bóng rổ cho học sinh lớp 10 Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập để sữa sai kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực trong môn Bóng rổ cho học sinh lớp 10 Yên Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập để sữa sai kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực trong môn Bóng rổ cho học sinh lớp 10 Yên Thành
 Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ SỮA SAI KĨ THUẬT CHUYỀN VÀ 
BẮT BÓNG BẰNG HAI TAY TRƯỚC NGỰC TRONG MÔN BÓNG RỔ 
 CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở YÊN THÀNH
 Môn: THỂ DỤC
 Tác giả: BÙI VĂN CHƯƠNG 
 Tổ: KHXH
 Năm thực hiện: 2020 - 2021
 Điện thoại: 0968153818
 1 2.7. Đặc điểm phát triển hình thái, tâm sinh lý. 13
 2.8. Công tác GDTC tại các trường THPT trên địa bàn huyện đang giảng dạy. 14
II. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ SỮA LỖI SAI KHI THỰC HIỆN KĨ 
THUẬT CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG BẰNG HAI TAY TRƯỚC NGỰC TRONG 15
MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở YÊN THÀNH.
1. Thực trạng sử dụng các bài tập trong giảng dạy kĩ thuật chuyền và bắt bóng 15
bằng hai tay trước ngực cho học sinh lớp 10 ở Yên Thành.
2. Một số lỗi sai thường mắc khi thực hiện kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai 16
tay trước ngực của học sinh lớp 10 ở Yên Thành.
3. Cơ sở lựa chọn bài tập để sữa lỗi sai thường mắc khi thực hiện kĩ thuật chuyền 
và bắt bóng bằng hai tay trước ngực cho học sinh lớp 10 ở Yên Thành. 21
 3.1. Lựa chọn một số bài tập để sữa lỗi sai thường mắc khi thực hiện kĩ thuật 
chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực cho học sinh lớp 10 ở Yên Thành. 21
 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập lựa chọn để sữa sai thường mắc khi 
thực hiện kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực cho học sinh lớp 10 31
ở Yên Thành.
 PHẦN III. KẾT LUẬN. 43
1. Kết luận 43
2. Kiến nghị. 45
 3 nòng cốt cho một xã hội phát triển, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của 
Đảng của toàn dân. Vì vậy Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định rõ 
việc bồi dưỡng giáo dục cho thế hệ trẻ có sức khoẻ dồi dào, có thể chất cường 
tráng, có tâm hồn và phẩm chất trong sáng, có trí tuệ phát triển cao ... là một trong 
những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp giáo dục.
 Để thực hiện được mục tiêu của Đảng và nhà nước cũng như điều mong mỏi 
của Bác Hồ kính yêu thì GDTC là một trong những phương tiện quan trọng để con 
người tiến dần tới mục tiêu phát triển toàn diện. GDTC bao gồm 4 phương tiện 
riêng biệt đó là Thể dục, Thể thao, Trò chơi và Du lịch.
 Thể thao tự chọn trong nhà trường là một trong những nội dung của môn 
Giáo dục Thể chất được học sinh yêu thích và luôn mang lại hứng thú tập luyện. 
Trong số các môn thể thao tự chọn Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, . Thì Bóng 
rổ là môn thể thao đã và đang được các trường phổ thông đưa vào giảng dạy, thu 
hút được học sinh tham gia một cách tích cực. Bóng rổ cũng như các môn thể thao 
khác, khi tập luyện nó có tác dụng củng cố và nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con 
người những phẩm chất quý giá như: Tinh thần tập thể, tính đoàn kết, lòng dũng 
cảm, ý chí vững vàng. Bóng rổ là môn thể thao có tính hấp dẫn cao, dễ tập luyện, 
thích hợp với nhiều lứa tuổi, giới tính, đặc biệt là các em học sinh THPT. Đến với 
môn Bóng rổ học sinh sẽ yêu thích và say mê tập luyện vì sự hấp dẫn và lôi cuốn 
của môn thể thao này, những đường dẫn bóng uyển chuyển linh hoạt, lắt léo, 
những pha ném rổ chính xác, tinh tế và nhẹ nhàng để ghi điểm, hay những pha 
phòng thủ, phối hợp chuyền bóng trên sân  tất cả sẽ tạo nên những trận thi đấu 
hấp dẫn và gay cấn đối với các cầu thủ cũng như người xem.
