Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh lưu 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh lưu 4

SÁNGSÁNG KIẾNKIẾN KINHKINH NGHIỆMNGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BÀI TẬP SỬA SAI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY NHẢY CAO LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn MỤC LỤC Phần I. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 Phần II. Nội Dung nghiên cứu .......................................................................................4 1. Cơ sở khoa học ......................................................................................................4 a. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 b. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................6 2. Thực trạng vấn đề .................................................................................................7 Bảng 2.1 . Thực trạng về mức độ yêu thích các nội dung điền kinh của học sinh những năm gần đây (số học snh được phỏng vấn n = 100)...................................10 Năm học 2019-2020...............................................................................................10 Năm học 2020-2021...............................................................................................10 Bảng 2.2 . Kết quả phỏng vấn về yêu cầu lựa chọn bài tập bổ trợ........................11 (số người phỏng vấn n = 10) .................................................................................11 3. Lựa chọn hệ thống các bài tập ...........................................................................12 3.1. Hệ thống các bài tập sửa sai............................................................................12 3.2. Hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng ................................13 3.3. Hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực:.......................................................14 Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập sửa sai .........................................15 (số người phỏng vấn n = 10) .................................................................................15 Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật ............................16 (số người phỏng vấn n = 10) .................................................................................16 Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập phát triển thể lực(số người phỏng vấn n = 10).............................................................................................................18 4. Các giải pháp .......................................................................................................20 4.1. Giải pháp 1: Công tác tư tưởng và khảo sát...................................................20 4.2. Giải pháp 2: Phân nhóm đối tưởng học sinh..................................................21 4.3. Giải pháp 3: Lồng ghép các bài tập sửa sai vào từng tiết học.......................21 Phần I. Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài Ngày nay đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá với tinh thần “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc tập luyện thể dục thể thao (TDTT) đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất. Đất nước lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước, trong đó TDTT cũng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Điền kinh là môn thể thao cơ bản nó chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội Olympic Quốc tế, còn được mệnh danh là nữ hoàng sắc đẹp và trong đời sống thể thao của nhân loại. Điền kinh được phát triển cùng với sự ra đời của xã hội loài người, ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện xã hội loài người, các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức từ năm 776 trước công nguyên, cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động trong lao động sản xuất tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo để tự vệ, để chiến đấu và phòng chống thiên tai, dần dần hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tham gia tập luyện. Chính vì thế mà điền kinh được coi là một trong những nội dung chính và không thể thiếu được trong các kỳ thi đấu của thế vận hội Olympic, giải thế giới châu lục và quốc gia. Nội dung điền kinh không chỉ là các môn thi đấu mà nó có ý nghĩa tập luyện, do đó điền kinh là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất, đồng thời là môn học chủ yếu đối với học sinh ở các trường trung học, nó chiếm tỷ lệ 60% so với các nội dung khác. Điền kinh nói chung, gồm nhảy cao nói riêng trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tổ chức thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học văn hóa, lao động sản xuất và mọi công tác khác. Tập luyện điền kinh một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn giáo dục thể chất (GDTC), đã bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp 1 Qua nhiều năm công tác và giảng dạy ở trường THPT tôi nhận thấy kĩ thuật nhảy cao của học sinh còn yếu, đặc biệt là kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Vì nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó so với nhảy cao kiểu bước qua mà các em đã học ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu còn chậm, không vận dụng được kỷ thuật để thực hiện tốt động tác, tính tích cực chủ động còn yếu. Qua trao đổi và dự giờ với đồng nghiêp hầu như các đồng chí đều băn khoăn trăn trở, chưa có hướng giảng dạy để khắc phục những điểm yếu trên. Xuất phát từ thực tế nêu trên vấn đề đặt ra là phải lựa chọn ra những bài tập phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao nằm nghiêng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, trong những năm gần đây tôi đã mày mò, thử nghiệm một số bài tập và đã có kết quả khả quan, hy vọng sẽ giúp được nhiều đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn khi giảng dạy nhảy cao lớp 10. