Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10

docx 22 trang sk10 16/02/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG 
 TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Trung học phổ thông 
 Tên tác giả: Đinh Công Đồng
 Đơn vị công tác: THPT Lưu Hoàng – Hà Nội Chức 
 vụ: Tổ phó chuyên môn
 NĂM HỌC 2020 – 2021 1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Cách đây 16 năm khi tôi còn là sinh viên năm cuối của Khoa sư phạm – 
Đại học QGHN tiền thân của trường Đại học giáo dục – Đại học QGHN. Trong 
một đợt thực tập tại trường THPT Yên hòa – Cầu Giấy – Hà nội cô giáo hướng 
dẫn chúng tôi tại trường có nói rằng: “ nếu không làm công tác chủ nhiệm thì 
mới là một nửa giáo viên”. Ở thời điểm đó chúng tôi cảm thấy công tác chủ 
nhiệm thực sự là vô cùng khó khăn khi phải rèn luyện đạo đức, nề nếp học tập 
của một tập thể lớp với rất nhiều học sinh với những cá tính khác nhau với 
những hoàn cảnh kinh tế cũng rất khác nhau và ước gì sau này ra trường xin 
được việc đi làm chỉ mong không phải chủ nhiệm. Và tất nhiên ở thời điểm đó 
tôi cũng không hiểu được câu nói của cô giáo hướng dẫn mình, trong lòng vẫn 
hoài nghi rõ ràng khi ra trường đi làm thì mình là một giáo viên mà.
 Thời gian trôi qua sau khi tốt nghiệp tôi cũng thi và trúng tuyển trong kì 
thi tuyển viên chức, được phân công về dạy dưới mái trường THPT Lưu hoàng - 
Ứng hòa – Hà nội. Do trường thiếu nhiều giáo viên nên tôi chưa được phân công 
làm công tác chủ nhiệm và thầm cảm thấy may mắn, không chỉ tôi mà một số 
thầy cô trẻ khác cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Nhưng rồi cái gì đến cũng đến 
sau vài ba năm chỉ làm công tác dảng dạy tôi được ban giám hiệu tin tưởng giao 
cho chủ nhiệm lớp 10A8. Lớp 10A8 khóa sinh năm 1995 với khoảng 40 học 
sinh cùng những cá tính khác nhau có những hoàn cảnh khác nhau và thầy chủ 
nhiệm thấp bé với đầy hoài bão ước mơ những cũng vô cùng nguyên tắc. Tôi đã 
vận dụng những kiến thức học được ở trường sư phạm áp dúng vào việc chủ 
nhiệm lớp sát sao chăm lo cho đứa con tinh thần của mình. Song với tính cách 
thẳng thắn và làm việc nguyên tắc rõ ràng một là một hai là hai của tôi. Tập thể 
lớp tôi có kết quả hai mặt chưa được tốt. Khi kết thúc năm học do bộ môn còn 
thiếu giáo viên nên tôi không được phân công chủ nhiệm nữa, thời điểm đó tôi 
khá buồn vì mình còn có kế hoạch cho các con lớp 11 và 12 chưa thực hiện 
được.
 Trong năm học 2020 – 2021 tôi được ban giám hiệu giao nhiệm vụ chủ 
nhiệm lớp 10A8 các con sinh năm 2005 với sự trùng hợp bất ngờ vẫn 10A8 
cùng năm sinh cách nhau 10 năm và với ấp ủ còn chưa thực hiện của năm đó tôi 
sẽ thực hiện ở lớp tôi chủ nhiệm hiện tại của mình vì vậy tôi tôi chọn đề tài: 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10”
 Qua thực tế công tác chủ nhiệm trong năm, tôi xin mạnh dạn chia sẻ 
những kinh nghiệm cá nhân của mình. 3
sinh noi theo học tập, là người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học, giúp hiệu 
trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh. Một người 
giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều 
tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
 Học sinh lớp 10 đầu cấp học nên có nhiều biểu hiện cá tính hơn so với 
học sinh lớp 11 và lớp 12. Ở tuổi này các em thích thể hiện bản thân, thích làm 
theo ý của mình mà không suy nghĩ đến người khác. Đây là vấn đề khó khăn và 
phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm 
sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là 
sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không 
trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Tức là đang trong quá trình phát 
triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ bản 
trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Do đó, trước hết cần xác định công tác 
chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người 
giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là 
một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong công tác chủ 
nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển 
mạnh nhưng sự nhận thức của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy 
chưa đạt tới đỉnh cao. Do vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào 
nền nếp, dần dần trở thành người sống có ích trong xã hội. Mà người có thể làm 
tốt điều này không ai khác đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ 
nhiệm chính là người có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu 
cái tiến bộ, loại bỏ cái xấu và giáo dục những học sinh có biểu hiện chưa tốt trở 
nên tốt hơn sống vì những người thân yêu để trở thành có ích cho xã hội.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
 - Tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã 
hội trong đó có giáo dục, học sinh có thời gian dài nghỉ dịch ảnh hưởng đến tác 
phong học tập, đồng thời hình thành những thói quen xấu.
