Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Bản thân giờ học GDTC có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể chất, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn. Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ môn GDTC là một trong 5 môn học bắt buộc, giúp học sinh (HS) biết cách chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, thể hình, nâng cao khả năng vận động giúp các em có đủ sức khỏe để học tốt các môn văn hóa, nâng cao thành tích các môn thể thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Theo đó, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao; được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng và sở trường của mình và khả năng đáp ứng của nhà 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Ý nghĩa và vị trí điền kinh trong giáo dục Việt Nam Điền kinh là một trong những môn hoạt động vận động cơ bản của học sinh; điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lương vũ trang nhân dân và trong chương trình thể thao sức khỏe cho mọi người. Là một trong những môn thi chính trong các kỳ đại hội thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng các cấp. Các bài tập điền kinh có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập đi bộ hoặc tập chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch máu co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập luyện một cách rõ rệt. Các bài tập điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thành tích các môn thể thao khác. Động tác chạy là hoạt động tự nhiên có chu kỳ, là kỹ thuật không thể thiếu của vận động viên khi luyện tập các môn thể thao, là môn học có sức hấp dẫn mạnh mẽ để phát triển sức mạnh, sức nhanh. Khi thực hiện động tác chạy thì tất cả các nhóm cơ đều tham gia, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khả năng phối hợp, là biện pháp tốt nhất để nâng cao sức khỏe, giúp cho học sinh tu dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo vận động nâng cao tác dụng và hiệu quả môn học. Điền kinh được mệnh danh là nữ hoàng của sắc đẹp, chạy ngắn là một trong nội dung cơ bản của điền kinh. 1.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của chạy cự ly ngắn Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có chu kỳ, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực của các môn thể thao. Chạy tốc độ được áp dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại dùng để huấn luyện binh sĩ năm 776 trước công nguyên. Chạy ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vận động, mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, đây là một nội dung để phát triển thể lực rất cần thiết cho các môn thể thao khác. Tập luyện chạy ngắn giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đặc biệt giúp cơ thể con người thêm săn chắc phát triển cân đối toàn diện. Đặc điểm của chạy ngắn là chạy với tốc độ cao và cường độ lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như sức nhanh hay tần số bước chạy, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ cho nên phải có những bài tập thích hợp, phối hợp tốt về sức mạnh, sức nhanh, những bài tập phù hợp giới tính, độ tuổi giúp học sinh phát triển toàn 3 Từ những đặc điểm tâm sinh lí trên mà ta lựa chọn một số bài tập căn bản khối lượng, cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Đặc biệt, khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng dạy đạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở các kì thi hội khỏe phù đổng các cấp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua khảo sát thực tế các trường THPT trong địa bàn huyện. Tôi nhận thấy môn điền kinh rất được các giáo viên và học sinh quan tâm chú ý nhiều. Vì sự đa dạng của các bài tập và mức độ tác động của lượng vận động, đặc biệt là