 Trong bóng rổ có nhiều kĩ thuật động tác khác nhau như kĩ thuật dẫn bóng, 
ném rổ, chuyền bóng, bắt bóng, nhảy bắt bóng bằng hai tay trên cao. Trong đó kĩ
thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực là hai kĩ thuật khác nhau song lại 
gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong các bài tập, đây là kĩ thuật cơ bản, được sử dụng 
rất nhiều trong tập luyện và thi đấu Bóng rổ, nhằm mục đích liên kết, phối hợp 
giữa các đồng đội với nhau, phát động tấn công cũng như triển khai các ý đồ chiến 
thuật của trận đấu. Tuy nhiên ở nhiều em học sinh THPT, đặc biệt là các em khối 
10, việc thực hiện kĩ thuật này còn yếu, mắc nhiều lỗi sai khi thực hiện, kĩ thuật cơ 
bản thiếu chính xác, không đạt được mục đích khi chuyền bóng, hoặc bắt bóng 
không đúng kĩ thuật làm hỏng, gián đoạn hoặc làm chậm các pha phối hợp thi đấu, 
những lỗi sai thường mắc cứ lặp đi lặp lại, mà chưa có nhiều giải pháp khắc phục 
phù hợp, thường xuyên và hiệu quả. Điều này ảnh hưỡng rất lớn đến tâm lý, sự 
hứng thú trong tập luyện của các em học sinh, dễ chán nán, đồng thời ảnh hưởng 
rất nhiều đến các kĩ thuật khác và thành tích thi đấu của đội bóng.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm giúp các em có giải pháp sữa 
chữa được những lỗi sai thường mắc, thực hiện kĩ thuật chính xác hơn, phối hợp
 5 Phương pháp này dùng để khảo sát, phân tích đánh giá khách quan thực 
trạng quá trình học môn Bóng rổ của học sinh lớp 10 THPT ở Yên Thành. Việc 
sử dụng phương pháp này còn giúp chúng tôi có căn cứ để xác định tính hiệu quả 
của các bài tập đưa ra.
 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã quan sát trực tiếp các buổi học Bóng 
rổ của học sinh lớp 10 trong các trường THPT ở Yên Thành.
 5.3. Phương pháp phỏng vấn:
 Chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn các giáo viên có nhiều kinh nghiệm 
giảng dạy nội dung Bóng rổ của các trường THPT trên địa bàn huyện. Mục đích 
phương pháp này là đảm bảo tính thực tiễn và khoa học trong quá trình nghiên cứu.
 5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
 Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để 
kiểm tra kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực của học sinh lớp 10 
THPT ở Yên Thành.
 5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Thực nghiệm sư phạm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong 
nghiên cứu khoa học. Mục đích của thực nghiệm sư phạm là sử dụng hoặc xây dựng 
các bài tập cho học sinh tập luyện để só sánh đối chiếu với những học sinh không 
được áp dụng. Ngoài ra, thực nghiệm sư phạm còn đánh giá hiệu quả bài tập lựa 
chọn cho học sinh và đánh giá hiệu quả của nó.
 Mặt khác, thông qua thực nghiệm sẽ tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu loại trừ 
một phần ảnh hưởng của các tác động bên ngoài.
 Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 80 học sinh lớp 10 THPT ở Yên Thành, 
chia làm 02 nhóm:
 - Nhóm đối chứng: Gồm 40 học sinh tập luyện theo chương trình, giáo án 
giảng dạy của trường.
 - Nhóm thực nghiệm: Gồm 40 học sinh tập luyện theo giáo án của chương 
trình thực nghiệm nhưng vẫn tuân thủ theo kế hoạch và lịch trình giảng dạy của 
nhóm.
 5.6. Phương pháp toán học thống kê.
 Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống 
kê để xử lý các số liệu có liên quan và sử dụng một số công thức sau:
 n n 
 X 2 X X 
  i ( Xi X ) t A B
 2 2 2
 i 1 2 i 1
 X ;  ;  ;   A  B
 n n 1 
 nA nB
 CT tính TB cộng của CT tính phương sai CT tính độ lệch CT so sánh 2 giá trị TB ở
 các số liệu trong bảng của bảng số liệu chuẩn của bảng số 
 mẫu lớn ( n 30 0) 7
 thống kê thống kê liệu thống kê Không phải ngẫu nhiên mà bóng rổ từ lâu đã trở thành môn thể thao được ưa 
chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Nga, 
Braxin Đây được đánh giá là môn thể thao tuyệt vời hỗ trợ cho sự phát triển toàn 
diện của trẻ, đặc biệt là các em trước và trong độ tuổi dậy thì.
 Tại Việt Nam, theo đề án “Phát triển Bóng rổ học đường đến năm 2030” hợp 
tác cùng NBA, môn bóng rổ sẽ được mở rộng chú trọng ở các trường học trên toàn 
quốc. Điều này mở ra một cơ hội rất lớn cho các em có cơ hội được tiếp xúc với 
môn thể thao này. Mục tiêu là góp phần nâng cao thể lực, phát triển tầm vóc, rèn 
luyện ý chí, kỹ năng, tính kỷ luật và tinh thần đồng đội cho học sinh, sinh viên, từ 
đó nuôi dưỡng niềm đam mê thể thao đi cùng một lối sống khoẻ mạnh, có ích cho 
xã hội; đồng thời, tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng bóng rổ của đất nước, 
giúp bóng rổ Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung khẳng định được 
vị thế của mình trên trường quốc tế.
