Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA ------------------------ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 10 Tên tác giả : DOÃN THỊ OANH Mã sáng kiến : 37.60.01 Năm 2019 - 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Lời giới thiệu. Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã chỉ ra rằng, sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước. “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Trong hệ thống GDTC ở nước ta, điền kinh là một môn Thể thao có một ví trí rất quan trọng. Nó được mệnh danh là "Nữ hoàng" trên võ đài Olypic và là nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu tại các kì đại hội quốc gia, khu vực. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và môn chạy ngắn nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi chạy cự ly ngắn nói riêng là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng khi chỉ hơn kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh. Có thể nói môn chạy cự ly 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Dùng để dạy cho học sinh khối 10, trong trường THPT Xuân Hòa. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử tháng 9 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Nội dung của sáng kiến. NỘI DUNG 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Điền kinh là một nội dung có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều môn thể thao khác. Còn chạy là một hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật, hoạt động ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút mọi người tham gia tập luyện. Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với hoạt động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi. Là biện pháp quan trọng để phát triển các tố chất thể lực. Học tập môn chạy cự ly ngắn còn là để nâng cao sức khỏe, góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác, tạo nên sức mạnh tập thể. Thể dục thể thao, điền kinh nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng sẽ xây dựng cho học sinh sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho xương tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển như học sinh THPT. Ngoài ra học tập nội dung này còn giúp làm cho tim khỏe, dẫn đến sự vận chuyển máu trong hệ tim mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, giúp cho người 3.1 Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. 3.1.1 Một số khái niệm: Khái niệm sức mạnh tốc độ: Sức mạnh tốc độ là sự phối hợp giữa sức nhanh và sức mạnh gọi là sức mạnh tốc độ. Khái niệm sức mạnh: Sức mạnh là khả năng khắc phục một trọng tải hoặc một lực nào đó bằng sự căng cơ (sự co cơ đẳng trường). Phân loại sức mạnh gồm có: Sức mạnh tối đa. Sức mạnh tương đối. Sức mạnh tuyệt đối. Sức mạnh tối đa sinh lý. Bản chất của sức mạnh: Phát triển sức mạnh cho cơ là sự phì đại cơ. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do sợi cơ có sẵn dày lên. Biểu hiện trong cơ sẽ là: Quá trình tổng hợp prôtit tăng trong khi quá trình phân hủy chúng bị giảm đi. Hàm lượng AND và ARN tăng. Hàm lượng creatin tăng có tác dụng kích thích quá trình tạo actin và miozin và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ. Khái niệm sức nhanh: Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất( tính bằng m/s và tần số động tác). tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Yêu cầu này có thể đạt được bằng cách sử dụng bài tập có tần số cao, trọng tải nhỏ, thời gian nghĩ giữa dài. 3.1.2. Nguyên lý kỹ thuật chạy. a. Khái niệm. Định nghĩa và tính chất: Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người bằng các bước chân. Động lực chính để con người di chuyển là động tác đạp sau xuống mặt đất. Trong khi chạy các hoạt động của thân người và của tay liên quan với các bước chân và lặp lại nhiều lần liên tục theo thứ tự nhất định. Vì vậy đi và chạy là hoạt động mang tính chất chu kỳ. Thực hiện di chuyển hai bước (chân phải và chân trái) tạo thành một chu kỳ hoạt động chạy. Cấu tạo động tác chân trong chu kỳ đi và chạy: Giai đoạn chống trước Thời kỳ chống giai đoạn đạp sau (chân chống đất) Một bước chân phải giai đoạn chuyển sau Thời kỳ chuyển giai đoạn chuyển trước (Chân chuyển trên không) Một chu kỳ giai đoạn chống trước Thời kỳ chống giai đoạn đạp sau Một bước chân trái giai đoạn