Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học

docx 65 trang sk10 30/08/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC 
ĐỌC HIỂU THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (LỚP 10 THPT) 
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
 MÔN: NGỮ VĂN MỤC LỤC
 Mục Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.... 1
2. Mục đích nghiên cứu..... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .... 2
5. Phương pháp nghiên cứu....... 3
6. Cấu trúc của đề tài......... 3
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của đề tài....... 4
1. Dạy học định hướng phát triển năng lực........ 4
1.1. Khái niệm năng lực............. 4
1.2. Dạy học phát triển năng lực.... 4
2. Thơ trung đại Việt Nam (lớp 10)... 5
2.1. Hệ thống các văn bản thơ trung đại Việt Nam (lớp 10).......... 5
2. 2. Đặc điểm của văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10... 6
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài...... 8
1. Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng .... 8
2. Thực tiễn hoạt động dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10) ở trường 9
THPT 
2.1. Thực trạng từ phía giáo viên 10
2.2. Thực trạng từ phía học sinh.. 11
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại 12
Việt Nam (lớp 10 THPT) theo hướng phát triển năng lực người 
học
1. Huy động, kết nối tri thức thể loại ............ 12
1.1. Đối với các sáng tác thơ trung đại bằng chữ Hán... 12
1.2. Đối với các sáng tác thơ trung đại bằng chữ Nôm...... 15
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ........ 17
2.1.Tổ chức trò chơi....... 17
2.2.Ứng dụng công nghệ thông tin.... 18 BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Viết tắt Từ ngữ đầy đủ
 CNTT Công nghệ thông tin
CT GDPT Chương trình Giáo dục phổ thông
 ĐC Đối chứng
 HS Học sinh
 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
 GV Giáo viên
 GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ
 Nxb Nhà xuất bản
 SGK Sách giáo khoa
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 THPT Trung học phổ thông
 TN Thực nghiệm
TLCKTKN Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng
 TLTK Tài liệu tham khảo
 PHT Phiếu học tập
 PPDH Phương pháp dạy học
 tr trang với thời đại, phát huy sự năng động, sáng tạo của mình, đáp ứng được những nhu 
cầu mới của xã hội.
 Xuất phát từ các lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu 
quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực 
người học”để nghiên cứu với mong muốn đem chút công sức bé nhỏ của mình 
chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả những giờ 
dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10) ở nhà trường phổ thông.
 Trải qua thực tiễn dạy học của bản thân, sự tích luỹ, học hỏi và đúc kết kinh 
nghiệm từ đồng nghiệp, cùng với quá trình nghiên cứu, tìm tòi, chúng tôi thấy rằng 
đây là một đề tài khá mới, có tính khả thi cao. Áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy 
học, GV không chỉ đảm bảo dạy học thơ trung đại theo đặc trưng thể loại mà còn 
tạo được không khí, môi trường học tập đầy hứng thú cho người học, mềm hoá hệ 
thống kiến thức của bài học vốn rất khó tiếp nhận. Từ đó lôi cuốn được người học 
tham gia hoạt động học chủ động, tích cực.
2. Mục đích nghiên cứu
 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu 
quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển 
năng lực người học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học định hướng phát triển năng lực học 
sinh và thơ trung đại Việt Nam (lớp 10)
 3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn trong việc dạy học đọc hiểu các tác phẩm 
thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10.
 3.3. Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc 
hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người 
học.
 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề 
tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy đọc hiểu thơ trung đại lớp 10.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 4.1. Đối tượng
 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt 
Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học.
 Áp dụng với đối tượng học sinh lớp 10 trường THPT Nam Đàn 1, huyện 
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
 4.2. Phạm vi nghiên cứu
 2 PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của đề tài
1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 1.1. Khái niệm năng lực
 Theo Từ điển Tiếng Việt thì năng lực được hiểu theo hai cách: “1. Năng lực 
là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động 
nào đó”, “2. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành 
một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [19].
 Trong tài liệu tập huấn của Bộ GD & ĐT về Dạy học và kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp 
THPT do Bộ GD & ĐT phát hành năm 2014 thì năng lực được hiểu “là sự kết hợp 
một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, 
động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động 
trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố 
(phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua 
các hoạt động cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó” [9].
 Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất 
cả các yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để 
giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Đó là khả năng thực 
hiện, làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp; 
là những kiến thức, kĩ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ 
và hành động của mỗi cá nhân. Đó cũng là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, 
khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định 
nào đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn 
thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác.
 Năng lực cơ bản không được hình thành từ sẵn mà phải được hình thành 
qua quá trình học hỏi, rèn luyện từ môi trường xung quanh và sự tích lũy kinh 
nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Cho nên năng lực luôn luôn vận 
động và biến đổi. Đối với bản thân mỗi người, năng lực đóng vai trò rất quan 
trọng: giúp chúng ta giải quyết, hoàn thành những vấn đề phát sinh dễ dàng, 
nhanh chóng, hiệu quả; tiếp thu và vận dụng những kiến thức vào công việc một 
cách linh hoạt; trau dồi vốn hiểu biết...