môn Chạy ngắn giúp cho người tập dễ dàng điều chỉnh và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, đặc điểm, cá nhân v.v... Mặt khác, sự đơn giản về sân bãi, dụng cụ tập luyện là điều kiện để có nhiều học sinh lựa chọn môn cự ly chạy ngắn này. Để giảng dạy tốt môn chạy ngắn thì phải phối hợp giảng dạy có hiệu quả các phương pháp giảng dạy kỹ thuật và những bài tập phát triển sức nhanh, sức bền tốc độ giúp các em học sinh nắm vững kỹ thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. Để đạt được thành tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Phương pháp tốt nhất phát triển sức nhanh là các bài tập phản ứng nhanh, nâng cao tần số động tác, phối hợp nhiều bài tập khác nhau thì mới đạt được hiệu quả cao. Bài tập phát triển sức nhanh là những bài tập bổ trợ, giảng dạy để phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh, khéo léo linh hoạt giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, vận dụng thực hiện tốt bài học. Bài tập phát triển sức nhanh phải liên quan đến kỹ thuật sẽ giúp cho học sinh nắm vững chắc nội dung học, bài tập cần phải được lựa chọn phù hợp để đạt được hiệu quả giờ học đồng thời nâng cao chất lượng môn học. Hướng dẫn rèn luyện tốt sức nhanh giáo viên cần cho học sinh những ví dụ cụ thể, gần gũi trong cuộc sống, gợi mở cho học sinh biết được một số nguyên tắc và phương pháp tập luyện để các em có thể vận dụng một cách đa dạng, hiệu quả, tạo động lực tự học, sẵn sàng và hăng hái tập luyện cho các em; cần phải chỉ dẫn, giúp đỡ cho bản thân các em học sinh tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập luyện hợp lý. Đây là một số vận động viên (VĐV) ấn tượng nhất là giải điền kinh vô địch quốc gia 2020 vừa kết thúc tại Hà Nội. VĐV Lê Tú Chinh giành 5 HCV trong đó có 2 ngôi vô địch cá nhân cự ly chạy ngắn 100m (thành tích 11 giây 43), 200m nữ. VĐV Phùng thị Huệ (17 tuổi) đạt thành tích 11 giây 78 ở cự ly 100m nữ, VĐV Ngần Ngọc Nghĩa kỷ lục quốc gia 100m nam đạt thành tích 10 giây 47. Những con số này, giúp học sinh có sự hứng khởi, đam mê trong quá trình học chạy ngắn. 5 Bảng số liệu điều tra qua Giáo viên GDTC một số trường THPT Trường Số GV Số bộ Số dây Đường CLB TT Cờ đuôi GDTC bàn đạp đích chạy neo ngắn THPT Quỳnh 7 4 2 3 x 60m Cầu lông 10 Lưu 1 THPT Quỳnh 8 8 4 3 x 100m Bóng đá 15 Lưu 2 THPT Quỳnh 7 8 4 3 x 80m 14 Lưu 3 THPT Quỳnh Bóng 7 6 5 3 x 80m 25 Lưu 4 chuyền THPT Nguyễn Bóng 7 10 10 3 x 100m 20 Đức bàn Mậu THPT Diễn 7 8 6 3 x 80m 15 Châu 2 THPT Diễn 7 6 3 3 x 80m 10 Châu 4 Hoàng Mai 8 9 5 3 x 80m 10 Hoàng Mai 2 3 5 2 3 x 80m 6 7 1.2.3. Bảng số liệu điều tra về thực trạng dạy học chạy ngắn của giáo viên và học sinh lớp l0 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An STT Tên trường Cự ly Phương pháp cơ bản Sử dụng bàn đạp, dây đích 1 THPT Quỳnh 60m Bài tập bổ trợ, Tập luyện Có Lưu 1 đồng loạt, phân chia, trò chơi. 2 THPT Quỳnh 100m Tập các bài bổ trợ, đồng Có Lưu 2 loạt, phân chia, trò chơi. 3 100 - Xây dựng khái niệm, nhiều THPT Nguyễn 120m, 200, bài tập bổ trợ, nhiều bài tập Có 400 khởi động phù hợp với học Đức Mậu sinh, các phương pháp phân chia, đồng loạt, trò chơi, tư vấn, giao bài tập, kiểm tra kỹ thuật và thành tích. 4 THPT Quỳnh 80m Tập các bài tập bổ trợ, Có Lưu 3 phân chia nhóm tập luyện. 5 THPT Quỳnh 80m, 200, Nâng cao gối, chạy bước Có Lưu 4 400 nhỏ, phân chia, đồng loạt, trò chơi. 6 THPT Cù Chính 70m Các bài tập bổ trợ, đồng Có Lan loạt, phân chia, các bài tập phát triển tốc độ. 7 THPT Diễn Châu 80m Nâng cao đùi, chạy đạp Có 2 sau, chạy bước nhỏ, tập đồng loạt, phân chia, các bài tập phát triển tốc độ. 8 THPT Diễn Châu 80m, 200m Các bài tập bổ trợ, bật cóc Có 4 đẻ phát triển sức mạnh của chân, tập đồng loạt, phân 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_th.docx