Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi khi sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi khi sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi khi sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường trung học phổ thông

SỞ GD - ĐT TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Tác giả sáng kiến: Vũ Quang Bình Mã sáng kiến: 04.51. VĨNH PHÚC, NĂM 2021 4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu .....................................................15 5. Hướng dẫn học sinh cách đặt câu, chữa câu....................................................17 5.1. Cách đặt câu .................................................................................................17 5.2. Phương pháp chữa câu .................................................................................18 6. Hướng dẫn học sinh một số mẹo sửa lỗi chính tả............................................20 IV. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài ............................................23 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)...............................................24 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:............................................24 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau .......................................................................................................................25 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): .....................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................27 PHỤ LỤC ...........................................................................................................28 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Vũ Quang Bình - Số điện thoại: 0913379966 - Email: vuquangbinh.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Vũ Quang Bình - Giáo viên trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Trong trường THPT và THCS khi giảng dạy cũng như chấm trả bài kiểm tra của học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng đầu tiên - Tháng 9 năm 2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. Cơ sở lí luận Văn bản là một thực thể có hai mặt: hình thức và nội dung. Hình thức của văn bản là thuộc tính vật chất của nó tác động vào giác quan của người tiếp nhận; khi nói, hình thức đó chính là ngữ âm, tác động vào thính giác; khi viết, hình thức đó hiện ra bằng chữ viết, tác động vào thị giác. Nội dung của văn bản là những ý nghĩa hàm chứa bên trong văn bản, mà những thuộc tính vật chất của mặt hình thức có thể gợi ra trong não bộ người tiếp nhận. Hai mặt ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau. Quan tâm tới văn bản chính là phải quan tâm tới hai mặt, hình thức và nội dung của nó. Nhận thức này rất cần thiết đối với sự rèn luyện về năng lực nói và viết. Lâu nay, theo thói quen, ta thường dùng hai tiêu chuẩn đúng và hay để đánh giá một văn bản (nói và viết). Đó là một thói quen đúng đắn. Có thể xem nói và viết đúng chính là làm cho văn bản đáp ứng những yêu cầu về tính chính xác; nói và viết hay chính là làm cho văn bản đáp ứng những yêu cầu về tính nghệ thuật. II. Thực trạng vấn đề Thực trạng những lỗi phổ biến khi sử dụng tiếng Việt Trong quá trình giảng dạy, qua các bài kiểm tra theo phân phối chương trình, qua việc chấm bài tôi nhận thấy phần đông học sinh đều không phát hiện 2 “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy. Không dừng lại ở đó, thứ ngôn ngữ này còn được các em đưa vào trong những bài làm văn: - Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em hứa sẽ lun (luôn) cố gắng hok (học) hành chăm chỉ. - Không bít (biết) tự khi nào hoa phượng được gọi là hoa học trò. - Nỗi bùn (buồn) trong thơ Huy Cận cũng là nỗi bùn (buồn) chung