 1.2. Dạy học phát triển năng lực
 Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục 
tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách tổ chức 
các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, 
hướng dẫn và hỗ trợ của GV. Hướng tới phát triển phẩm chất: yêu nước, nhân ái, 
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và hình thành các năng lực: tự học và tự chủ,
 4 STT Tác phẩm Tác giả Đọc thêm
 1 Thuật hoài Phạm Ngũ Lão
 2 Bảo kính cảnh giới, bài 43 Nguyễn Trãi
 3 Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm
 4 Độc “Tiểu Thanh kí” Nguyễn Du
 5 Quốc tộ Đỗ Pháp Thuận X
 6 Cáo tật thị chúng Mãn Giác thiền sư X
 7 Quy hứng NguyễnTrung Ngạn X
 Toàn bộ các tác phẩm thơ trung đại lớp 10 được bố trí sau khi kết thúc học 
phần Văn học dân gian và nằm trọn trong chương trình học kì I. Trong bảy tác 
phẩm thơ trung đại thì có bốn tác phẩm được học chính khoá (Thuật hoài, Bảo kính 
cảnh giới số 43, Nhàn, Độc Tiểu Thanh kí), còn lại 3 tác phẩm đọc thêm (Quốc tộ, 
Cáo tật thị chúng, Quy hứng).
 Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy đội ngũ sáng tác phần nhiều là những 
thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Một thiên tài văn học Nguyễn Du 
trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc đời để kết tinh nên những vần thơ “như có 
máu rỏ ở đầu ngọn bút”. Một nhà thơ trữ tình sâu sắc Nguyễn Trãi lúc nào cũng 
đau đáu hai chữ “thân dân”. Một thi nhân mang đậm cảm hứng thế sự Nguyễn 
Bỉnh Khiêm với những triết lí cuộc sống uyên thâm. Bên cạnh đó là những danh 
tướng, vị quan trong triều (Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn) và cả những nhà 
sư (Đỗ Pháp Thuận, Mãn Giác thiền sư). Nhưng cho dù là nhà thơ, nhà nho, nhà sư 
hay nhà quân sự... thì họ đều gặp gỡ nhau ở một điểm là tìm đến thơ ca để kí thác 
tâm sự, bày tỏ nỗi lòng.
2.2. Đặc điểm của văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10
 Về thời gian ra đời:
 Các văn bản thơ trung đại lớp 10 là các văn bản nghệ thuật được sáng tác 
trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, là những tác phẩm chịu ảnh 
hưởng mạnh mẽ của thơ Đường (Trung Quốc).
 Về văn tự:
 Các văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 bao gồm những 
sáng tác bằng chữ Hán và những sáng tác bằng chữ Nôm. Thơ chữ Hán: gồm các 
bài Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Quốc tộ (Đỗ 
Pháp Thuận), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư), Quy hứng (Nguyễn Trung 
Ngạn). Thơ chữ Nôm gồm các bài: Bảo kính cảnh giới, bài số 43 (Nguyễn Trãi), 
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
 6 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng
 Chương trình GDPT hiện hành chủ yếu xây dựng bám sát trục thể loại và 
tiến trình lịch sử phát triển của văn học. Các tác phẩm thơ trung đại lớp 10 được 
sắp xếp sau bài văn học sử “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ 
XIX” và được bố trí liền kề nhau (kể cả bài đọc thêm) tạo mạch liên kết.
 Thời lượng đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại lớp 10 từ 1 đến 2 tiết/ bài, có 
ba bài đọc thêm/ 1 tiết. Thời lượng ít ỏi so với một lượng kiến thức quá lớn (cả 
kiến thức cơ bản, cả tích hợp các kiến thức khác) tạo ra áp lực đối với GV đứng 
lớp. Sự bó hẹp về thời gian trong một dung lượng kiến thức có hàm lượng tư duy 
trừu tượng lớn đã khiến cho người thầy đôi lúc rơi vào tình trạng độc thoại, thuyết 
giảng. Từ đó dẫn tới sự hạn chế trong việc kích thích tư duy, sự sáng tạo của người 
học. Thêm vào đó, đặc trưng về thi pháp, đặc điểm riêng về văn tự, ngôn từ, tư 
tưởng... là những khó khăn, trở ngại lớn đối với HS trong quá trình tiếp nhận văn 
bản. Từ đó đặt ra thách thức cho người GV đứng lớp phải tìm ra giải pháp hiệu quả 
để trong một khoảng thời gian ngắn HS có thể thẩm thấu kiến thức, thâm nhập và 
hiểu văn bản một cách nhẹ nhàng, thấu đáo.
 Mặt khác, trong SGK Ngữ văn THPT hiện hành, hệ thống câu hỏi hướng dẫn 
HS học bài cũng chưa có sự thống nhất về tiêu chí, căn cứ và cơ sở. Mỗi bài, hệ 
thống câu hỏi đưa ra một kiểu. Chúng tôi lấy hai tác phẩm viết bằng chữ Nôm 
trong chương trình Ngữ văn 10 (bộ Cơ bản) minh chứng. Cùng hướng dẫn đọc 
hiểu thơ trung đại nhưng những câu hỏi đọc hiểu của bài Cảnh ngày hè (Nguyễn 
Trãi) và bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) nêu ra khác nhau về kiểu loại và trình tự 
hỏi:
 Bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 1. Trong bài thơ có nhiều động từ 1. Các số từ, danh từ trong câu thơ thứ 
 diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì 
 Đó là những động từ nào, trạng thái đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu 
 của cảnh được diễn tả ra sao? hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác 
 giả như thế nào?
 2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm 2. Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng 
 thanh và màu sắc, cảnh vật và con vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của 
 người. Anh chị hãy phân tích và làm tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? 
 sáng tỏ. Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối 
 trong hai câu thơ 3 và 4?
 3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật 3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt 
 bằng những giác quan nào? Qua sự trong hai câu thơ 5,6 có gì đáng chú ý? 
 cảm nhận ấy, anh chị thấy Nguyễn Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của
 Trãi là người có tấm lòng như thế Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT.pdf