Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh

docx 51 trang sk10 19/08/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh
 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Lịch sử là môn học rất quan trọng không chỉ cung cấp tri thức khoa học cho con 
người mà còn bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành nhân cách cho 
thế hệ trẻ.
 Tuy nhiên thực tế những năm gần đây, hình như HS đang quay lưng lại với môn 
Lịch sử và không còn yêu thích môn học này, chất lượng dạy và học bộ môn giảm sút 
một cách kinh ngạc. Một thực trạng đáng buồn là tỉ lệ HS lựa chọn môn Sử trong kì thi 
tốt nghiệp (năm học 2013-2014) và kì thi THPT Quốc gia bắt đầu từ năm học này rất 
ít. Các em học lịch sử rất thờ ơ, học máy móc để đối phó với thầy cô. Riêng đối với 
môn Lịch sử lớp 10, tình trạng đó trở nên phổ biến hơn vì là lớp đầu cấp, chương trình 
không liên quan đến thi tốt nghiệp và cao đẳng, đại học nên HS học rất hờ hững, chưa 
đầu tư đúng mức. Đa số các em vẫn còn thói quen học đối phó, học vẹt, không nắm 
sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực 
sự chính xác các sự kiện lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
 Một là do một số thầy cô chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, việc chuẩn bị tài 
liệu dạy học còn nghèo nàn. Trong quá trình dạy vẫn sử dụng lối thầy đọc- trò chép, 
lời giảng khô khan, phương pháp đơn điệu làm HS nhàm chán, không thích học.
 Hai là do bản thân môn Lịch sử lớp 10 có nội dung kiến thức nhiều, thời gian 
diễn ra dài và trải trên một không gian rộng lớn, gồm cả LSTG và LSDT mà chỉ từ 1- 
2 tiết/ tuần. Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài 
học một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập 
ở các em.
 Ba là do lối học thực dụng của HS và thái độ xem nhẹ môn Lịch sử của đa số 
phụ huynh, HS và kể cả một bộ phận GV nên chất lượng học tập không cao.
 Với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, song tôi luôn trăn trở làm sao để tiết 
học của mình trở nên hấp dẫn HS, khơi gợi sự thích thú và tích cực học ở các em. 
Ngoài các biện pháp khác như sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo... một 
biện pháp tôi thường sử dụng là đưa truyện kể lịch sử vào bài học. Thông qua những 
câu chuyện lịch sử sinh động sẽ có tác dụng giúp HS ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử, 
những nhân vật, mốc thời gian Từ đó HS thấy thích thú học tập tích cực hơn đối với
Hoàng Thị Hậu 1 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
 - Khai thác nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 THPT, xác định những câu 
chuyện, các giai thoại lịch sử cần thiết, có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học.
 - Cung cấp một số nguyên tắc và quy trình sử dụng truyện kể lịch sử
 - Đưa ra một số biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử lớp 10 tiêu biểu, hữu ích 
để tạo sự hứng thú, niềm yêu thích học lịch sử cho HS, góp phần đổi mới phương pháp 
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng 
lồng ghép kể chuyện vào dạy học lịch sử.
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử nghiên cứu:
 Về vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung đã có nhiều nhà giáo dục trong 
và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh và nâng cao 
chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử. Có thể kể đến như:
 + Cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sỹ Đairi
 + Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt,
tập 1, NXBGD Hà Nội, 1987
 + Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan 
Ngọc Liên cũng đánh giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có 
tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử
 + Đặng Đức An, “Những mẩu chuyển lịch sử thế giới”, tập 1,2 NXB Giáo 
dục, 2004.
 + Nguyễn Thế Hoàn, Lê Thúy Mùi, “Những mẩu chuyện lịch sử- Quyển 1, 2”
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2011
 + Ngoài ra, vấn đề này cũng được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, 
nghiên cứu lịch sử như: Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở 
THCS của Th.s Nguyễn Văn Đằng (Trường CĐSPHN), NCGD, tháng 5 năm 2000.
 + Hay khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện 
trong DHLS VN từ 1954- 1975 ở lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học của Trần 
Thị Thu Hà, K54, ĐHSP Hà Nội...
 Như vậy, vấn đề sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học đã được nhiều nhà 
giáo dục đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Đó là những gợi mở
Hoàng Thị Hậu 3 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
 PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Quan niệm về mẩu chuyện lịch sử
 Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh 
động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Theo từ điển 
thuật ngữ lịch sử phổ thông (do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên): “Truyện lịch sử là loại 
hình văn học về đề tài lịch sử, có phần hư cấu của tác giả, có phần có thể dùng làm tài 
liệu tham khảo về một nội dung lịch sử. Truyện lịch sử có tác dụng bồi dưỡng tình 
cảm, giáo dục tư tưởng và gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh ”.
 Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì câu chuyện là “sự 
việc hoặc chuyện được nói ra”. Câu chuyện lịch sử có thể hiểu là những mảnh sự kiện, 
biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến 
các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái 
niệm, thuật ngữ trong bài học. Câu chuyện lịch sử có thể dài, có thể ngắn. Những câu 
chuyện lịch sử được lựa chọn và viết lại ngắn gọn là những mẩu chuyện. Thông 
thường, nội dung một câu chuyện lịch sử hay một mẩu chuyện lịch sử bao gồm những 
yếu tố sau đây:
 - Mở đầu
 - Tình tiết phát triển
 - Tình tiết phát triển đến đỉnh cao
 - Tình tiết giảm đi và kết thúc.
 Một mẩu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người nghe qua 
các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Câu chuyện hay mẩu chuyện đều không có 
sẵn, mà đòi hỏi GV phải chắt lọc từ tài liệu, sắp xếp thành mẩu chuyện phù hợp với bài 
học. Mẩu chuyện là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử và có 
vai trò, ý nghĩa to lớn góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
2. Vị trí, vai trò của việc sử dụng các mẩu chuyện trong DHLS
 Có thể nói kể chuyện lịch sử là phương pháp thông dụng nhất trong DHLS. 
Với vai trò là một nguồn tài liệu tham khảo - một nguồn kiến thức, việc sử dụng những 
mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn có ý nghĩa rất lớn:
 Thứ nhất: Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử góp phần khôi phục lại bức tranh 
quá khứ một cách sinh động, chân thực. Nhờ việc làm sáng tỏ bản chất của sự kiện,
Hoàng Thị Hậu 5 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
 - Phải đảm bảo tính đúng đắn, chân thực của truyện kể lịch sử. Dung lượng của 
truyện phải ngắn gọn, ngôn ngữ truyện phải trong sáng, dễ hiểu, biểu cảm... Nếu 
truyện kể nguyên bản chưa đáp ứng được yêu cầu này thì GV phải thiết kế lại cho phù 
hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với nội dung, thời gian của tiết học.
 - Nguyên tắc phát huy tính tích cực của HS: Sử dụng truyện kể lịch sử phải 
hướng tới mục đích là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức và khơi 
gợi sự say mê tìm hiểu lịch sử của HS. GV sử dụng phương pháp kể chuyện không 
đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức 
để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử.
3.2. Một số yêu cầu khi sử dụng mẩu chuyện lịch sử
 - Đối với GV phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, có ngữ điệu to nhỏ, cao thấp phù hợp với 
nội dung, tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện.
 + Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh phù hợp với thời gian xảy ra câu 
chuyện. Từ ngữ phải trong sáng, dễ hiểu với HS. Điệu bộ, cử chỉ phải phù hợp, tự 
nhiên không quá cường điệu. Từ ánh mắt, nụ cười, nét mặt của thầy cô đều làm cho 
câu chuyện kể hấp dẫn hơn.
 Thực tế cho thấy kĩ năng và nghệ thuật kể chuyện của GV đóng vai trò quan 
trọng quyết định tới sự thành công của việc sử dụng phương pháp này.
 + Kết hợp kể chuyện với nhiều phương pháp dạy học khác như: thảo luận, điều 
tra, giải quyết vấn đề, hỏi đáp, trực quan ... để không chỉ tác động đến thích giác mà 
còn huy động cả các giác quan khác của HS, kích thích HS phải động não tư duy và 
thậm chí tham gia hoạt động trong quá trình tiếp thu câu chuyện.
 + Kiểm tra kết quả kể chuyện bằng cách gọi HS lên phát biểu cảm nghĩ về câu 
chuyện và cho nhận xét về một tình tiết nào đó...
 + Thời gian giành cho HS hoặc GV kể chuyện không nên kéo dài quá 15-20 
phút. Cần chú ý giành nhiều thời gian để HS tiếp xúc với sử liệu, qua đó tự hình thành 
các biểu tượng lịch sử.
 Đối với bất kì hình thức kể chuyện nào, GV cũng là người giúp đỡ HS trong 
quá trình chuẩn bị, tổ chức, khích lệ HS kể chuyện, nhất là những HS yếu kém. Thực 
hiện được như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích 
cực của HS.
