Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học. Chạy ngắn là một môn thể thao được giảng dạy trong trường phổ thông và được thi đấu rộng rãi ở các cấp cả địa phương và cấp tỉnh. Trường THPT Sáng sơn sau 40 năm thành lập, đã tham gia thi đấu nhiều giải nhưng chưa giành được thành tích như mong muốn. Trong thi đấu thành tích của đội tuyển vẫn chưa thực sự tốt. Một trong những nguyên nhân phải nói tới là thể lực chung và chuyên môn của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh trường THPT Sáng Sơn là điều cần thiết. Với thời gian công tác tại trường THPT Sáng Sơn, tôi xin phép được đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về: “Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn” với mục đích nâng cao hơn nữa thành tích học tập và thi đấu của học sinh. 2. Tên sáng kiến “Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn”. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm - Địa chỉ: Yên Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0973633248 - Email: Nguyenthithamgvtd.c3songlo@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm 1 yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu. Từ cơ sở trên nên tôi đã chọn đề tài của mình là: “ Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn ”. Để nâng cao thành tích và đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình. 7.1.2.Phạm vi nghiên cứu. - Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn chạy ngắn ở lớp10 THPT (chương trình thay sách giáo khoa). - Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn chạy ngắn. - Học sinh khóa 2018 - 2019 Trường THPT Sáng Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc. 7.1.3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 7.1.4.Thời gian- địa điểm nghiên cứu. - Thời gian : Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019. - Địa điểm: Sân vân động của trường. - Trang thiết bị: Bàn đạp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi. 7.1.5 Mục đích của đề tài. - Nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho đối tượng là học sinh lớp 10 trung học phổ thông. Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để giảng dạy bộ môn chạy ngắn ở các năm học sau được tốt hơn. - Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn. - Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực môn chạy ngắn nói riêng. 3 -Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển thể lực là chính. -Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. Với phong trào điền kinh rộng khắp như hiện nay việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác hay một số bài tập bổ trợ khác đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú học tập. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. 7.2.3. Chọn đối tượng. Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 10 với 158 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao gồm các lớp: 10A7 có 39 học sinh 10A8 có 39 học sinh Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 78 học sinh. Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực trung và chuyên môn trong môn chạy ngắn vào giảng dạy. 10A9 có 40 học sinh 10A10 có 40 học sinh Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 80 học sinh 7.2.4. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học điền kinh để phát triển thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn. Để đưa ra biện pháp một cách khả quan nhất tôi đã làm thử nghiệm, phân bốn lớp 10 thành hai nhóm để so sánh với nhau: 7.2.4.1. Nhóm đối chứng. Thực hiện giáo án theo chương trình chuẩn, gồm lớp 10a7 và 10a8. 5 - Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp. - Thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”. Hình 1: Kỹ thuật xuất phát - Xuất phát thấp và chạy lao 30-40m. Nhiệm vụ 4: Chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng. - Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính. - Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính. - Chạy biến tốc các đoạn ngắn 50-60m. - Chạy 60m xuất phát thấp. Hình 2: Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát 7 7.2.4.2. Nhóm thực nghiệm, sử dụng các bài tập bổ trợ để phát triển thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn. Ngoài việc dạy đủ 6 nhiệm vụ chính như nhóm một, để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình chạy ngắn đối với hai lớp còn lại là 10a9 và 10a10 các em học theo phương pháp nâng cao thành tích do tôi biên soạn với thời gian 1 tháng với nội dung và trình tự như sau: * Các bài tập phát triển phản xạ nhanh, linh hoạt. Đặc điểm thi đấu và tập luyện chạy cự ly ngắn là xuất phát với bàn đạp và chạy theo hiệu lệnh. Vì vậy phản xạ nhanh, linh hoạt là yếu tốt rất quan trọng ảnh hưởng đến thành tích chạy của học sinh. Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu điền kinh. Các bài tập để phát triển phản xạ nhanh, linh hoạt được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau. Bài tập 1: Xuất phát nhiều lần với tín hiệu biến đổi như: còi, khẩu lệnh, tiếng súng, phất cờ. - Thực hiện: xuất phát cao hoặc thấp với bàn đạp theo hiệu lệnh. Đội hình tập luyện: xx xxxxx x xxxxxxx x Bài tập 2: Chạy đổi hướng. - Thực hiện: GV dùng tín hiệu còi, điều khiểu học sinh chạy nhanh đổi theo các hướng khác nhau. Bài tập 3: Nhảy dây nhanh bằng hai nửa bàn chân trên. - Thực hiện: Mỗi học sinh một dây nhảy 2-3 lần mỗi lần 100-200 cái. Bài tập 4: Các trò chơi phản xạ - Thực hiện: GV tổ chức chơi. * Các bài tập phát triển sức nhanh. 9 hoạt động của hệ thần kinh- cơ, nâng cao tính hiệu quả của quá trình sinh hóa trong cơ, sử dụng oxy có trong máu, các bài tập được tôi đưa ra như sau: Bài tập 1: Chạy lặp lại các nội dung học và thi đấu. - Thực hiện:GV cho HS chạy lặp lại các đoạn đường tập luyện và thi đấu 3 đến 4 lần liên tiếp. Bài tập 2: Chạy cự ly trung bình- dài. - Thực hiện: GV cho HS chạy các cự ly từ 800m đến 1500m xen kẽ vào cuối buổi tập. Ngoài việc thực hiện các bài tập trên cần lưu ý đến sự luân phiên tập luyện và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120-135 lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5-3 phút, 100m 3-5 phút. Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn chạy ngắn mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung chạy ngắn. 7.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 7.3.1. Hiệu quả của đề tài. Để đánh giá chính xác năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà tôi đã biên soạn cho các em tập luyện tôi đã thực hiện test sau: Quá trình thực nghiệm test : Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Nội dung Số lượng 78 học sinh 80 học sinh Thời gian 5 tháng 5 tháng Phương pháp tập Sử dụng các bài tập Thực hiện các bài tập luyện theo phân phối với phương pháp mới chương trình do tôi biên soạn ở trên 7.3.2. Kết quả thu được. Qua thời gian 5 tháng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 100m theo thang điểm sau: 11 Tỷ lệ giỏi của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 20% đối với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 7,8%. Tỷ lệ khá của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 40% đối với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 15%. Tỷ lệ trung bình của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 12% đối với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 29,6%. Tỷ lệ yếu của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 0% đối với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 6,24%. Thứ nhất: Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học chạy ngắn. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn chạy ngắn chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác. Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao. Như vậy sau 20 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích môn chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao thành tích chạy ngắn ở khối lớp 10 trường THPT Sáng Sơn đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực. 7.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.4.1. Kết luận Thực tế giảng dạy cho thấy vấn đề chương trình còn là vấn đề phải bàn, phải chỉnh sửa. Những bất cập trên sẽ được hoá giải bằng sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy các cô. Giải quyết được những bất cập khó khăn này đòi hỏi sự quan tâm của BGH, Ban chuyên môn vào quan điểm,đường lối chính sách, tuỳ thuộc vào quản lý nhà nước và hệ thống giáo dục. Về quan điểm của cá nhân tôi những bất cập khó khăn chỉ mang tính chất liệt kê. Nếu thay đổi được thì chắc chắn 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_bai_tap_nang_cao_the_l.doc