 -Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội nhập 
của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình mà phụ huynh hoc sinh trông chờ 
chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con.
 -Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lí 
học sinh.
 - Sự đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại của một bộ phận học sinh.
 - Chất lượng đầu vào thấp nên khó tránh khỏi trường hợp học sinh bỏ học 
giữa chừng do sức học không theo nổi. Bên cạnh đó, do trường xây dựng ở địa 
bàn mà người dân chủ yếu làm ruộng, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên 5
môi trường mới là điều vô cùng quan trọng từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ có định 
hướng để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm hợp lý.
 Để tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với các em học sinh tôi thiết nghĩ 
người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng hình tượng không chỉ là một người 
thầy cho các em kiến thức về văn hóa mà còn phải là một “người bạn đáng tin 
cậy” để các em giãi bày tâm sự những điều khó chia sẻ. Chính vì vậy, bản thân 
tôi trong những giờ giải lao giữa giờ, nhiều khi tôi cũng ghé lớp trao đổi công 
việc hay trò chuyện với các em, cũng có khi tôi dành chút ít thời gian đó để làm 
sáng tỏ thêm những điều mà các em còn băn khoăn. Đối với những hoạt động 
phong trào của lớp như văn nghệ, báo tường, tôi cũng thường xuyên đến động 
viên, đôn đốc các em hoặc tham gia cùng các em.
 Khi có những sự việc xảy ra liên quan đến một số học sinh cá biệt của 
mình tôi ngay tức khắc tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết, luôn tạo được tâm 
thế mình nhưng một người cha của học sinh sẽ bảo vệ che chở các em ấy khi các 
em ấy gặp khó khắn. Từ đó các em cũng có cái nhìn thân thiện yêu quý giáo 
viên chủ nhiệm hơn. Bên cạnh đó phụ huynh học sinh thông qua con em mình 
cũng cảm nhận được cái tâm của người thầy tạo hiệu ứng tốt đẹp để quả trình 
chủ nhiệm trong năm học đạt được kết quả cao hơn về nhiều mặt.
 Đối với những học sinh ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt, những em vi 
phạm nội quy của lớp, của trường hay những em ham chơi, vướng vào các tệ 
nạn xã hội tôi phải tìm hiểu nguyên nhân nắm bắt rõ tình hình và gặp gỡ trao đổi 
riêng với các em để tránh ảnh hưởng đến tâm lí sợ bị nhiều người biết bởi đây là 
lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp trong suy nghĩ cũng như hành động. Thông 
qua việc tiếp xúc, quan tâm học sinh, tôi có điều kiện hiểu rõ hơn về tâm tư, 
nguyện vọng, những hành vi vi phạm của các em. Từ đó có biện pháp giáo dục 
hợp lí và hiệu quả.
 Việc quan tâm của giáo viên chủ nhiệm cũng có tác động ngược lại từ 
phía học sinh. Đó là tạo niềm tin, sự thương yêu của các em đối với mình. Các 
em coi giáo viên chủ nhiệm lớp như “người cha thứ hai”, là chỗ dựa tinh thần để 
các em phấn đấu. Từ tình thương yêu, các em trở nên biết nghe lời, tôn trọng 
giáo viên chủ nhiệm và phấn đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng thầy cô.
1.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
 Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là vô cùng quan trọng nó đóng vai trò 
như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập thể lớp, để mọi hoạt động được 
xuyên suốt và nhất quan không gián đoạn trong một năm học. Vì vậy, Để đạt kết 
quả cao trong công tác chủ nhiệm, một trong những điều kiện hết sức quan trọng 
là giáo viên chủ nhiệm phải làm việc theo kế hoạch có tính khoa học. Kế hoạch 7
 thông qua nhóm zalo. việc giáo dục
 các em.
 - Tăng cường các - Thực hiện 5K theo hướng - Thực hiện
 biện pháp phòng dịch dẫn bộ y tế. tốt 5K của bộ
 Covid-19. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc y tế.
 - Tiếp tục duy việc nhở tuyên truyền việc thực - Các em đều
 thực hiện an toàn hiện an toàn giao thông với có ý thức thực
 giao thông khi tham học sinh. hiện tốt.
 gia giao thông. - Nghiêm cấm lưu hành, sản - Phụ huynh
 2 - Nghiêm cấm việc xuất và sử dụng chất gây rất đồng tình
 Từ sử dụng chất cháy nổ nổ. và cùng nhắc
 8/2 như pháp. - Nhắc nhở việc uống rượu, nhở con em
đến - Nhắc nhở các em bia, chất có cồn trong dịp mình.