Hoàng Thị Hậu 7 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Để nắm được thực trạng sử dụng các PPDH và việc sử dụng phương pháp kể 
 chuyện trong DHLS lớp 10 nói riêng, tôi đã tiến hành điều tra 7 GV dạy Sử và 80 HS 
 lớp 10 tại trường THPT Trần Quốc Tuấn và kết quả thu được như sau:
 1. Thực trạng GV:
 Số GV lựa chọn / tổng Tỉ lệ
 Câu hỏi Phương án trả lời
 số 7 GV được hỏi %
1. Theo thầy (cô) có Cần thiết 6 85,7%
cần thiết sử dụng Bình thường 1 14,3%
những mẩu chuyện
 Không cần thiết 0 0%
trong DHLS không?
2. Thầy (cô) có Thường xuyên 1 14,2%
thường sử dụng tài Thỉnh thoảng 3 42,9%
liệu về mẩu chuyện 
vào dạy học bộ môn Chưa bao giờ 3 42,9%
không?
 Thiếu nguồn tư liệu sử dụng 4 57,1%
 Sợ mất nhiều thời gian, dạy 28,6%
3. Lý do thầy (cô) 2
 không kịp giờ
không sử dụng hoặc 
 Khó khăn trong soạn bài, tổ 14,3%
ít sử dụng mẩu 1
 chức dạy học
chuyện lịch sử là gì?
 HS không thích học 0 0%
 Bài học không hiệu quả 0 0%
4. Thầy (cô) thường Cụ thể hóa sự kiện, hiện 71,4%
 5
sử dụng mẩu chuyện tượng lịch sử
lịch sử trong dạy học Tường thuật 4 57,1%
nhằm mục đích gì? Nêu đặc điểm nhân vật 6 85,7%
 Giải quyết vấn đề, trả lời câu 28,6%
 2
 hỏi
 Hoàng Thị Hậu 9 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS
 3. Em có thích GV Có thích 64 79,8%
 kể chuyện lịch sử Bình thường 16 20,2%
 trong dạy học
 Không thích 0 0%
 không?
4. Em có biết những Biết nhiều 3 4%
 câu chuyện nào liên Một hoặc hai 28 34,5%
 quan đến Lịch sử
 Không biết 49 61,5%
 lớp 10?
 Bảng 2. Tổng hợp điều tra HS 2 lớp thực nghiệm trước khi thực hiện đề tài 
 SKKN
 Qua điều tra cho ta thấy đã có rất ít HS có hứng thú với môn Lịch sử, đa số cho 
 đây là một môn học tẻ nhạt, nhàm chán nên dẫn đến chất lượng học tập không cao. Nguyên 
 nhân dẫn đến tình trạng này 1 phần là do cách giảng dạy của GV thiếu thuyết phục 
 chưa có khả năng thu hút và lôi cuốn HS khiến giờ học trở nên nặng nề. Qua khảo sát 
 cho thấy hầu hết các em rất thích các thầy cô sử dụng mẩu chuyện trong giờ học Lịch 
 sử, nhưng các em còn biết rất ít câu chuyện lịch sử.
 Từ việc khảo sát trên có thể khẳng định rằng việc sử dụng mẩu chuyện lịch sử 
 trong dạy học là một phương tiện quan trọng và cần thiết đối với GV và HS.
 3. Nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử lớp 10 (ban Cơ bản) và những mẩu 
 chuyện có thể sử dụng trong DHLS lớp 10 THPT.
 - Phần Lịch sử thế giới (LSTG): được dạy trong 31 tiết, gồm:
 + Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại 16 tiết
 + Lịch sử thế giới cận đại. 15 tiết
 - Phần Lịch sử Việt Nam (LSVN): được dạy trong 16 tiết bao quát tiến trình 
 lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa TK XIX, ngoài ra có 2 tiết lịch sử địa phương.
 Căn cứ vào lượng kiến thức cơ bản trong từng bài, sự phân phối thời gian cho 
 các phần kiến thức trong một tiết học và nguồn giai thoại, chuyện kể lịch sử thu thập 
 được, tôi chọn lọc, điều chỉnh một số mẩu chuyện phù hợp với mục tiêu bài học (Nội 
 dung các mẩu chuyện có ở phần Phụ lục 2):
 Bài Tên bài Tên mẩu chuyện lịch sử
 1 Sự xuất hiện loài người và bầy - Con người do thượng đế sinh ra hay từ
 Hoàng Thị Hậu 11 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_mau_chuyen_li.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứ.pdf