 Tập luyện và thi đấu bóng rổ là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con người phát 
triển toàn diện về phẩm chất tâm lý - ý chí, tinh thần tập thể, tính kiên trì, dũng 
cảm, hình thành khả năng xử lý nhanh nhẹn, khéo léo, tạo điều kiện thích ứng với 
những hoạt động phức tạp trong lao động sản xuất, trong chiến đấu cũng như trong 
học tập và cuộc sống hàng ngày.
 Tập luyện và thi đấu bóng rổ ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người 
tập, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật. Người tập biết hành 
động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp phần giáo 
dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể ... cho người tập. Điều 
đó chứng tỏ Bóng rổ là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các lứa tuổi, 
đối tượng, ngành nghề khác nhau và số lượng người tập bóng rổ ngày càng phát 
triển.
 Bóng rổ là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng 
trong hệ thống giáo dục Thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta, Bóng rổ 
cũng là nội dung giữ vị trí quan trọng trong chương trình Giáo dục thể chất ở 
trường học không chỉ bởi vì môn Bóng rổ hình thành vốn kĩ năng, kĩ xảo phong 
phú, rèn luyện ý chí, đạo đức, lối sống lành mạnh mà nó còn tạo ra cho học 
sinh có một trình độ chuẩn bị thể lực tốt và là môn học phù hợp được nhiều 
học sinh các trường THPT yêu thích.
 2.2. Những quan điểm về giảng dạy kỹ thuật môn bóng rổ.
 Việc giảng dạy kĩ thuật môn bóng rổ được lựa chọn trên cơ sở, phương pháp 
nguyên tắc huấn luyện thể thao nói chung. Học tập vận động là quá trình cơ bản 
của huấn luyện thể thao. Huấn luyện kĩ thuật thể thao gồm tất cả các phương pháp, 
phương tiện đào tạo và giáo dục cũng như mọi hoạt động của VĐV. Những hoạt 
động đó được tiến hành với mục đích hoàn thiện động tác, ổn định và giữ vững kĩ 
thuật, giảng dạy và huấn luyện kĩ thuật bóng rổ là mục tiêu đầu tiên để tập môn
 9 Để nâng cao được hiệu quả bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc cho 
học sinh, trong quá trình học kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
giáo viên cần chú ý một cách tỉ mỉ đến người học và đưa bài tập vào thời điểm cho 
phù hợp từng giai đoạn của quá trình hình thành kĩ năng vận động.
 Theo quan điểm lý luận TDTD: Sự phân đoạn quá trình dạy học mỗi động 
tác riêng không cần phải dựa trên giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kĩ 
năng kĩ xảo vận động. Muốn học thành kĩ xảo tương đối hoàn thiện thì học TDTT 
có 3 giai đoạn giảng dạy:
 - Giai đoạn giảng dạy ban đầu.
 - Giai đoạn học đi sâu từng phần.
 - Giai đoạn củng cố hoàn thiện.
 Lượng vận động là cơ sở cho việc hình thành thành tích thể thao và tùy 
thuộc vào đặc điểm của từng môn chuyên sâu và trình độ tập luyện đặc điểm của 
từng đối tượng và sử dụng lượng vận động cho phù hợp.
 2.3. Nguyên lý kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực.
 Chuyền bóng là một kĩ thuật động tác nhờ đó mà các cầu thủ có thể chuyền 
bóng cho nhau để tấn công đối phương.
 Tầm quan trọng của chuyền bóng: Trong thi đấu Bóng rổ chuyền bóng tốt là 
cơ sở cho sự phối hợp chính xác giữa các cầu thủ trên sân thi đấu. Nếu kĩ thuật 
chuyền bắt bóng không tốt thì không có điều kiện ném rổ được, có nhiều kĩ thuật 
chuyền bóng khác nhau trong đó chuyền bóng bằng hai tay trước ngực là 1 trong 
những kĩ thuật được sử dụng rất nhiều - đây là phương pháp cơ bản cho phép 
chuyền bóng nhanh và chính xác cho đồng đội ở khoảng cách gần hay trung bình. 
Kĩ thuật này dùng nhiều khi đối phương không kèm chặt.
 Để thực hiện đúng kĩ thuật chuyền bóng trong bóng rổ, các cầu thủ cần thực 
hiện theo quy luật chuyền bóng rổ sau:
 - Dùng sức ở ngón tay và cổ tay để chuyền bóng dựa trên sức ở cánh tay và 
thân người làm động tác bổ trợ
 - Thực hiện tư thế chuẩn bị chuyền bóng ngay sau khi bắt được bóng từ cầu 
thủ khác
 - Tùy thuộc vào vị trí cầu thủ muốn chuyền bóng mà chúng ta dùng lực 
chuyền bóng mạnh hay nhẹ, tốc độ nhanh hay chậm.
 - Bắt nhịp tốc độ đồng đội thi đấu trên sân để có những đường chuyền bóng 
thích hợp. Luôn nhớ rằng, mỗi điểm ghi được đều nhờ vào thành tích của cả đội
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_bai_tap_de_sua_sai_ki.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập để sữa sai kĩ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay tr.pdf