Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở trường THPT

docx 54 trang sk10 30/08/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở trường THPT
 SỞ GIÁO DỤC & ÐÀO TẠO NGHÊ AN 
 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI
QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy 
 Tổ bộ môn: Văn – Ngoại Ngữ
 Thời gian thực hiện: Năm hqc: 2020 - 2021 
 Số điện thoại: 0976.910.398
 Năm hqc: 2020 - 2021 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
6. Tính mới của đề tài.....................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................4
I. Cơ sở khoa học............................................................................................4
1. Cơ sở lí luận ...............................................................................................4
1.1. Ngôn ngữ nói...........................................................................................4
1.2. Kỹ năng nói ............................................................................................4
1.3. Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng nói....................................................5
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................6
II. Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói.......................................................8
1. Nguyên tắc chung trong việc đưa ra các giải pháp...............................8
2. Lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói..................................................8
3. Một số giải pháp.........................................................................................9
3.1. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề...................................................9
3.2. Sử dụng phương pháp đóng vai.......................................................13
3.3. Tổ chức cho học sinh tranh luận......................................................19
3.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở.........................................23
3.5. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm....................................................24
3.6. Tổ chức cho học sinh thuyết trình ..........................................................28
3.7.Sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút ....................................................30
III. Giáo án thể nghiệm..................................................................................31
IV. Hiệu quả thực nghiệm .............................................................................40
1. Về phía giáo viên.......................................................................................40 PHẦN MỞ ÐẦU
1. Lí do chQn đề tài
 Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Không phải 
ngẫu nhiên mà “học nói” được xếp vào vị trí thứ hai. Nhà giáo dục người Nga - 
Xukhômlinxki đã viết: “Từ ngữ tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có 
thể trở nên mềm mại như bông hoa đang nở và nước thần, truyền từ niềm tin và sự 
đôn hậu. Một từ thông minh hiền hòa tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn tàn ác, 
không suy nghĩ, không lịch sự đem lại tai họa, từ đó có thể giết chết niềm tin và làm 
giảm sức mạnh của tâm hồn. Do đó, việc lựa chọn các từ ngữ văn hóa và có giáo 
dục là rất quan trọng trong giao tiếp”. Điều đó chứng tỏ kỹ năng nói là một kỹ 
năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt, trong thời kì đổi mới đất 
nước, hội nhập với thế giới, cả dân tộc đang bừng bừng khí thế trên con đường 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội 
công bằng, dân chủ, văn minh” thì kỹ năng nói trở thành một kỹ năng không thể 
thiếu trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc.
 Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 
năm 2018 là góp phần hình thành và phát triển con người toàn diện. Trong đó, môn 
Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp 
với trục xuyên suốt là 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Học sinh biết xác định 
mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung và các phương tiện giao tiếp phù hợp ngữ 
cảnh và đối tượng giao tiếp, biết tiếp nhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động, tự 
tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp giúp học sinh phát triển năng 
lực ngôn ngữ: Rèn các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.
 Tuy nhiên, hiện nay là cả người soạn sách giáo khoa THPT và người dạy còn 
chú trọng vào việc dạy, cung cấp các tri thức văn bản, Tiếng Việt, Làm văn hay đọc 
diễn cảm, đọc hiểu, luyện viết mà bỏ qua hay ít chú ý đến kỹ năng nói... Vì thế khi 
ra đời, nhiều học sinh không nói rõ nghĩa, không biết nói ra những điều mình nghĩ, 
không truyền đạt chính xác thông tin, cảm xúc bản thân... Các em chưa tự tin, chủ 
động, hoạt bát trình bày quan điểm, tình cảm, ý kiến quan điểm bản thân.
