Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và xây dựng câu hỏi (nhiệm vụ học tập) và bài tập hóa hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương halogen lớp 10 chương trình cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và xây dựng câu hỏi (nhiệm vụ học tập) và bài tập hóa hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương halogen lớp 10 chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và xây dựng câu hỏi (nhiệm vụ học tập) và bài tập hóa hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương halogen lớp 10 chương trình cơ bản
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề tài : LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG CÂU HỎI (NHIỆM VỤ HỌC TẬP) VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG HALOGEN, LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Tác giả: NGUYỄN THỊ HÒA Trình độ chuyên môn: Cử nhân Hóa học Chức vụ: Giáo viên Hóa học Đơn vị công tác: Tổ Hóa Sinh – Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, ngày 15 tháng 04 năm2016. 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cũng như trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự phát triển. Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao dân trí. Công cuộc đổi mới đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để đáp ứng với đổi mới kì thi THPT Quốc gia thì mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông là học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản của Hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối quan hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường, con người và các ứng dụng của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. Trên cơ sở duy trì, tăng cường phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn Hóa học ở cấp THPT, HS có hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển nhân cách của một công dân; phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hóa học như: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thực hành hóa học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; năng lực tính toán; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Qua kết quả điều tra từ GV và HS các trường THPT nói chung và Trường THPT C Nghĩa Hưng nói riêng, tôi nhận thấy đa phần HS đều nhận ra vai trò cũng như lợi ích của việc hoàn thiện và phát triển năng lực. Tuy nhiên, khả năng chuẩn bị bài mới ở nhà còn kém, HS chưa chuẩn bị kĩ cho tiết bài tập, số lượng bài tập và số HS làm được bài tập không cao; HS chưa có thói quen tìm các bài tập tương tự để giải ở nhà. Nguyên nhân chủ yếu là kiến thức còn được truyền tải một cách thụ động, lí thuyết, thời gian dành cho việc theo dõi và ghi chép nhiều chưa phát huy được tính chủ động lĩnh hội kiến thức của HS. Về phần bài tập, HS không biết nhận dạng, chưa nắm được phương pháp giải từng dạng, không giải được bài tập dẫn đến chán nản. 3 II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực tế, ở trường THPT C Nghĩa Hưng, nếu dạy theo cách truyền thống và khi chưa xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hoàn thiện và phát triển năng lực cho học sinh thì học sinh rất thụ động, khó khăn trong việc giải loại bài toán chương Halogen theo hướng phát triển năng lực kể cả học sinh có học lực khá, giỏi còn học sinh có học lực trung bình trở xuống hầu như không làm được. Kết quả kiểm tra về phần này rất thấp, hoặc nếu có điểm trung bình thì do xác suất khoanh đáp án. Cụ thể : * Số liệu trước sáng kiến từ kết quả khảo sát của học sinh khối 10 giữa học kì 2 năm học 2014 - 2015 đều có kết quả rất thấp. * Số liệu trước sáng kiến, từ kết quả khảo sát giữa học kì 2 năm học 2014 – 2015: Giỏi Khá Trung bình Yếu 10A3 15% 40% 41% 4% 10A6 4,4% 25% 57,6% 13% 10A7 0% 10% 45% 45% Từ những yêu cầu đổi mới và thực trạng khó khăn đó, tôi đã lựa chọn và xây dựng các nhiệm vụ học tập và hệ thống bài tập để hoàn thiện và phát triển năng lực cho HS thông qua chương Halogen nhằm giúp các em hoàn thiện được kiến thức, kĩ năng và tự tin hơn khi bước vào các kì thi và giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống. 5 2.Nội dung sáng kiến A - Tóm tắt lý thuyết nhóm Halogen, lớp 10 chương trình nâng cao. Nhóm halogen gồm flo (9F), clo (17Cl), brom (35Br) và iot (53I) (không kể At). Đặc điểm chung của nhóm là ở vị trí nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn, có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Các halogen thiếu một electron nữa là bão hòa lớp electron ngoài cùng, do đó chúng có xu hướng nhận electron, thể hiện tính oxi hóa mạnh. Trừ flo, các nguyên tử halogen khác đều có các obitan d trống, do đó còn có các số oxi hóa +1, +3, + 5, +7. Trong nhóm VIIA nguyên tố điển hình, có nhiều ứng dụng nhất là clo. Từ Flo đến iot có các biến đổi sau: - Bán kính nguyên tử tăng dần. - Tính oxi hóa (phi kim) giảm dần, tính khử (kim loại) tăng dần. - Độ âm điện giảm dần. - Các đơn chất có màu đậm dần: F2 là khí màu lục nhạt, Cl2 là khí màu vàng, Br2 là chất lỏng màu nâu đỏ, I2 là chất rắn màu đen tím. 1. Clo (Cl2) 1.1. Tính chất vật lí Là chất khí màu vàng lục, ít tan trong nước. 1.2. Tính chất hoá học Nguyên tử Clo rất dễ thu một electron để trở thành anion Cl có cấu hình electron giống như khí hiếm agon: Cl + 1e Cl ... 