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh lưu 4” Đề tài là các giải pháp hoàn toàn mới do cá nhân tự mày mò đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân nghiên cứu mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào công tác viết sáng kiến, nghiên cứu khoa học của trường cũng như của nghành trong tỉnh nhà và các giải pháp tôi đưa ra góp phần nào nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung nhảy cao cho các thầy cô của trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng như các thầy cô ở các trường trong huyện, trong tỉnh. 3 thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. - Đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: Lứa tuổi THPT việc hứng thú học tập của các em mang tính chất rộng rãi và sâu sắc hơn lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này tri giác thể hiện tương đối chính xác trong các hoạt động TDTT. Cảm giác vận động cho phép kiểm tra tính chất vận động, hình dáng, biên độ, phương hướng, trương lực cơ tức là kiểm tra được sự vận động của cơ thể mình. Sự tri giác về vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ tạo cho các em khả năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật của bài tập thể thao. Hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác nhiều so với lứa tuổi thiếu niên, thái độ học tập của các em với môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với nghề nghiệp, các em đã xác định cho mình hứng thú ổn định với môn học nào đó, hứng thú này liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp nhất định sau này. Ở thanh niên mới lớn, tính định hướng được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và hoàn thiện hơn. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời ghi nhớ logic trừu tượng ngày một có ý nghĩa rõ rệt. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc đáo, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Sự phát triển có ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên, quá trình này rất phong phú và phức tạp. Tuổi thanh niên là tuổi quyết định hình thành thế giới quan. Hệ thống quan điểm về khoa học, tự nhiên, về các nguyên tắc ứng xử...Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và mới mẻ, đặc điểm đó thể hiện rất rõ trong tình bạn của các em. Vì đây là lứa tuổi mà các hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc hơn. Nói chung đặc điểm diễn biến tâm lý ở lứa tuổi thanh niên còn rất phức tạp, bởi đây là giai đoạn chuyển giao từ trẻ em sang người lớn. Tất cả các quá trình, đặc điểm về nhân cách đang dần trưởng thành. Sự nông nổi bồng bột trong tình cảm, sai lầm nhận xét, đánh giá thế giơi quan có thể chịu ảnh hưởng của nhiều mặt ở lứa tuổi thiếu niên... Giáo dục ở lứa tuổi học sinh THPT cần phải khéo léo, giúp đỡ các em hình thành những phẩm chất, năng lực tiềm năng. 5 pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông, nó có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ thể lực cho học sinh, chuẩn bị cho người lao động trong tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “khoẻ để chinh phục đỉnh cao tri thức” giáo dục thể chất đã góp phần trang bị cho học sinh những phẩm chất năng lực để rèn luyện sức khoẻ, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên và giúp các em giải quyết tốt nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Song công tác giáo dục thể chất học đường nói chung và giáo dục thể chất trong trường THPT nói riêng vẫn còn là mối day dứt, lo âu của nhiều nhà khoa học chuyên ngành. Thực tế thấy rằng từ trước đến nay giáo dục thể chất vẫn được xem là môn phụ ở các trường phổ thông. Bởi nó không thuộc các môn văn hóa và không phải là môn thi tốt nghiệp. Sự quan tâm và đầu tư đối với giáo dục thể chất cũng chưa đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy và tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay, hầu hết các trường học trong cả nước học sinh học môn thể dục đều phải học ngoài sân. Nếu mưa các em phải nghỉ vì điều kiện sân bãi chưa thực sự tốt và được đầu tư đúng mức. Thực tế nhiều học sinh ngại học nhảy cao, nguyên nhân do đặc thù bộ môn là vượt chướng ngại vật, dễ gây ra chấn thương, nhưng nguyên nhân chính cũng do một số giáo viên chưa có những phương pháp, kĩ năng và cách thức dạy học tạo hứng thú cho học sinh. 2. Thực trạng vấn đề: Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh của nhiều trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các em với môn học Nhảy cao cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các em và sự thay đổi kĩ thuật động tác từ nhảy cao “kiểu bước qua” ở cấp II sang kĩ thuật nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” ở cấp III, nhiều em còn nhận thức “kĩ thuật bước qua tốt hơn kĩ thuật nằm nghiêng về thành tích”. Điều này làm cho việc giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhỏ hẹp làm ảnh hưởng đến yêu cầu học tập, tập luyện của môn thể dục nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng nên phần đông các em tập luyện chưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận dụng tốt kĩ thuật động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng để đáp ứng yêu cầu môn học. Môn nhảy cao là một kĩ thuật khó, nó hoạt động không có chu kì nên tương đối phức tạp. Người tập không những phải nắm vững kĩ thuật động tác ngay từ đầu mà còn phải duy trì, thực hiện chính xác và thuần thục. Vậy ngay từ đầu, người tập phải xây dựng 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_sua_sai_nham_nang_cao_c.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao.pdf