 Mặt khác, một thực tế dễ nhận thấy là các em học sinh lớp 10 mới bước chân 
vào trường THPT, làm quen với môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới... nên 
các em còn khá bỡ ngỡ, rụt rè. Trong khi đó, bậc THPT là một cấp học có vị trí 
quan trọng trong việc hoàn thiện các kỹ năng, năng lực, phẩm chất... trở thành “bệ 
phóng”, là hành trang để các em có thể trở thành một công dân tự chủ khi bước 
vào đời. Vì vậy, nếu giáo viên không chú trọng nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học 
sinh thì các em sẽ không dám bộc lộ cá tính, quan điểm, ý kiến của riêng mình, dần 
dần các em tự thu mình vào trong tập thể, trong “vỏ ốc” của chính mình. Do đó, 
việc nâng cao kỹ năng nói cho học sinh là rất quan trọng, giúp các em tự tin, mạnh 
dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình.
 1 đặc thù luyện nói như Trình bày một vấn đề, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, 
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn... Mặt khác, các biện pháp được áp dụng vào các 
tiết đọc văn còn mang tính riêng lẻ, chưa có sự kết nối hệ thống nên khả năng phát 
triển kỹ năng nói cho học sinh chưa cao và kết quả chưa rõ ràng.
 Từ thực tế đó, đề tài lần đầu tiên đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể góp 
phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 trong các giờ đọc văn. Ở đề tài này, 
tôi đã cụ thể hoá bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học có 
minh họa cụ thể, dễ áp dụng. Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của học 
sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại.
 3 - Để có được kỹ năng, con người cần vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào trong hành 
động, hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của hoạt động ấy. Dấu hiệu này 
thể hiện mặt bên trong của kỹ năng, cho thấy kỹ năng không chỉ thuần túy là kỷ 
thuật hành động mà còn là sự hiểu biết: biết về đối tượng và biết cách vận dụng 
để tác động vào đối tượng.
- Nếu cá nhân vận dụng những yếu tố trên một cách tùy tiện thì hành động/hoạt động 
hoặc không đạt kết quả, hoặc kết quả chỉ mang tính ngẫu nhiên. Do đó, việc vận dụng 
tri thức, kinh nghiệm của cá nhân cần đảm bảo đúng (với yêu cầu của hành động/hoạt 
động), thuần thục, linh hoạt và đem lại kết quả nhất định cho hành động/hoạt 
động ấy. Đây là dấu hiệu cho thấy, kỹ năng phản ánh năng lực của cá nhân vì nó 
được hình thành trong hoạt động, được đánh giá cũng bằng sản phẩm của hoạt động.
 Từ khái niệm “kỹ năng”, khái niệm “ngôn ngữ nói” tôi cho rằng: Kỹ năng 
ngôn ngữ nói (Gọi ngắn gọn là kỹ năng nói) là sự vận dụng những tri thức, kinh 
nghiệm hành động/hoạt động lời nói đã có của cá nhân vào thực hiện có kết 
quả hành động/hoạt động cụ thể trong các điều kiện, tình huống xác định.
 Yêu cầu cần đạt của kĩ năng nói: Nói rõ ràng, mạch lạc ý tưởng, thông tin, 
quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có 
tính đến quan điểm của người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu 
thị và văn hóa thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong 
thảo luận, tranh luận.
 Đánh giá hoạt động nói: Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và 
mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh 
luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao 
tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ.
 Kỹ năng nói là kỹ năng cho chúng ta khả năng giao tiếp hiệu quả. Những kỹ 
năng này cho phép người nói truyền tải thông điệp, hiểu biết lẫn nhau, biểu lộ tình 
cảm, nguyện vọng của mình một cách say mê, chu đáo và thuyết phục. Kỹ năng 
nói cũng giúp đảm bảo rằng người ta sẽ không bị hiểu lầm bởi những người đang 
lắng nghe. Rèn luyện kỹ năng nói tốt, giáo viên vừa giúp các em thể hiện mình, tự 
bày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa giúp các em phân tích, 
đánh giá một cách tự tin trước tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phục 
những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất 
lượng dạy học môn Ngữ văn.
