Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT

pdf 28 trang sk10 22/12/2024 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
 MỤC LỤC 
 Trang 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 3 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. ........................................................................... 4 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................................................... 4 
5. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 4 
6. Nội dung của đề tài .............................................................................................. 4 
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 6 
Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu .......................................... 6 
1. Cơ sở pháp lí ........................................................................................................ 6 
2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 
3. Cơ sở thực tiển ..................................................................................................... 6
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu ........................................................... 7 
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7 
2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài................................................................... 7 
Chương III: Biện pháp và giải pháp chủ yếu thực hiện đề tài ................................... 7 
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .................................................................................. 7 
1.1. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 7 
1.2. Chọn đối tượng ................................................................................................. 8 
2. Các giải pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học Cầu lông để phát triển 
 thể lực chuyên môn môn cầu lông ....................................................................... 8 
2.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh ............................................................... 8 
2.2. Nhóm các bài tập phát triển sức nhanh .............................................................. 10 
2.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền .................................................................. 11 
2.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động).................. 13 
3. Tổ chức thực hiện ................................................................................................ 15 
4. Kiểm tra đánh giá................................................................................................. 20 
4.1. Nội dung kiểm tra ............................................................................................. 20 
4.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm .............................................................. 20 
5. Kết quả chuyển biến của đối tượng ...................................................................... 22 
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ......................................................... 24 
1. Kết luận ............................................................................................................... 24 
2. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................................ 24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 25 
 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư 
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người. Đại hội Đảng lần thứ VIII 
(1996) đã chỉ ra rằng, sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là nhu cầu 
cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và 
tinh thần cho đất nước. “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, 
đồng thời là vốn qúy để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. 
 Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó 
có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng 
tăng lên. 
 Giáo Dục Thể Chất (GDTC) trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng 
cao, cụ thể là từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khoá cho nhà trường phù 
hợp với các cấp làm cho việc tập luyện TDTT trở thành một thói quen hàng ngày của học 
sinh theo tinh thần chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/3/1994 về công tác thể dục thể thao trong 
giai đoạn mới. 
 Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức 
mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách 
toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: 
“Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm 
cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của 
mỗi người dân yêu nước”. 
 Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở 
thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những 
năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buột. Khi đưa vào thành 
môn học bắt buột đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho 
tiết học môn Thể dục mà còn gây hưng phấn, say mê giúp học sinh không nhàm chán 
nên tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt. 
 Xét cho đúng mức phong trào Cầu lông ở toàn tỉnh Long An nói chung và ở 
Huyện Tân Trụ nói riêng chỉ phát triển mang tính chất tự phát, mặc dù phong trào Cầu 
lông đang phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị. Xong thực tế chỉ dừng lại 
mang tính chất phong trào. Ở nước ta có vận động viên đỉnh cao 2010 nằm trong top 5 
trên thế giới và 2013 đạt Huy chương đồng (HCĐ) giải Vô địch Cầu lông thế giới. 
 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
 - Các bài tập được chọn nhằm phát triển sức thể lực như: 
* Nhóm bài tập phát triển sức mạnh. 
 + Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi. 
 + Bài tập 2 : Lắc cổ tay. 
 + Bài tập 3: Bật cóc 4 bước. 
* Các bài tập phát triển sức nhanh. 
 + Bài tập 1: Nhảy dây 
 + Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. 
 + Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. 
* Nhóm các bài tập phát triển sức bền. 
 + Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi. 
 + Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân. 
* Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động). 
 + Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu. 
 + Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận và trái tay qua lưới vào ô 1,98m. 
 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu 
 - Thời gian : 
 Bắt đầu nghiên cứu từ năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017 và làm đề 
tài. 
 - Địa điểm: 
 Trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tân Trụ tỉnh Long An với 158 em học 
sinh khối 10 (4 lớp). 
 - Trang thiết bị: 
 Vợt cầu lông, quả cầu lông Hải Yến, cột, lưới, sân cầu lông, đồng hồ bấm giây, 
dây nhảy, còi. 
2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài. 
 Trong chương trình giảng dạy môn Cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 
các em chỉ được học các kỹ thuật của môn Cầu lông chứ các em không được trang bị 
thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ 
thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì : 
 - Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi 
đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để 
đánh đường cầu đúng yêu cầu. 
 - Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu là hướng 
dẫn cho học sinh kĩ thuật động tác là chính . 
 - Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em thường xuyên thì 
người học sẻ yếu về kĩ thuật, dẫn đến sớm mệt mỏi, nhàm chán, thiếu hứng thú tập 
luyện. 
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp. 
 1.1 Cơ sở thực tiễn 
 - Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều. 
 - Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập, 
mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập 
luyện động tác. 
 - Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn: Trường mới được xây dựng nên chưa có bóng 
mát để học sinh trú nắng, học sinh rất mệt khi học từ tiết 3 sáng trở về chiều, không có 
nhà tập, đầu tư cho tập luyện còn thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền ảnh 
hưởng đến kỹ thuật động tác. 
 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
 Bài tập 1: Ném cầu xa 
 - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh 
tay trong khi đánh cầu. 
 - Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau 5 m. 
 - Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang (hàng 1-2; 3-4 đứng đối diện nhau), và 
cách nhau 5 m, giản cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi: hàng 1 và 3 (có cầu) 
ném cầu ra xa phía hàng đối diện. 
 - Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) 
đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự. 
 Đội hình tập luyện: 
 x x x x x x x 
 5m 
 x x x x x x x 
 .GV 
 x x x x x x x 
 5m 
 x x x x x x x 
 Bài tập 2 : Lắc cổ tay 
 - Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực 
hiện kỹ thuật đánh cầu . 
 - Chuẩn bị : Vợt cầu lông mỗi HS một cây (nếu không đủ vợt thì chia làm 2 nhóm) 
. 
 - Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m 
 Động tác 1: Đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục 
trong thời gian 1 phút . 
 Động tác 2: Đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng 
tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s 
 Đội hình tập luyện . 
 x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x .GV 
 x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x 
 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT 
 Đội hình tập luyện: 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
Hàng tập luyện x x x x x x x x 
 .GV 
 Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m 
 - Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang. 
 - Chuẩn bị: 
 + Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em (có thể dùng cả quả cầu hỏng). 
 + Sân cầu lông đơn. 
 - Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông. Có hiệu lệnh còi tất cả 
di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ 
vào giỏ ngoài đường dọc bên trái. 
 - Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ. Mỗi tổ 1 phút, nghỉ giữa các tổ là 1 phút. 
 - Đội hình tập luyện: 
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 Giỏ đựng cầu 
 Đừơng di chuyển 
 .GV x x x x x x x x x x x x x x x Người tập 
 * * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu 
 Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 . 
 - Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập. 
 - Chuẩn bị: Sân Cầu lông, lưới Cầu lông. 
 - Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải. 
 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_phat_trien_the_luc_mon.pdf