13/2 vui chơi an toàn nghỉ tết. - Đa số các
 trong dịp nghỉ tết - Đôn đốc việc học tập, nhờ em làm bài
 nguyên đán. các thầy cô bộ môn giao bài tập mà các
 - Nghỉ tết nhưng tập để các em ôn tập trong thầy cô giao
 không quên ôn tập thời gian nghỉ. cho.
 kiến thức. - Mỗi bạn kể một việc mà - Một số em
 - Giúp đỡ bố mẹ mình thường làm hày ngày giúp đỡ bố mẹ
 trong những ngày để giúp đỡ bố mẹ bán hàng.
 nghỉ tết.
 - Tăng cường các - Thực hiện 5K của bộ y tế - Phụ huynh
 biện pháp phòng dịch trong phòng chống dịch. và học sinh
 Covid-19. - Đôn đốc các em thực hiện thực hiện tốt.
 - Tiếp tục học zoom nghiêm túc việc học zoom. - Đa số học
 3 tuần 2 theo thời kháo - Giáo viên chủ nhiệm, ban sinh học tập
 Từ biểu nhà trường cán sự sát sao từng biết học tốt, sôi nổi
15/2 Phát huy hơn nữa ý và báo cáo lại với giáo viên phát biểu.
đến thức kỷ luật và ý thức chủ nhiệm để có biện pháp Nhiều học
20/2 tự giác trong học tập nhắc nhở kịp thời. sinh bỏ tiết
 và rèn luyện của các - Tuyên dương, động viên như Mạnh,
 em. những học sinh có thành Trần Hưng,
 - Bình xét thi đua tích và nhắc nhở động viên Minh .
 hạnh kiểm của học đối với những học sinh vi - Từ kết quả
 sinh trong tuần. phạm nội quy. học tập một
 - Thông báo, nhận - Giáo viên chủ nhiệm số em học 9
điều tra thông tin học sinh. Một điều quan trọng là lấy số điện thoại của phụ 
huynh học sinh để tiện liên hệ trao đổi thông tin kịp thời.
 - Tìm hiểu nắm bắt học lực và hạnh kiểm từng học sinh.
 Để tìm hiểu nắm bắt được học lực và hạnh kiểm từng học sinh, tôi thu 
thập thông tin thông qua học bạ, thông qua điểm đầu vào lớp 10 của học sinh. 
Thu thập số điện thoại của học sinh dùng điện thoại di động.
 - Thành lập ban cán sự lớp.
 Với một giáo viên ở xa trường như tôi thì ban cán sự là vô cùng quan 
trọng các em đó là cánh tay nối dài giúp tôi trong việc thực hiện nề nếp của lớp 
học để duy trì kỉ luật, trật tự lớp cũng như thúc đẩy phong trào thi đua của lớp, 
nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh. Việc xây dựng một đội ngũ ban 
cán sự lớp có năng lực sẽ giúp lớp được đi vào nền nếp sớm ổn định từ đầu năm. 
Tôi cũng chấp nhận một đến hai tháng đầu lớp sẽ có sáo trộn về ban cán sự, 
trong quá trình tiếp xúc học sinh tôi động viên một em học sinh ít hợp tác nhất 
làm lớp trưởng với mục đích để em có trách nhiệm với bản thân và với lớp hơn 
cũng đồng thời em luôn được giáo viên bộ môn gọi báo cáo sỹ số khi đó em 
nghỉ là các giáo viên sẽ phản ánh lại từ đó thúc đấy ý thức tránh nhiệm của bạn 
đó. Sau một thời gian quan sát ban cán sự lâm thời và tập thể lớp tôi đã có cái 
nhìn đầy đủ hơn và thành lập được một ban cán sự mới hoạt động tốt hơn. Sau 
đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó và tôi luôn là 
chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự việc.
 - Xây dựng nội quy, quy định của lớp.
 Để việc thực hiện nội quy nhà trường được tốt cần xây dựng nội quy lớp 
phù hợp với những quy định của trường đồng thời cũng cần phù hợp với tình 
hình thực tế của lớp học. Và tôi luôn tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định 
của học sinh trong phạm vi cho phép, cùng các em xây dựng nội quy của lớp 
như một bản “khế ước xã hội”. Đồng thời cũng tham khảo quy định của các lớp 
khác để học tập những điểm hay, điểm mới mà phù hợp với tập thể lớp mình. 
Sau khi cùng các em xây dựng xong nội quy của lớp, tôi đã phổ biến trước lớp 
cho tất cả học sinh đều biết và thống nhất thực hiện. Như vậy các em sẽ tự giác 
thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra.
 - Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hàng tuần.
 Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không phải dễ dàng. 
Không thể dựa vào cảm tính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt. Điều đó sẽ gây 
tâm lí bất mãn cho học sinh vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công 
bằng. Đánh giá học sinh cả về thi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10.pdf