1.3. Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng nói cho hQc sinh trong giờ hQc văn
 Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao 
tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn 
ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ 
để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là 4 kỹ năng: nghe, 
nói, đọc, viết cho học sinh.
 5 chương mà còn hình thành cho các em kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết (năng lực giao 
tiếp tiếng Việt), đặc biệt là kỹ năng nói.
 Để tìm hiểu sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói của 
học sinh qua giờ đọc văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát 12 giáo viên ở đơn vị công 
tác thông qua trao đổi trực tiếp và dự giờ thăm lớp. Qua khảo sát điều tra, tôi nhận 
thấy tất cả giáo viên đã ý thức được kỹ năng nói có vai trò quan trọng đối với học 
sinh. Việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn là rất cần 
thiết phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông mới năm 2018. Nhận thức được vai trò 
và sứ mệnh quan trọng của mình nên trong quá trình giảng dạy phần đọc văn, 
nhiều giáo viên đã chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để rèn luyện 
kỹ năng nói cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả tiết dạy. Mặc dù có những 
nỗ lực cố gắng hết sức như vậy nhưng trên thực tế rất ít giáo viên thành công qua 
tiết dạy. Điều này được lí giải bởi kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh 
chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết, đọc, giáo viên vẫn còn lúng túng trong 
khâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp. Giáo viên chưa tích cực 
hóa các hoạt động học tập của học sinh, chưa tạo điều kiện cho học sinh hoàn cảnh 
giao tiếp thuận lợi như không khí hào hứng của lớp học, thái độ hợp tác của những 
người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên, 
chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ... Mặt khác, trong thời 
lượng 1 tiết dạy đọc văn (45 phút) có hạn, số lượng học sinh quá đông, giáo viên 
phải tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tri thức trọng tâm của bài học 
(kỹ năng đọc) nên không có nhiều thời lượng để tạo điều kiện cho tất cả các em 
học sinh được nói (kỹ năng nói). Giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời 
gian, chú trọng vào việc dạy học các tri thức mà bỏ qua khâu luyện nói cho học 
sinh. Một khó khăn nữa của giáo viên THPT trong việc rèn luyện và nâng cao kỹ 
năng nói cho học sinh là hiện chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc rèn 
luyện kỹ năng nói học sinh (Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo rèn 
luyện kỹ năng viết và kỹ năng đọc hiểu khá nhiều). Do đó, trong một tiết học, việc 
luyện kỹ năng nói mới chỉ tập trung ở một số em học sinh khá giỏi, chăm ngoan 
còn những học sinh yếu hơn, lười học thì bị thụ động, thiếu tự tin không phát huy 
được khả năng của mình. Dù có tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thì những em 
này cũng ngồi im. Kết quả là các em chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, ý 
kiến của mình hoặc có em mạnh dạn nhưng diễn đạt ý của mình lủng củng, vụng về.
 Từ những khó khăn của giáo viên dẫn đến sản phẩm giáo dục của chúng ta là 
các em chắc chắn bị ảnh hưởng. Qua thực tiễn giảng dạy và tiến hành thăm dò khảo 
sát ngẫu nhiên 100 học sinh khối lớp 10 (Bằng trao đổi trực tiếp lẫn thăm dò qua 
phiếu điều tra ở Phụ lục 1), tôi nhận thấy: Đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước 
tập thể, rất ngại nói, không tự tin nói trước đông người. Khi tham gia nói trong các tiết 
học, lời nói của học sinh không tự nhiên, học sinh thường nói lủng củng, ngập ngừng, 
không rõ ràng, có nhiều em có dự kiến trong đầu nhưng không diễn đạt được rõ thành 
câu có nghĩa. Trong khi nói, có em còn sử dụng từ địa phương, điều này ảnh hưởng 
đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này. Một thực trạng
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_ki_nang_noi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở tr.pdf