Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim

pdf 24 trang sk10 10/02/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim
 A - PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tài: 
 Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô 
cùng mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất 
trong khi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được 
những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào 
tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nghị quyết Hội 
nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định:“Tiếp 
tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất 
trường học” và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây 
dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo”. 
 Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về 
chất lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho 
các trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những 
thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất 
để trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi 
mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi 
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp đất nước. Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ 
sở vật chất và thiết bị dạy học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu 
dài. Để đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử 
dụng có hiệu quả và bảo quản tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự 
làm thiết bị dạy học, huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và 
thiết bị dạy học. 
 Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục, trong những năm qua, Trường THPT Mường Kim đã có nhiều 
cố gắng để việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục 
tiêu giáo dục. Tuy vậy, do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng 
của công tác này chưa đạt hiệu quả cao. 
 Xuất phát từ những lý do như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở 
 1 Tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các hoạt động 
giáo dục khác. 
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
 Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT 
Mường Kim. 
 So với biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy 
học năm học 2011 - 2012, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới 
như sau: 
 Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học 
cụ thể, chặt chẽ. 
 Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng 
và bảo quản đồ dùng. 
 Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo cách hướng dẫn làm đồ dùng dạy 
học trên mạng internet. Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứng 
dụng vào việc giảng dạy. 
 Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong việc thực hiện 
công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học. 
 Huy động nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh để mua sắm thêm một 
số đồ dùng. 
 3 bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là một bộ phận của nội 
dung và phương pháp dạy học. Đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đảm bảo 
chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc, giúp học sinh 
rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học. Phương tiện 
kỹ thuật dạy học cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc độ truyền tải mà 
không làm giảm lượng thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất sự vật và 
hiện tượng, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép 
cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành 
rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa giáo 
viên và học sinh. 
 1.5. Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải 
đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh 
hiện thực), tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ 
rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), tính kinh tế (giá 
thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo). 
 1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Là tác động có mục đích 
của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ 
sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo. 
 1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Bao gồm 
phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, 
thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu 
bảng, các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các 
phương tiện kỹ thuật, những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước 
 Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng 
và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất 
và thiết bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử 
dụng cơ sở vật chấtvà thiết bị dạy học. 
 Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư 
trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ 
nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy 
 5 Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, (65% dưới 30 tuổi), nhiệt tình, năng 
động, 95,6% được tham gia tập huấn thay sách giáo khoa mới, đã bước đầu có 
kinh nghiệm. Một số có giáo viên có ý thức tự làm, biết cách sử dụng vào bảo 
quản đồ dùng. 
 1.2. Khó khăn: 
 Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ. 
Một số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém chất lượng. Nhà 
trường còn thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa 
khoa học, việc sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học. 
 Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp. 
 Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên chưa 
có ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng. 
 Nhân viên thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và 
bảo quản thiết bị dạy học. 
 Điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên 
việc huy động các nguồn lực từ nhân dân còn hạn chế. 
 2. Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản 
đồ dùng dạy học: 
 Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị 
dạy học, đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp, 
có biên bản giao nhận đầy đủ. 
 Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Nhà trường đã phát động phong 
trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bổ 
sung các thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp. 
 Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Nhà trường đã cử giáo viên đi 
tham gia tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn. Sau khi tập huấn, các 
giáo viên đó đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy 
học và trở thành những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về kỹ năng sử 
dụng đồ dùng dạy học. 
 Việc quản lý công tác bảo quản đồ dùng: Các thiết bị đã được sắp xếp vào 
 7 Nhà trường chưa vận động được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc mua 
sắm đồ dùng. 
 3.2. Nguyên nhân: 
 Việc xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị còn nhiều hạn chế do nguồn 
kinh phí của nhà nước cấp cho trường còn hạn hẹp. Kinh phí để chi lương và 
các khoản phụ cấp theo lương đã chiếm trên 90 % nguồn kinh phí. 
 Do chưa có kinh nghiệm nên việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công 
tác tự làm thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, thiếu khoa học. 
 Nhà trường chưa có các biện pháp hữu hiệu, cụ thể, thiết thực để nâng 
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ giáo viên về việc sử 
dụng và tự làm thiết bị dạy học. 
 Một số bộ phận giáo viên chưa thấy hết được vai trò của thiết bị, đồ dùng 
trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa có trách nhiệm trong việc 
bảo quản đồ dùng, đồ dùng tự làm mang tính chiếu lệ, hình thức. 
 Công tác xã hội hoá thiết bị dạy học chưa được đẩy mạnh. Địa phương 
nơi trường đóng có ít các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp. Mặt khác, đời sống nhân 
dân còn nhiều khó khăn nên việc tranh thủ các nguồn lực xã hội đầu tư cho thiết 
bị dạy học còn hạn chế. 
 Qua việc phân tích thực trạng nói trên, tôi đã nhận thấy rằng: Đối với 
Trường THPT Mường Kim, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, thực hiện 
mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục thì nhiệm vụ quan trọng là phải nâng 
cao chất lượng dạy học. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những 
biện pháp hữu hiệu là phải nâng cao chất lượng quản lý việc tự làm, sử dụng và 
bảo quản thiết bị dạy học. 
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 
 Để quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả, 
tôi xin đề xuất một số biện pháp chính như sau: 
 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học: 
 Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng 
 9 vào giảng dạy các bài về hiện tượng vật lý, các thí nghiệm về hoá học, sinh 
học... Đồ dùng được thiết kế dưới dạng này, không những gây được hứng thú 
mà khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tăng lên rất nhiều so với việc giáo 
viên chỉ giảng bằng lời hoạc minh hoạ bằng những hình ảnh tĩnh. Đây là một 
việc làm không dễ dàng bởi không phải giáo viên nào cũng có khả năng tin học, 
lòng say mê và sự kiên nhẫn. Vì vậy, tôi động viên các giáo viên có năng lực về 
tin học tập thiết kế trước, sau đó nhờ các giáo viên này hướng dẫn các giáo viên 
trong trường. 
 Song song với việc chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng thì việc bồi dưỡng 
cho giáo viên kỹ năng sử dụng đồ dùng cũng được tôi chú trọng. Tôi đã chỉ đạo 
các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy mẫu một 
số giờ thực hành các môn vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ... Sau khi dạy, 
cùng với nhận xét góp ý các nội dung khác phải chú ý dành một thời gian thoả 
đáng để nhận xét về việc chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ dạy 
mẫu nhằm làm cho giáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc chuẩn 
bị và sử dụng đồ dùng. Qua đó, các giáo viên cùng dự cũng rút ra được những 
bài học để giờ sau giảng dạy tốt hơn. 
 Ngoài ra, tôi phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành thạo 
hướng dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh 
nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng. 
 Tôi cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầm 
các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ 
cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên. 
 Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo 
viên trong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn 
tình trạng thao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng. Các giáo viên tự tin 
hơn với những loại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan. 
 3. Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH: 
 3.1. Xây dựng kế hoạch: 
 Sau khi cùng nhân viên thiết bị kiểm tra, phân loại và thống kê các đồ 
 11

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_tu_lam_s.pdf