của một lớp nhà thơ mới khi họ không tìm thấy mối dây liên hệ với cuộc sống thực tại. Xuân Dịu (Diệu) là nhà thơ của mùa xuân, tình iu (yêu) và tuổi trẻ Việc sử dụng "ngôn ngữ chat" thường xuyên sẽ làm các em không ý thức được trách nhiệm giữ gìn, phát triển ngôn ngữ dân tộc, quên đi bài giảng về sự trong sáng của tiếng Việt mà thầy cô đã dày công dạy bảo. Nếu cứ theo đà này thì thật khó để tìm những ngôn từ đẹp, lời văn hay trong lứa tuổi thanh thiếu niên. 1.2. Phát âm địa phương dẫn đến viết sai chính tả - Nghĩa của các từ ngữ và vỏ ngữ âm của chúng gắn bó với nhau chặt chẽ. Để người khác hiểu đúng ý nghĩa muốn diễn đạt, cần phát âm đúng hình thức ngữ âm, viết đúng hình thức chính tả của từ ngữ. Việc phát âm sai, viết sai chính tả dẫn đến người nghe, người đọc hiểu sai ý định cần truyền đạt. - Do thói quen phát âm của địa phương, của cá nhân ở một số từ ngữ nên dẫn đến hiện tượng phát âm sai, viết sai. Cụ thể, người viết có thể dễ mắc lỗi chính tả khi viết các từ: + Bắt đầu bằng : ch/tr; d/gi/r; x/s; l/n... + Chứa các vần : iu/ưu; iêu/ươu, ay/ây; ua/ươ... Ví dụ: Phát âm Viết sai Viết đúng Xím Xím Thím Ốc biêu Ốc biêu Ốc bưu Ông lời Ông lời Ông trời Bẩu ban Bẩu ban Bảo ban Liu giữ Liu giữ Lưu giữ Uống riệu Uống riệu Uống rượu 4 Bịn dịn Bịn rịn Nó mặt Ló mặt Rãi bày Giãi bày Nâng nâng Lâng lâng Giương gian Dương gian ( chỉ trạng thái) Giấu vết Dấu vết Nỗi lầm Lỗi lầm Rao sắc Dao sắc Lền nếp Nề nếp Rao nộp hàng Giao nộp hàng Niên miên Liên miên 2. Lỗi về từ Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất. Nói cách khác, trong ngôn ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị, kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và như vậy, bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại. Có thể xem xét vai trò của từ từ hai góc độ.Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt một nội dung thông báo nào đó, tất nhiên phải tạo ra lời cụ thể, tồn tại dưới một loại hình ngôn bản cụ thể. Trong quá trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản, công việc cơ bản của người nói (viết) là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu, đoạn v.v... Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe, đọc, trước hết là tiếp xúc với từ (dưới dạng âm thanh hay kí hiệu chữ viết) và hiểu được từ, trên cơ sở đó mới hiểu được câu, đoạn... và cuối cùng là hiểu được nội dung toàn ngôn bản. Từ có vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nên năng lực ngôn ngữ của một cá nhân thể hiện rõ nhất, dễ nhận thấy nhất qua việc dùng từ, xét ở cả hai mặt: đúng và sai, hay và dở. Trong quá trình sử dụng từ ngữ, học sinh thường mắc các lỗi sau: 2.1. Lỗi lựa chọn Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ : - Giữa nội dung muốn biểu đạt với nghĩa của từ được dùng. - Giữa giá trị phong cách của từ được dùng với phong cách ngôn ngữ văn bản. Trên cơ sở đó, lỗi lựa chọn từ được chia thành ba kiểu lỗi sai nhỏ: 2.1.1. Chọn sai từ Chọn sai từ là chọn từ mà nghĩa của nó không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt, tức khái niệm, hành động, tính chất, trạng thái... mà người viết muốn nói đến. Nói cách khác, chọn sai từ là hiện tượng nghĩa của từ được dùng và nội dung muốn biểu đạt có sự chênh lệch ở mức độ này hay mức độ khác. 6 2.1.3. Chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản Từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ, ngữ mà giá trị phong cách của nó không phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. Cũng giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, không phải tất cả các đơn vị từ vựng và cụm từ cố định đều có thể sử dụng trong tất cả các lãnh vực giao tiếp. Mà ở đây, thường xảy ra hiện tượng chuyên dùng, tức là việc ưu tiên sử dụng từ, cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa trong từng lãnh vực giao tiếp khác nhau. Giá trị phong cách của từ, ngữ là nét nghĩa phụ của từ, ngữ, cho biết từ, ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào (trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa, trong phong cách ngôn ngữ hành chánh, khoa học hay phong cách ngôn ngữ văn chương...). Nếu một từ, ngữ nào đó vốn được chuyên dùng trong phong cách ngôn ngữ này, nhưng học sinh lại sử dụng trong phong cách khác, thì đó chính là hiện tượng chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản. Trong bài viết của học sinh, kiểu lỗi này thường thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ vựng, các cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên mà bài viết của học sinh lại thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Do đó, các từ, cụm từ này trở thành lỗi sai. Ví dụ: (a) Ðọc tác phẩm, em thấy thương yêu và cảm phục anh Trỗi, chị Quyên quá chừng! (b) Chị Út Tịch là một người phụ nữ anh hùng quá xá cỡ ! Trong các ví dụ trên, các tổ hợp từ quá chừng, quá xá cỡ, chúng thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Dùng những tổ hợp này trong bài viết là sai phong cách ngôn ngữ văn bản. 2.2. Lỗi kết hợp Lỗi kết hợp là loại lỗi dùng từ, ngữ được xét qua mối quan hệ về nghĩa từ vựng giữa các từ, ngữ trong cấu tạo cụm từ. Dựa vào đặc điểm, tính chất của các hiện tượng vi phạm, có thể chia lỗi kết hợp thành các kiểu lỗi nhỏ như : kết hợp sai nghĩa từ vựng, kết hợp trùng lặp, thừa từ và so sánh khập khễnh. 2.2.1. Kết hợp sai nghĩa từ vựng Kết hợp sai nghĩa từ vựng là kiểu lỗi sai thể hiện qua hiện tượng kết hợp từ tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp 8 Hiện tượng kết hợp sai nghĩa từ vựng có nhiều mức độ khác nhau, dẫn đến hậu quả khác nhau. Kết hợp sai nhẹ sẽ làm cho cụm từ luẩn quẩn hay lệch lạc về nghĩa. Các câu (a), (b) thuộc trường hợp này. Kết hợp sai nặng có thể làm cho các thành tố trong cụm từ mâu thuẫn với nhau về nghĩa. Chẳng hạn như trong các câu (c), (d), (e) đã dẫn. 2.2.2. So sánh khập khễnh So sánh khập khễnh là loại lỗi kết hợp, trong đó đối tượng được so sánh và đối tượng dùng để so sánh không có dấu hiệu tương đồng hay dấu hiệu tương đồng không tiêu biểu. Trên bình diện tu từ, so sánh là một biện pháp trau chuốt, gọt giũa từ ngữ, trong đó, người viết đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một dấu hiệu tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng được nói đến. So sánh tu từ nếu được vận dụng đúng, giữa đối tượng được so sánh và đối tượng dùng để so sánh có dấu hiệu tương đồng, mang tính chất tiêu biểu, thì ngôn ngữ trở nên sinh động, giàu sắc thái gợi tả, gợi cảm. Ví dụ: Chế độ phong kiến nanh ác đã cướp lại miếng mồi ngon của nó. Thúy Kiều sẽ như đóa hoa trên ngọn sóng, ba chìm bảy nổi, phiêu dạt khôn cùng (NLPBCL, T.III). Nhưng nếu học sinh không nắm vững cách dùng biện pháp tu từ này thì dễ dẫn đến hiện tượng so sánh khập khiễng, một kiểu lỗi kết hợp. Ví dụ: (a) Mẹ con chị Út giống như những vì sao trên trời, sau cơn mưa, những vì sao ấy quần tụ lại với nhau, sáng lấp lánh(BVHS). (b) Sức mạnh của đoàn kết như một đàn trâu cày phăng phăng thửa ruộng(BVHS). (c) Nếu như những thiên thần thoại, truyền thuyết giống như những lớp sóng cồn giữa đại dương ầm ì vang dội, thì những câu ca dao, dân ca giống như cơn gió thoảng giữa trưa hè ru ngủ hồn ta”(BVHS). Trong câu (a), giữa Mẹ con chị Út, đối tượng được so sánh, và những vì sao trên trời, đối tượng dùng để so sánh, không có điểm tương đồng nào cả. Biện pháp so sánh này không thể chấp nhận được. Trong ví dụ (b), đối tượng dùng để 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_loi_khi_su_dung_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi khi sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường trun.pdf