Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 - - - - - - - - - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 10 LĨNH VỰC: TOÁN Giáo viên : Nguyễn Thị Liên Số điện thoại : 0962.628.206 Giáo viên : Hoàng Văn Sinh Số điện thoại : 0915.359.919 Tổ chuyên môn : Toán - Tin Năm học: 2020 - 2021 2.7. Giải quyết công việc nhóm.23 2.8. Kĩ năng ghi chép.24 2.9. Quản lí hoạt động nhóm..27 2. 10. Đánh giá hoạt động nhóm30 Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm trong một số hoạt động dạy ..........34 3.1. Hoạt động hình thành khái niệm, định lí34 3.2. Hoạt động luyện tập37 3.3. Hoạt động vận dụng40 Giải pháp 4: Tổ chức làm việc nhóm trên hệ thống zoom và qua mạng xã hội: facebook, zalo, ................................................................................44 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM......................................................45 4.1. Thực trạng...45 4.2. Kết quả thực nghiệm...45 4.3. Một số minh chứng sau khi thực hiện sáng kiến.46 PHẦN III. KẾT LUẬN..............................................................................................47 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................47 2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................47 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................49 3.Tính mới của đề tài: Đây là đề tài tương đối mới, đảm bảo tính khoa học và ứng dụng cao. Đề tài giúp học sinh phát huy tối đa năng lực hợp tác, nâng cao chất lượng học tập, tạo tiền đề cho làm việc nhóm ở bậc đại học, sau đại học, cho cuộc sống sau này. Đề tài thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực. 2 - Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của các bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. - Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bảo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kến của mình, biết lắng nghe chất vấn ý kiến của bạn; từ đó giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. - Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của học sinh được phát triển. 1.4. Hạn chế - Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một số lý do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu giáo viên không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài học sinh khá tham gia còn lại các học sinh khác không hoạt động. - Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thẫn gay gắt với nhau. - Thời gian có thể bị kéo dài. - Với những lớp có sĩ số đông hoặc chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận dễ dẫn tới lớp ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác. 1.5. Các cách thành lập nhóm Có rất nhiều cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học. Một số tiêu chí để thành lập nhóm: 1. Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm. 2. Các nhóm ngẫu nhiên. 3. Nhóm ghép hình. 4. Các nhóm với những đặc điểm chung. 5. Các nhóm cố định trong một thời gian dài. 6. Nhóm có học sinh khá, giỏi hỗ trở học sinh yếu kém. 7. Phân chia theo năng lực học tập khác nhau. 8. Phân chia theo các dạng học tập. 9. Nhóm với các bài tập khác nhau. 10. Phân chia học sinh nam và nữ. 2. Năng lực hợp tác Năng lực hợp tác có thể coi là những kĩ năng, kĩ xảo về khả năng tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong việc tổ chức, quản lí và thực hiện 4 Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học căn cứ trên các thành tố năng lực và chỉ số tiêu chí chất lượng hành vi, xây dựng khung tiêu chí và mã hóa dưới dạng điểm để giáo viên đánh giá học sinh và học sinh đánh giá học sinh (xem bảng 2). Bảng 2 Thành tố Tiêu chí Điểm NL tối đa Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ 1 Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ được 0.75 1. Nhận giao nhiệm vụ Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao 0.5 Từ chối nhận nhiệm vụ 0 Hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt 1 động của nhóm. Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng đôi 0.75 lúc chưa chủ động Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạt hoạt động nhóm 0.5 2. Tham gia Không tham gia ý kiến xây dựng hoạt động nhóm 0 xây dựng kế hoạch hoạt Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm 1 động của của mọi người trong nhóm nhóm Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các 0.75 thành viên khác trong nhóm Chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên 0.5 khác trong nhóm Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên 0 khác trong nhóm. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời 2 3. Thực hiện chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm nhiệm vụ và Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa 1 hỗ trợ giúp chủ động hỗ trợ các thành viên khác đỡ các thành viên khác Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa 0.5 hỗ trợ các thành viên khác 6 - Giải quyết vấn đề và ra quyết định. - Thu thập thông tin và các ý tưởng. - Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết. - Đàm phán và giải quyết xung đột. - Thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và tăng cường ý thức về bản thân trong các mối quan hệ với những người khác. - Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể. - Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động cụ thể. 5. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc hiệu quả - Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. - Giai đoạn lập kế hoạch. - Giai đoạn thực hiện. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để đánh giá thực trạng về nhu cầu, động cơ, hứng thú làm việc nhóm, mức độ hiểu biết về năng lực hợp tác nhóm của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra 53 giáo viên và 123 học sinh của 3 lớp 10A3, 10A6 và 10A8 (trường THPT Nghi Lộc 5) thông qua phiếu điều tra và nhận được kết quả sau: Phân tích kết quả điều tra Tầm quan trọng của hoạt động nhóm. Không quan Rất quan trọng Quan trọng Bình thường trọng GV HS GV HS GV HS GV HS 50% 45% 32,1% 35,3% 10,9% 12% 7% 7,7% Những việc thực hiện làm việc nhóm trong lớp còn ít, mức độ thường xuyên thấp. Đa số các giáo viên và học sinh có hiểu biết về khái niệm năng lực hợp tác và nhận thức được sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 73,3% giáo viên và 72,6% học sinh đều đánh giá ở mức “rất cần thiết” 22,7% cho là “cần thiết”. Đánh giá biểu hiện kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm như sau: Không bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm; Rất thường xuyên: 4 điểm Các kĩ năng Mức độ biểu hiện 8 Chúng tôi tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn để tìm nguyên nhân của thực trạng. * Thuận lợi Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Việc xử lí tình huống trên lớp tốt đẹp, đơn giản tạo được môi trường học tập để học sinh tương tác phát huy tính năng động. Học sinh rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động, luôn vâng lời thầy cô, từ đó nếu tổ chức ra một hoạt động thì các em rất nhiệt tình tham gia đạt hiệu quả cao. * Khó khăn Phụ huynh học sinhđa phần làm nghề nông và công nhân nên việc ý thức về dạy kĩ năng cho học sinh còn hạn chế, khó phối hợp với phụ huynh.Một số học sinh “luôn có tư tưởng chỉ biết riêng mình, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên, không quan tâm lợi ích tập thể”, nên học sinh chỉ biết mình phải quyết tâm thực hiện một nhiệm vụ nào đó để hưởng được phần thưởng cho riêng mình mà thôi. Để thay đổi tư tưởng đó không phải một sớm một chiều. Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt.Do vậy giáo viên ngại đổi mới, ngại dạy theo nhóm, có giáo viên chỉ tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức, chưa phù hợp với nội dung bài dạy dẫn đến kết quả chưa cao.Trong hoạt động nhóm, một vài học sinh có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận vấn đề không liên quan hoặc có thể xảy ra trường hợp học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán. Thường khó để đánh giá học sinh một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và sự bình xét của các bạn. III. GIẢI PHÁP Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng cá nhân trong làm việc nhóm 1.1. Lắng nghe 1.1.1. Mục đích - Giúp học sinh nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại trong nhóm. - Phản ánh sự tôn trọng (xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. - Tạo ra sự liên kết cảm xúc giữa người nói và người nghe. - Hạn chế và cũng là giải quyết xung đột hiệu quả, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. 10 Thể hiện mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể thông qua các biểu cảm: Ngạc nhiên, gật đầu, tròn mắt phân vân, Đối mặt: Nhìn người nói Cử chỉ, tư thế: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi hướng về phía người nói. Trong quá trình dạy giáo viên luôn nhắc nhở học sinh để rèn luyện thái độ này. - Đưa ra ý kiến các nhân Đưa ra những nhận xét và góp ý thì đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ nhiều hơn. Ví dụ 3.Sau khi nhóm trình bày nội dung báo cáo Giáo viên yêu cầu các nhóm nêu nhận xét và đưa ra góp ý để phần trình bày được hoàn thiện Giáo viên hướng dẫn: Đối với hình thức: • Trình bày khoa học chưa? • Màu sắc hợp lí không? • Chữ viết đủ to chưa? Các đường kẻ có thẳng không? • Giấy có phẳng không • Chữ viết đúng, đẹp chưa? Đối với nội dung: • Đầy đủ chưa? • Đúng kiến thức không? • Nên đưa thêm nội dung nào? • Nên bớt nội dung nào? Đối với trình bày: • Nói đủ nghe chưa? • Rõ ràng không? • Diễn cảm không? • Phong thái thế nào? Nếu nhóm đưa ra được nhận xét đúng và có ý kiến hay sẽ được cộng điểm vào kết quả cuối cùng. 1.2. Chất vấn 1.2.1. Mục đích Tác động và phản ánh kĩ năng đối thoại, tranh luận giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_luyen_ky_nang_lam.docx