Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh

docx 61 trang sk10 16/04/2024 2622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 10 THEO ĐỊNH 
 HƯỚNG GIÁO DỤC STEM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH 
 Môn: Toán 
 Tác giả: Đinh Xuân Luyện 
 Tổ: Toán-Tin 
 SĐT: 0945044645 
 Năm học 2020-2021
 1 
 MỤC LỤC 2 
2.1. Thực trạng dạy chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại 
trường THPT Nguyễn Duy Trinh............................................................................ 11 
2.2. Thực trạng học tập môn Toán của HS lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Duy 
Trinh theo định hướng giáo dục STEM. ................................................................. 11 
III. CÁC GIẢI PHÁP.............................................................................................. 12 
 1. Đối với nhà trường .............................................................................................. 
 12 1.1 Xây dựng kế hoạch............................................................................................ 
 12 1.2. Đổi mới trong công tác chỉ đạo, trong công tác kiểm tra đánh giá.................. 
 13 
 1.3. Tổ chức các không gian trải nghiệm STEM, thành lập và tổ chức câu lạc bộ 
STEM trong nhà trường. ......................................................................................... 
14 
 1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ GV..................................................................... 14 
 1.5. Tổ chức hội thảo, tập huấn, nâng cao nhận thức giáo dục STEM cho GV...... 14 
 1.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ................. 16 
 1.8. Tăng cường hợp tác giao lưu chuyên môn với các trường trong và ngoài huyện. 
 ................................................................................................................................. 
 17 
2. Đối với tổ chuyên môn........................................................................................ 17 
2.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch chủ đề dạy 
học STEM................................................................................................................ 17 
2.2. Triển khai dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM .......................... 18 
2.3. Xây dựng thư viện học liệu số, ứng dụng các phần mềm học tập ................... 19 
2.4. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học. .......................................................... 20 
2.5. Tổ chức giao lưu chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm. ..................................... 20 
2.6. Đánh giá, rút kinh nghiệm................................................................................ 20 
3. Đối vớiGV........................................................................................................... 20 
3.1. Tham gia các đợt tập huấn về giáo dục STEM do Sở và Nhà trường tổ chức 20 
3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện........................................................................... 20 
3.3. Thiết kế, soạn giáo án và dạy một số chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục 
STEM ...................................................................................................................... 
21 
3.4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM, câu lạc bộ STEM ........................ 22 
3.5. Sử dụng các thiết bị thông minh trong dạy học ............................................... 22 4 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 GV Giáo viên
 HKI Học kì I
 HS Học sinh
 HSG Học sinh giỏi
 NCKH Nghiên cứu khoa học
 SL Số lượng
 THPT Trung học phổ thông
 5 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế” đã định hướng rõ “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi 
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục 
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi 
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của 
các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản 
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Nghị quyết cũng định 
hướng “phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi 
dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang 
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lí luận 
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã 
hội”. Một trong những giải pháp, nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề cập, đó là “tiếp tục 
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục 
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, 
phát triển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập 
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”; 
 Chỉ thị số 16/CT - TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
“Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mà nhiệm 1.2. Giáo dục STEM 
1.2.1. Giáo dục STEM 
 Với những cách tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ được hiểu và triển khai 
theo những cách khác nhau. Giáo dục STEM được nhận thức và hoạt động theo hai 
cách hiểu chính như sau: 
 Một là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là quan tâm đến các môn Khoa 
học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM 
của Bộ giáo dục Mỹ “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, 
tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học ở tiểu học và trung 
học cho đến bậc sau đại học”. Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM. Đó 
chính là một chiến lược, định hướng giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực 
Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực 
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề có liên quan, nhờ đó nâng cao 
sức cạnh tranh của nền kinh tế. 
 2 
 Hai là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp. Hoặc là tích hợp đầy 
đủ cả bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Giáo dục STEM là 
một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm được 
kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến 
thức Khoa học Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể 
tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người 
học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế 
mới. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập 
giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một 
hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. 
 Như vậy, giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học 
những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, 
kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM kết nối giữa kiến thức học đường với thế giới 
thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo hứng thú cho HS, hình thành và phát triển 
năng lực, phẩm chất cho HS 
1.2.2. Các hình thức giáo dục STEM 
 Các hình thức tổ chức giáo dục STEM bao gồm: 
 1. Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo 
dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo 
dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo 
tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của 
các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm 
thời gian học tập. 
 2. Hoạt động trải nghiệm STEM: Trong hoạt động trải nghiệm STEM, HS 
được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời 
sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán 
học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Định hướng hành động là một đặc điểm của quan điểm STEM. Chỉ khi chủ đề 
STEM định hướng thực hành mới đảm bảo hình thành và phát triển năng lực cho 
HS. Điều này sẽ giúp HS có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không 
phải chỉ từ lí thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực 
hành, HS sẽ được hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua các hoạt động thực tế. 
Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn và sâu hơn. HS 
sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức 
vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người 
khác. Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là 
người hướng dẫn để HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình. 
 4. Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các HS 
 4 
 Trên thực tế có những chủ đề STEM vẫn có thể triển khai cá nhân. Tuy 
nhiên, làm việc theo nhóm là hình thức làm việc phù hợp trong việc giải quyết các 
nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn. Làm việc theo nhóm là một kĩ năng quan 
trọng trong thế kỉ 21 bên cạnh đó khi làm việc theo nhóm HS sẽ được đặt vào môi 
trường thúc đẩy các nhu cầu giao tiếp chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát triển giải 
pháp. 
1.4. Vai trò của môn Toán trong dạy học STEM 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Toán phản ảnh thành phần 
M (mathematics) của STEM. Vì vậy, môn Toán có nhiều cơ hội thể hiện tư tưởng 
giáo dục STEM và giữ một vai trò quan trọng. Môn Toán được coi là môn học công 
cụ, cung cấp các tri thức, kĩ năng tư duy để người học có thể học tập các môn học 
khác trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, Toán học có nguồn gốc 
thực tiễn và có tính phổ dụng. Tính phổ dụng của nó thể hiện ở sự ứng dụng rộng rãi 
của các kiến thức Toán học trong các môn học khác cũng như trong thực tiễn. Do 
đó, trong dạy học môn Toán, người ta cố gắng gợi động cơ cho HS từ những tình 
huống thực tiễn, tình huống liên môn và sau khi HS đã có kiến thức, kĩ năng GV có 
thể cho HS vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng qua việc giải quyết các tình huống 
liên môn hoặc thực tiễn đó. Như vậy, thông qua dạy tri thức toán học GV có thể củng 
cố cho HS các kiến thức liên môn, rèn luyện cho HS kĩ năng phát hiện và giải quyết 
vấn đề, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng nhân cách. 
 Với đặc điểm đó môn Toán có vai trò quan trọng trong mối quan hệ mật thiết 
với các môn học như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và Địa lí trong giáo dục 
STEM. Vì vậy, GV dạy Toán có thể lựa chọn các chủ đề Toán học, lựa chọn môn 
học, nội dung để thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học Toán theo định hướng giáo 
dục STEM. Giáo dục STEM thông qua dạy học môn Toán học thường được tiếp cận 
dưới góc độ khai thác các yếu tố thực tiễn thông qua dạy học một số chủ đề trong 
Toán học hay hoạt động trải nghiệm Toán học. Thông qua đó nhằm phát triển năng 
lực của HS để nhận biết về vai trò của Toán học trong thế giới, biết dựa vào Toán 
học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu 
của đời sống cá nhân. Đó là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng một 
cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề Toán học trong 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_hoc_chu_de_mon_to.docx