Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 Họ và tên : Lê Thị Hồng Lam Tổ : Sinh – KTNN Năm học : 2022 - 2023 0 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá hiện tượng, phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên , vận dụng kiến thức môn Công nghệ vào thực tiễn - Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với một số bài học trong dạy học Công nghệ có hiệu quả cao - Xây dựng ngân hàng video, tranh ảnh, phiếu học tập phục vụ dạy và học môn Công nghệ trồng trọt lớp 10. 3. Cách thức tiến hành: 3.1. Khái niệm tổ chức HĐTNST : - Theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua” [3; 1020]. Quan niệm này có phần đồng nhất với quan điểm triết học khi xem trải nghiệm chính là kết qủa của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh. 3.2 . Quy trình thực hiện : 3.2.1. Quy trình tổ chức HĐTN: Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động : Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Bước 2: Lập kế hoạch: Bao gồm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian. Kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu, tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu. Bước 3. Chuyển giao nhiệm vụ: - Phân chia lớp thành các nhóm , phân công tổ trưởng phụ trách quản lí nhóm - GV hướng dẫn học sinh nội dung cần làm, sau đó chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm Bước 4: Tiến hành trải nghiệm: - Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các nhóm học sinh quan sáttham quan, phỏng vấn với nội dung đã chuẩn bị từ trước. Tiến hành hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung báo cáo kết quả Bước 5: Báo cáo kết quả: Học sinh báo cáo kết quả có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như quay video, bài thuyết trình, phiếu học tập, phỏng vấn Bước 6: Tổng kết, nhận xét , đánh giá quả thực hiện 2 - Hình thành được lòng đam mê, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong đời sống ở gia đình và địa phương. - Có ý thức bảo vệ đất trồng, cây trồng và bảo vệ môi trường. 2 . Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm: Tham quan, trải nghệm vườn sản xuất * Đối tượng: học sinh lớp 10 chuyên văn, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp * Địa điểm : Vườn sản xuất rau sạch tại Bảo Ninh, Thành Phố Đồng Hới. * Chuẩn bị: - Giáo viên: Liên hệ với chị Hoa chủ vườn sản xuất rau sạch hữu cơ tại Bảo Ninh, Thành Phố Đồng Hới. - Thu thập thông tin (giáo viên và học sinh): Chuẩn bị một số câu hỏi về đặc điểm của đất trồng, ưu nhược điểm của một số biện pháp cải tạo đất trồng theo phân công của giáo viên. - Cơ sở vật chất: Phương tiện đi lại tự túc ( chủ yếu xe đạp điện) , Chuẩn bị giấy bút để ghi chép, điện thoại để quay video, chụp ảnh. 3. Chuyển giao nhiệm vụ: - Tập trung học sinh đầy đủ tại địa điểm nêu trên, theo đúng kế hoạch. - Giáo viên hướng dẫn học sinh về hoạt động tham quan tại vườn -Phân công nhiệm vụ cho các nhóm : + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của đất trồng tại vườn sản xuất +Nhóm 2: Tìm hiểu ưu, nhược điểm, tác dụng của một số biện pháp cải tạo đất trồng + Nhóm 3: Đề xuất một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất trồng có hiệu quả - Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh trải nghiệm, phỏng vấn chủ vườn với thông tin đã chuẩn bị từ trước.. 4 . Tiến hành trải nghiệm: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các nhóm học sinh quan sát, tham quan, phỏng vấn với nội dung đã chuẩn bị từ trước. Tiến hành hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung báo cáo kết quả 5. Báo cáo kết quả hoạt động - Mỗi nhóm cử 1-2 thành viên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình + Nhóm 1: khi tiến hành phỏng vấn chủ vườn về đặc điểm của đất trồng. HS có thể quay video lại để làm nội dung báo các cho hoạt động nhóm của mình + Nhóm 2 : Trình bày kết quả thông qua phiếu học tập: 4 - Thu thập tài liệu thông qua quan sát, phân tích những giá thể trồng cây thường sử dụng tại địa phương mình. - Kỹ năng sử dụng phiếu học tập, quay video, rèn luyện kĩ năng thực hành c. Thái độ: - Hình thành được lòng đam mê, sáng tạo, học hỏi, biết vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống ở gia đình và địa phương. 