chuyển sau Thời kỳ chuyển giai đoạn chuyển trước có hướng về phía trước và lực F2 có hướng xuống dưới. Theo định luật III Newtơn mặt đất tác dụng lại cơ thể một lực F’ có cùng cường độ, cùng phương nhưng ngược chiều. Lực F’ cũng do hai lực thành phần tạo ra: lực F’1 có hướng ra sau và nằm ngang, lực F’2 có hướng lên trên. F’ F’2 F’1 F1 F F2 Như vậy giai đoạn chống trước sinh ra lực nằm ngang F’ 1 ngược chiều với hướng tiến của cơ thể. Nên nó không những không có tác dung thúc đẩy cơ thể về trước, mà còn hạn chế sự chuyển động. Do vậy để giảm tác động sự kiềm chế của phản lực ở giai đoạn chống tựa cần giảm lực nằm ngang của nó. Có thể giải quyết bằng hai cách: Thứ nhất là thực hiện chế động trong thời gian chống trước, nhờ sự kéo căng của cơ bắp, khi chúng hoạt động theo tính chất nhượng bộ. Thứ hai là tăng tốc độ đặt chân xuống đất, tức là đặt chân xuống đất gần điểm dọi của trọng tâm cơ thể trên đường chạy. Tăng gốc độ đặt chân xuống đất sẽ làm giảm lực kiềm chế và sẽ rút ngắn được thời gian tác dụng của nó. Động tác đặt chân xuống đất là miết chân từ phía trước ra sau. Song như vậy vẫn không có nghĩa là khắc phục hết được sự kiềm chế. Động tác này chỉ làm cho lực kiềm chế xảy ra ở mức nhỏ nhất mà thôi. Giai đoạn đạp sau: Sau khi hoạt động bị kiềm chế ở giai đoạn chân chống trước tốc độ lại được tăng lên mỗi bước khi đạp sau. Khi duỗi hết các khớp đó thì chân tác động xuống mặt đất một lực F. Lực F này do hai lực thành phần tạo ra: lực F 1 có hướng ra sau, lực F 2 có hướng xuống dưới theo định luật III Newtơn, mặt tay và vai liên quan đến động tác xoay hông giúp tăng độ dài bước. Sự luân phiên hoạt động giữa các cơ phía trước, phía sau của vai, các cơ của than người có tác dụng kéo căng và thả lỏng được các cơ bắp nhiều hơn, giúp cho sức mạnh của chúng được phục hồi nhanh chóng. Khi chạy thân người hơi ngả về trước hay thẳng đứng. Nếu ngả thân người về trước nhiều thì thực hiện động tác đạp sau dễ hơn, nhưng đưa chân về trước lại khó khăn hơn. Ngược lại nếu thân người ngả ra sau thì đưa chân về trước dễ dàng hơn nhưng góc độ phía sau lại lớn hơn. Tốc độ chạy càng lớn thì độ ngả thân của cơ thể về trước càng lớn. Trọng tâm cơ thể: Trong khi đi và chạy thì trọng tâm cơ thể di động hết sức phức tạp, lúc lên, lúc xuống, lúc sang phải, lúc sang trái, lúc nhanh, lúc chậm. Khi chạy, trọng tâm cơ thể dao động lên xuống tối thiểu là 10cm. Trọng tâm cơ thể cao nhất ở thời kỳ bay và thấp nhất ở thời kỳ chống tựa ( thời điểm thẳng đứng). Đương nhiên, muốn chạy càng nhanh thì trọng tâm cơ thể phải di động thấp và cố gắng hạn chế độ dao động lên xuống. Như vậy dựa vào nguyên lý kỹ thuật chạy ta có thể lựa chọn những bài tập bổ trợ hợp lý nhằm nâng cao được thành tích trong khi học nội dung chạy ngắn. 3.2. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn. Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy ngắn, có rất nhiều bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích cho các em học sinh. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, trình độ của các em học sinh cũng như nguyên lý của kỹ thuật chạy tôi sẽ đưa vào một số bài tập bổ trợ như sau: a. Một số bài tập bổ trợ. Chạy tăng tốc 30m: Mục đích nhằm củng cố kỹ thuật chạy và phát triển cả thể lực chuyên môn. Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy. Chạy bước nhỏ: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng. Chạy nâng cao đùi: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước. Chạy đạp sau: Mục đích nhằm tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa các bộ phận cơ thể khi chạy. Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly ngắn. Để phát triển sức mạnh tố độ cần lưu ý đến sự luân phiên luyện tập và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120- 135 lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5 - 3 phút, 100m thì khoảng 5 phút. b. Phương pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện. Chạy bước nhỏ: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đứng cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển 10m. Chạy nâng cao đùi: Phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. Chạy đạp sau: Phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. Chạy tốc độ 30m: Phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc.doc