3s2 3p5 ...3s2 3p6 Clo là một chất oxi hoá mạnh, thể hiện ở các phản ứng sau: 1- Tác dụng với kim loại Clo oxi hoá hầu hết các kim loại. Phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh, toả nhiều nhiệt: 7 0 1 1 0 Cl2 2Na I 2NaCl I2 6- Tác dụng với hợp chất Clo oxi hoá được nhiều chất có tính khử. 2 0 3 1 2 FeCl2 Cl2 2 FeCl3 4 0 1 6 S O2 Cl2 2H2O 2H Cl H2 S O4 2 0 6 1 H2 S 4Cl2 4H2O H2 SO4 8H Cl 1.3. Điều chế ➢ Trong phòng thí nghiệm: Nguyên tắc: Oxi hoá ion Cl bằng các chất oxi hoá mạnh, chẳng hạn: t0 MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + Cl2 ↑+ 2H2O 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 ↑ + 8H2O ➢ Trong công nghiệp: phương pháp điện phân dung dịch natri clorua bão hoà có màng ngăn. ®pdd 2NaCl + 2H2O mnx 2NaOH + Cl2 + H2 2. Hiđroclorua và axit clohiđric HCl 2.1. Tính chất vật lí Hiđroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. 2.2. Tính chất hoá học Khí hiđro clorua khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với CaCO3 để giải phóng khí CO2, Tác dụng rất khó khăn với kim loại. Dung dịch hiđro clorua trong nước (dung dịch axit clohiđric) là một dung dịch axit mạnh và mang đầy đủ tính chất của một axit. 1- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 2- Tác dụng với kim loại (đứng trước Hidro) 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3 H2 9 0 1 1 Cl2 2NaOH NaCl NaCl O H2O 0 1 1 Cl2 2KOH K Cl K Cl O H2O Tính tẩy màu của nước Giaven có được do CO 2 trong không khí hấp thụ vào nước Giaven tạo ra HClO: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO 3.2. Clorua vôi CaOCl2 -2 +1 +2 O Cl Hợp chất CaOCl2 được gọi là clorua vôi. Ca -1 Đây là một muối hỗn tạp với các số oxi hóa Cl như sau: Điều chế: Cl2 + Ca(OH)2 vôi sữa CaOCl2 + 2H2O t0 Phản ứng nhiệt phân: 2CaOCl2 2CaCl2 + O2 Tính tẩy màu của nước clorua vôi có được do CO 2 trong không khí hấp thụ vào dung dịch tạo ra HClO hoặc có thêm axit mạnh khi dùng clorua vôi làm chất tẩy màu: CaOCl2 + CO2 + H2O → CaClHCO3 + HClO CaOCl2 + HCl → CaCl2 + HClO 3.3. Kali clorat KClO3 0 1 5 toC Điều chế : 3Cl2 6KOH 5K Cl K Cl O3 3H2O Phản ứng nhiệt phân: 5 2 1 0 to 2K Cl O3 2K Cl 3O2 4. Các halogen khác và một số hợp chất của chúng 4.1. Đơn chất: 4.1.1. Flo: chỉ thể hiện tính oxi hoá. Khả năng oxi hóa của flo mạnh nhất trong tất cả các phi kim, thể hiện ở các phản ứng với tất cả các kim loại kể cả vàng và 11 Chất oxi hóa O2 H2SO4 đặc MnO2 Hợp chất HX dần Tính khử giảm +4 HI Khử O2 (KK) Khử H2SO4 Khử Mn chậm, nhanh thành S, thậm thành Mn+2, nếu chiếu sang chí thành H2S HI bị oxi hóa thành I2 +4 HBr Pư xảy ra rất Khử H2SO4 Khử Mn +2 chậm, dù đặc thành SO2 thành Mn , chiếu sáng HBr bị oxi hóa thành Br2 HCl Không có Không có Khử Mn+4 phản ứng phản ứng thành Mn+2, HCl bị oxi hóa thành Cl2 HF Không có Không có Không có phản ứng phản ứng phản ứng - Dung dịch các axit chứa oxi có tính axit tăng dần theo số nguyên tử oxi. HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 HClO3 > HBrO3 > HIO3 - Các hợp chất chứa oxi của các halogen đều là những chất oxi hoá mạnh. 5. Nhận biết ion halogenua Dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 AgNO3 + MX → AgX↓ + MNO3 ( X= Cl, Br, I) AgF là muối tan; AgCl trắng ; AgBr vàng nhạt ; AgI vàng đậm. 13 Nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1 (chuẩn bị ở nhà): - Trình bày hiểu biết của mình về Halogen - Cho các nguyên tố X, Y, M, T có Z lần lượt bằng 9, 17, 35, 53 a) Hãy cho biết tên của các nguyên tố và cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên. b) Dựa vào cấu hình electron xác định vị trí của chúng trong Hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng và cấu tạo phân tử ở dạng đơn chất của chúng. Nhiệm vụ 2 (trên lớp): Hãy điền tên của các nguyên tố Halogen ứng với 4 hình ảnh quan sát hình ảnh và các số liệu thống kê trên màn hình. Chứng minh nhận định: “Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố halogen có tính quy luật”. Giải thích. M N Q T Tên nguyên tố halogen Hình ảnh Bán kính 0,064 0,099 0,114 0,133 ng.tử(nm) Nhiệt độ -219,6 -101,0 -7,3 113,6 nóng 0 chảy( c) Nhiệt độ sôi -188,1 -34,1 59,2 185,5 Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_xay_dung_cau_hoi_nhiem_vu.doc