2 . Lập kế hoạch : Dự án tự làm giá thể trồng cây tại nhà - Thời gian: một buổi (1/2 ngày). - Địa điểm: tại gia đình học sinh -Đối tượng: HS lớp 10 chuyên Văn Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Chuẩn bị - Giáo viên: giới thiệu một số nguồn vật liệu dễ kiếm làm giá thể trồng cây ở địa phương như xơ dừa, mùn cưa - Học sinh: chuẩn bị vật liệu làm giá thể ( tùy học sinh lựa chọn), điện thoại để quay video, chụp ảnh. 3. Chuyển giao nhiệm vụ : - Phân chia lớp thành 4 nhóm , cử tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lí các thành viên trong tổ - Phân công, giao nhiệm vụ thực hành cho mỗi nhóm học sinh: + Nghiên cứu kiến thức bài 5 , tiến hành trải nghiệm tìm hiểu 1 số giá thể trồng cây thường sử dụng ở địa phương + Mỗi nhóm tự xây dựng 1 quy trình giá thể trồng cây bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương + Mỗi nhóm tự làm 1sản phẩm giá thể trồng cây bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương. 4. Tiến hành dự án : - Học sinh các nhóm tự lên lịch cụ thể , thống nhất về lựa chọn vật liệu, thời gian, địa điểm tiến hành HĐTN - Giáo viên hướng dẫn học sinh về hoạt động thực hành tại nhà - Các nhóm tiến hành làm giá thể trồng cây theo trình tự các bước: Bước 1: Chuẩn bị vật liệu : Xơ dừa, mùn cưa, vôi bột, chậu , cây trồng Bước 2: Quy trình tiến hành : Làm giá thể theo đúng quy trình ( khuyến khích các ý tưởng sáng tạo khi làm giá thể cây trồng mới) . HS có thể làm theo quy trình SGK, hoặc tự xây dựng quy trình mới phù hơp như sau: - Trộn hỗn hợp xơ dừa, mùn cưa, vôi bột theo tỉ lệ nhất định 6 + Em hãy đề xuất một quy trình sản xuất giá thể trồng cây bằng vật liệu sẵn có ở địa phương (Xơ dừa, mùn cưa). - Sau khi tiến hành khảo sát thông qua hình thức kiểm tra của lớp 10 Văn ( thực nghiêm ) và lớp 10 Sử (đối chứng) kết quả thu được như sau: Bảng 4: Kết quả trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điểm từ 8-10 Điểm từ 5 -7 Điểm dưới 5 Lớp Sĩ số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % 10 Văn 35 26 74,3 5 17,1 3 8,6 (Thực nghiệm) 10Sử 33 11 33,3 13 39,4 9 27,3 ( Đối chứng) Như vậy, kết quả ở bảng 4 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi , khá và trung bình ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng trong quá trình dạy học HĐTN. - Đa số học sinh có hứng thú với môn học, có ý thức làm việc nhóm, tìm tòi khám phá, sáng tạo được nâng cao, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Bước đầu đã tạo ra được một số sản phẩm có giá trị ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Điều này theo đánh giá của cá nhân tôi là phù hợp với logíc nhận thức và có tính khả thi cao *Kết luận: Có thể nói, thông qua các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu thực tế, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm thực tế về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: đạo đức, trí tuệ, kĩ năng sống, giá trị sống, nghệ thuật, thẩm mĩ, thể chất, lao động, giáo dục an toàn giao thông, môi trường. - Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian chưa dài, với số lớp học sinh còn ít và đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 8 TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP TỔ : SINH - KTNN PHIẾU LẤY Ý KIẾN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2022- 2023 (Đối với GV dạy môn Công nghệ) 1. Mức độ sử dụng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Thường xuyên Rất ít Không thường xuyên 2. Sự cần thiết sử dụng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Rất cần thiết Cần thiết không cần thiết 3. Một số khó khăn thường gặp khi tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ * Thời gian tổ chức ngắn: Có Không * Không có phương tiện: Có Không * Năng lực tổ chức còn hạn chế : Có Không * Không có cơ sở vật chất Có Không 4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao dạy học môn Công nghệ ở trường THPT: Hoạt động học tập/ hình Mức độ sử dụng thức trải nghiệm Thường Không thường Rất ít Không xuyên xuyên bao giờ Xem video Trò chơi Thảo luận Thực hành Tham quan, trải nghiệm 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tra.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, s.pdf