Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường tính tích cực học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 ban Khoa học xã hội

docx 83 trang sk10 18/05/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường tính tích cực học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 ban Khoa học xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường tính tích cực học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 ban Khoa học xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường tính tích cực học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 ban Khoa học xã hội
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH 
TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO 
 HỌC SINH LỚP 10 BAN KHXH”
 Lĩnh vực: PP giảng dạy môn Hoá học 
 Người thực hiện: TRẦN VĂN ÂN
 Tổ: TỰ NHIÊN 2
 ĐT: 0976344244
 NĂM HỌC: 2020 - 2021
 MỤC LỤC
 TT Nội dung Trang
 PHẦN I MỞ ĐẦU
 I Lý do chọn đề tài 3
 II Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3
 III Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4
 IV Phương pháp nghiên cứu 4
 V Phạm vi nghiên cứu 4
 VI Kế hoạch nghiên cứu 4
 VII Những đóng góp của đề tài 5
PHẦN II NỘI DUNG
Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 6
 I Cơ sở lí luận 6
 II Cơ sở thực tiễn 6
Chương II Nội dung 10
 I Một số khái niệm 10
 II Một số giải pháp tăng cường tính tích cực học tập môn 15
 hoá học.
 III Thiết kế một số bài dạy minh hoạ 20
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 55
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
 Tài liệu tham khảo
 3 II- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
1. Mục đích
 - Xây dựng giải pháp chung cho việc tăng cường sự hiệu quả, tính tích cực 
trong hoạt động dạy – học của môn Hóa học.
 - Giúp học sinh có cách tiếp cận, cách nhìn, cách học tập một sự tích cực 
trong môn học.
 - Giúp giáo viên có phương pháp tốt hơn khi giảng dạy cho học sinh, đặc 
biệt là học sinh ban KHXH được nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
 - Kết nối giữa giáo viên với học sinh được thân thiện, tích cực hơn.
2. Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài.
 - Đưa ra giải pháp để thực hiện đề tài.
 - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của đề tài.
III- Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
 - Quá trình giảng dạy kiến thức mới cho học sinh ở trên lớp tại trường 
THPT, đặc biệt là với học sinh ban KHXH.
 - Quá trình ôn tập, luyện tập cho học sinh.
 - Các phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT.
 - Phương pháp dạy học đặc thù cho học sinh ban KHXH.
2. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh khối lớp 10 trường THPT Nam Đàn 1 ban cơ bản không có tiết 
tự chọn môn Hoá học. 
3. Giả thuyết khoa học
 - Học sinh tiếp cận được cách thức học tập môn học Hóa học.
 - Năng lực nhận thức, tính tích cực của học sinh sẽ được nâng cao.
IV- Phương pháp nghiên cứu
 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm các khái niệm cơ bản, các phương pháp tính, các công thức tính.
 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Kết quả đánh giá kĩ năng làm bài của học sinh
Kết quả đánh giá sự vận dụng của học sinh vào việc giải quyết bài tập trong chủ đề
 V. Phạm vi nghiên cứu
 5 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lí luận
 Điều 30 của Luật giáo dục mới năm 2019 như sau: "Phương pháp giáo dục 
phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp 
với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng 
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; 
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; tăng cường ứng dụng công 
nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục".
 Từ năm học 2022-2023 sẽ áp dụng chương trình GDPT mới 2018 trong đó có 
việc là môn Hoá học là một trong các nhóm môn mà học sinh được lựa chọn có học 
hay không học.
 Trên cơ sở của yêu cầu cấp thiết việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm 
phát huy các phẩm chất năng lực của học sinh, người thầy cần vận dụng và sáng tạo 
các phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm đem lại tính tích cực, sự 
hứng thú, sự tự tin trong học tập cho học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn
1- Thực trạng chung của học sinh ban KHXH khi học tập môn Hóa học. 
 Thực tiễn quá trình dạy học của tôi tại trường THPT Nam Đàn 1, tôi nhận thấy 
các học sinh học định hướng ban KHXH tiếp cận môn Hóa học rất nặng nề, gần như 
không có sự hứng thú, ít có sự tích cực trong hoạt động học tập và kết quả thu được 
từ học sinh phải nói là rất thấp, cực thấp. Kết quả định lượng qua những lần thi 
KSCL hay thi THPTQG nói chung là thấp so với mặt bằng chung của học sinh thuộc 
cùng vùng miền.
 Qua thực tiễn tìm hiểu tôi thấy được những nguyên nhân sau: 
Thứ nhất với môn học thì môn Hóa học là môn học rất trừu tượng nhưng cũng rất 
thực tiễn đòi hỏi học sinh có phẩm chất năng lực cao. 
Thứ hai là với học sinh thì do một là môn học khó, học sinh mất đi cái gốc của môn 
học này ở THCS; hai là các học sinh không có tư tưởng học với tất cả các môn nói 
chung (gọi là đến trường cho có tên); ba là học sinh học định hướng thi khối C, D, 
 những học sinh này đều thuộc loại chung là học sinh ban KHXH và vì thế mà 
những học sinh này đều rất thờ ơ khi học tập môn Hóa học. 
Thứ ba là với giáo viên thì một là chưa phân tích hết các yếu tố đến từ học sinh để 
hiểu vì sao học sinh không tích cực học, hai là quá rập khuôn kiến thức của SGK, ba 
là phương pháp tổ chức, kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học chưa phù hợp, ....
 Để giúp học sinh ban KHXH có cái nhìn tích cực hơn trong học tập môn Hoá 
học, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực của các học 
sinh không lựa chọn định hướng khối thi có môn Hoá học tại trường THPT Nam 
 7 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lí luận về phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy-học môn Hóa học. 
1. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học là gì?
 Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học (PPDH). 
Ở trong này PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV 
và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
 PPDH có ba bình diện:
 - Bình diện vĩ mô là quan điểm về PPDH. Ví dụ: Dạy học hướng vào người 
học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,
 - Bình diện trung gian là PPDH cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo 
luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, 
 - Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao 
nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật 
các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,...
 Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV 
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
 Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. 
Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia 
nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ... 
2. Một số phương pháp dạy học tích cực liên quan đến đề tài nghiên cứu
 * Phương pháp dạy học nhóm
 * Phương pháp giải quyết vấn đề 
 * Phương pháp dạy học dự án
 * Phương pháp Bàn tay nặn bột
 * Phương pháp dạy học theo góc
2.1. Phương pháp dạy học nhóm
 * Dạy học nhóm còn có những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học 
theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong 
một khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm sẽ tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập 
trên cơ sở được phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó 
được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
 * Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ 
đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
 9 2.3. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)
 * Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện 
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. 
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch 
đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu 
là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
 * Quy trình thực hiện: 
 - Bước1: Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề
+ Xây dựng tiểu chủ đề
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
 - Bước 2: Thực hiện dự án
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp các kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày kết quả
+ Phản ánh lại quá trình học tập
2.4. PP Bàn tay nặn bột
 * Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dành cho các môn 
học tự nhiên, đó là phương pháp giảng dạy dựa trên tìm tòi khám phá thí nghiệm. 
Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí 
nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được 
đặt ra trong cuộc sống. Với một vấn đề khoa học, HS có thể tự đặt ra câu hỏi, giả 
thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, 
phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò 
mò, ham mê khám phá của học sinh.
 * Phương pháp "Bàn tay nặn bột" luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình 
nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp 
đỡ của giáo viên. Thầy cô giáo sẽ nêu vấn đề để học sinh tự đi tìm tình huống cần 
giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt 
 11 3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực có trong đề tài nghiên cứu
 Đọc, hiểu nội dung các kĩ thuật dạy học giúp giáo viên có được sự phong phú 
trong cách thức dạy học. Giúp giờ học của học sinh luôn sôi động, tích cực, đạt hiệu 
quả cao. 
 Các kĩ thuật mà tôi thường sử dụng trong dạy học là:
 * Kĩ thuật chia nhóm
 * Kĩ thuật giao nhiệm vụ
 * Kĩ thuật đặt câu hỏi
 * Kĩ thuật khăn trải bàn
 * Kĩ thuật các mảnh ghép
 * Kĩ thuật động não
 * Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” 
 * Kĩ thuật xem, phân tích Video
 * Kỹ thuật Kipling (5W1H) (What, where, when, who, why, how).
 13 1. Giải pháp lựa chọn nội dung dạy học kiến thức mới và dạy học các bài luyện 
tập cho học sinh ban KHXH. 
 Theo tôi, để học sinh ban KHXH có được tính tích cực trong học tập môn Hoá 
học thì người giáo viên cần nghiên cứu, chọn lọc các kiến thức, phản ứng đảm bảo 
các yếu tố sau trong bài giảng của mình:
 a. Với nội dung bài học kiến thức mới
+ Cần chọn lọc các kiến thức trọng tâm nhất, càng ít càng tốt, không cần đi vào chiều 
sâu kiến thức.
+ Cần chọn lọc các nội dung câu hỏi có liên quan đến vai trò thực tiễn, giải quyết 
vấn đề thực tiễn. 
+ Cần chọn lọc các phản ứng cơ bản nhất, dễ viết PTHH nhất cho học sinh. Các phản 
ứng này có các hoá chất thường gặp như kim loại Na, K, Mg, Ca, Ba, Al, Fe, Cu, Ag 
; các phi kim như H2, Cl2, O2, S ; các axit HCl, H2SO4, HNO3 ; muối của các kim 
loại trên.
+ Củng cố, khắc sâu kiến thức của mỗi bài học bằng lược đồ tư duy.
 b. Với nội dung dạy học bài luyện tập, ôn tập
+ Hệ thống hoá kiến thức bằng lược đồ tư duy.
+ Lựa chọn hệ thống câu hỏi chủ yếu mức độ nhận biết và mức độ thông hiểu, mức 
độ vận dụng thấp.
+ Lựa chọn hệ thống bài tập chủ yếu mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng thấp. 
+ Lựa chọn các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn, gần với học sinh nhất. 
 c. Một số ví dụ về lựa chọn nội dung câu hỏi bài tập có gắn với thực tiễn
 (Xem phụ lục 1)
2. Giải pháp tạo vở ghi chép bài dành cho học sinh ban KHXH.
 Từ thực tiễn dạy học, ta thấy được các học sinh ban này thường chủ yếu là ghi 
chép bài giảng, đặc biệt hầu như là trên bảng chữ nào thì học sinh ghi chữ đó. Thứ 
2 là học sinh cứ nhìn từng chữ một để ghi, vì thế thời gian dành cho việc ghi chép 
của học sinh cũng là tương đối nhiều.
 Do vậy để tiết kiệm thời gian cho việc ghi chép của học sinh và cũng để học 
sinh không ghi sai, lại có được những kiến thức trọng tâm nhất thì một giải pháp nữa 
được đề xuất đưa vào đó là tạo một vở ghi bài giảng cho học sinh. Và có thể trong 
vở bài soạn này có những bài tập rèn luyện cho phù hợp với đối tượng học sinh đang 
dạy.
 Ví dụ: TẬP VỞ GHI HỌC SINH CHỦ ĐỀ HALOGEN
 (Xem ở phụ lục 2)
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tang_cuong_tinh_tich.docx