Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến)

docx 58 trang sk10 16/02/2025 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến)
 z
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT THÁI HÒA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ” (Trong bối cảnh dạy học trực 
 tiếp kết hợp trực tuyến)
 Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm lớp
 Họ và tên: Phạm Thị Hà
 Tổ: Văn - Ngoại ngữ 
 Năm thực hiện: 2021 - 2022
 Số điện thoại: 0976.264.976
 Nghệ An, tháng 4 năm 2022
 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trường học có sứ mệnh quan trọng là dạy chữ và dạy người. Hai nhiệm 
vụ này gắn bó mật thiết xuyên suốt mọi thời đại, mọi nền giáo dục. Trong thời 
đại công nghệ 4.0, sự nghiệp dạy chữ, dạy người trở nên khó khăn, phức tạp 
hơn. Theo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục, việc dạy người của nhà trường 
hiện nay là giáo dục nhân cách văn hóa cho người học để họ có đủ những phẩm 
chất, bản lĩnh tham gia vào quá trình hội nhập, phát triển.
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Trung học phổ thông là bậc 
học vô cùng quan trọng. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát 
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát 
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con 
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; 
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, 
hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và 
hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát 
triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống 
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Học sinh lớp 10 là khối đầu tiên của bậc học Trung học phổ thông. Đây là 
bước ngoặt quan trọng bởi các em từ bậc học Trung học cơ sở lên còn nhiều bỡ 
ngỡ, xa lạ với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè từ nhiều vùng miền khác 
nhau, với cách dạy, cách học và lượng kiến thức mới. Nhiều em đi học rất xa 
nhà, môi trường sinh hoạt, quan bạn bè mở rộng và phức tạp. Chính vì thế, tâm 
lý các em có phần biến động, một số em hòa đồng nhanh nhưng một số em lại tỏ 
ra rất dè dặt, lo sợ trước sự thay đổi đó.
 Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm khối 10 có vai trò vô cùng 
quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và định hướng nghề nghiệp cho học 
sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp 10 có trách nhiệm khơi dậy ở các em những 
nguồn sống tốt đẹp, những suy nghĩ tích cực, hình thành ở các em khả năng 
thích ứng với môi trường, hòa nhập với bạn bè một cách nhanh nhất, hướng các 
em đến cuộc sống tự lập cho bản thân, có ích cho nhà trường và xã hội. Tôi thiết 
nghĩ, học sinh Trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng là
 3 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác chủ nhiệm, đặc điểm 
tâm, sinh lý và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 
10 trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đưa ra các giải pháp đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm để đạt kết quả tốt.
 2.3. Phương pháp nghiên cứu
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp thuyết trình
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp phân loại
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp thực nghiệm 
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
 Trong phạm vi của đề tài này, với điều kiện chủ quan và khách quan, cho 
phép tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề xuất Một số giải pháp 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa” 
(Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến).
 Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh 10 trường 
THPT Thái Hòa, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An trong các năm học 2020 - 2021, 
2021 - 2022.
4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường 
 THPT Thái Hòa” (Trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến) là một 
nội dung cần thiết, góp phần quan trọng và có ý nghĩa quyết định nề nếp của một 
 lớp học nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Nếu công tác 
 chủ nhiệm không thực hiện tốt ngay từ năm lớp 10, chắc chắn chất lượng học 
 tập cũng như rèn luyện của lớp sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra, sẽ ảnh hưởng rất lớn 
 đến thói quen sinh hoạt và kỷ cương nề nếp của các em và của chính lớp học đó.
 Vì vậy, có thể khẳng định rằng trong bối cảnh dạy học trực tiếp kết hợp 
trực tuyến như hiện nay, công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 10 ở bậc Trung 
học phổ thông có vai trò cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 5 PHẦN II. NỘI DUNG
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
 1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp, 
người được hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo 
viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn 
diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức, nhân cách. Chính vì 
thế, có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo 
dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm .
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không 
nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của 
đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - học viện quản lý giáo dục - thì 
giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận 
thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm 
như một nhà quản lý với các vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều khiển 
lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp 
học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện 
việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản 
hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên 
một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững 
mạnh.
 Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội, là 
cánh tay nối dài của hiệu trưởng. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm 
sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo 
và tài năng, có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt.
 1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
 Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển 
lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học.
 Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm là người giám sát mọi hoạt động trong lớp, 
thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
 Thứ ba, trong các hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò 
định hướng cho học sinh, tham mưu, cố vấn khi cần thiết, tuyệt đối không làm 
thay việc. Bản thân người giáo viên phải luôn lấy học sinh làm trung tâm của
 7 thích bắt chước các anh chị, hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Năm 
đầu tiên bước vào trường trung học, các em rất bỡ ngỡ với việc chuyển đổi môi 
trường từ trường xã sang trường huyện với những nội quy chặt chẽ hơn, do đó 
nhiều em học sinh khối 10 cảm thấy khó thích ứng với các yêu cầu và quy tắc 
của môi trường mới, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu mới nhập học.
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường
 Theo Nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính 
phủ, thị xã Thái Hòa được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Nghĩa Đàn (gồm 
thị trấn Thái Hòa và 7 xã: Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Tiến, Nghĩa Mỹ, 
Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nghĩa Thuận). Tên trường THPT Thái Hòa cũng thay đổi 
từ đó. Với vị trí ở trung tâm thị xã Thái Hòa, trường tôi luôn nhận được sự quan 
tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương, sự đồng lòng của phụ huynh học sinh. 
Điều đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện của nhà 
trường. Mấy năm gần đây, tỉ lệ học sinh giỏi Tỉnh, đậu tốt nghiệp và tuyển sinh 
vào các trường Đại học ngày càng cao, vị thế nhà trường ngày càng vững mạnh.
 Tuy nhiên, thành phần học sinh của trường nói chung, lớp tôi chủ nhiệm 
nói riêng đến từ nhiều vùng quê khác nhau, thuộc cả địa bàn khu vực thị xã Thái 
Hòa và huyện Nghĩa Đàn. Các em đi học xa nhà, nhiều em phải ở trọ (học sinh 
vùng Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nghĩa Lâm của huyện Nghĩa Đàn...) cũng là 
những trở ngại nhất định đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục.
 2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
 2.2.1. Ưu điểm
 Giáo viên chủ nhiệm có trình độ đào tạo đạt chuẩn, tuổi đời còn trẻ, có ý 
thức và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh. Các giáo viên khi 
được phân công nhận công tác chủ nhiệm đều nhận thức được vai trò và nhiệm 
vụ của mình, có khả năng nắm bắt được mục tiêu, kiến thức, có kỹ năng, lập 
được kế hoạch chủ nhiệm lớp khoa học. Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập 
tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường.
 Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua các 
việc: Triển khai hội nghị công tác chủ nhiệm lớp đầu năm học để thông qua các 
văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm của giáo viên, chấm điểm thi đua của 
đoàn trường, của tổ trực, việc chấm điểm và xếp loại cơ sở vật chất của các lớp
 9 nếp của cấp học mới, đến lớp chưa chú ý vào các hoạt động học tập, nhiều em 
còn giữ thói quen hay nói leo, nói tự do trong giờ học như ở cấp học dưới, một 
số em còn đổ lỗi nhà xa nên hay chậm học, nghỉ học vô lí do.
 2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay
 * Về phía giáo viên
 Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp giáo dục mới vào quá trình giáo 
dục học sinh lớp chủ nhiệm. Bởi để áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực 
của học sinh đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ và nhiều công sức. Đồng thời 
giáo viên phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Một số giáo viên 
quen với cách thức áp đặt học sịnh theo suy nghĩ và hành động của mình dẫn 
đến việc học sinh chống đối, bất hợp tác, gây nên những khó khăn trong công 
tác chủ nhiệm lớp.
 * Về phía học sinh
 Một số em học sinh có những thói quen xấu trong học tập và sinh hoạt như 
học đối phó, cẩu thả, lười biếng, ích kỷ; ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao, 
chậm thích nghi với môi trường. Đây là khó khăn nhất định đối với các giáo 
viên làm công tác chủ nhiệm lớp 10.
 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 trường 
Trung học phổ thông
 3.1. Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm
 Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm 
phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp. Người giáo viên phải có sự hiểu biết 
toàn diện nhiều lĩnh vực, có những năng lực chung, năng lực sư phạm, đặc biệt 
có những phẩm chất của người cha, người mẹ, người bạn của học sinh. Giáo 
viên chủ nhiệm vừa là thầy cô bộ môn đứng trên bục giảng, vừa là người bạn 
tâm tình với các em, đôi khi còn trở thành một tư vấn tâm lý. Mỗi giáo viên 
muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên 
môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống 
rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị, là nhà tư vấn và hỗ trợ học sinh trong các hoạt 
động dạy học và giáo dục. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có 
tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập 
của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống,  của học sinh rồi sẽ ra sao?
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT T.pdf