Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 262020TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

doc 57 trang sk10 18/09/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 262020TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 262020TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 262020TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN THPT THEO 
 THÔNG TƯ 26/2020/TT- BGDĐT NHẰM PHÁT TRIỂN
 PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN MỤC LỤC
 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 2. Đối tượng nghiên cứu
 3. Mục đích nghiên cứu: 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 5. Phương pháp nghiên cứu
 6. Tổng quan và tính mới của đề tài
 PHẦN HAI: NỘI DUNG
 1. Cơ sở khoa học của đề tài
 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 1. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
 2. Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định 
 kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT 
 nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
 2.1. Xác định loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá 
 định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm 
 phát triển phẩm chất năng lực học sin
2.2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn 
THPT theo thông tư 26 nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
2.3. Xây dựng các dạng đề kiểm tra và tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì 
môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển 
phẩm chất năng lực học sinh
2.3. Tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 
26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Tổ chức thực nghiệm BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NLVH : Nghị luận văn học
NLXH : Nghị luận xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa vị trí, vai trò rất quan trọng. Thông qua kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể 
nắm bắt khả năng học sinh lĩnh hội kiến thức chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với 
mục tiêu mình đặt ra trong giảng dạy, từ đó tạo điều kiện cho người dạy nắm 
vững hơn tình hình học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá còn giúp người 
dạy nắm bắt thông tin phản hồi từ phía người học để có thể điều chỉnh quá 
trình dạy kịp thời và hợp lí. Qua kiểm tra đánh giá, mới có thể biết được 
những năng lực Ngữ văn của học sinh đã được phát triển như thế nào. Để có 
được sự kiểm tra, đánh giá chính xác, nhất thiết phải có hệ thống câu hỏi, đề 
bài phù hợp, đảm bảo mục tiêu dạy học.
 Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 
số 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 
đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông 
ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh 
trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học. Đây là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời giúp 
giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, quy 
chế xếp loại, hình thức, nội dung, loại hình kiểm tra đánh giá cũng có những 
điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Tiếp thu tinh thần đổi mới giáo dục nói chung, 
đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng, các giáo viên Ngữ văn hiện nay đã có ý 
thức cải tiến cách thức dạy học bộ môn, từ khâu chuẩn bị bài, lên lớp đến 
khâu kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, ở việc ra đề, đặc biệt là đề kiểm tra, đánh 
giá định kì giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa thoát khỏi tâm lí lệ thuộc vào 
các tài liệu tham khảo. Chủ động đổi mới trong việc ra đề kiểm tra đánh giá 
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản đối với môn Ngữ văn còn là yêu cầu khá 
cao đối với không ít giáo viên.
 Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng 
động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập, 
chúng tôi chọn vấn đề “ Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm 
tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- 
BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh” (áp dụng cho học 
sinh khối 10) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy. 
 2. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp 
triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT 
theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học 
sinh móc, rập khuôn, thiếu mạnh dạn của giáo viên trong định hướng phát triển 
năng lực cho học sinh.
 Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn nêu ý tưởng và triển khai đề tài, thử 
nghiệm triển khai một cách cụ thể, hệ thống trong các đợt kiểm tra đánh giá 
giữa kì, cuối kì theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
Thông qua việc làm bài nghiêm túc, cầu tiến, học sinh vừa rèn luyện phẩm 
chất trung thực, yêu thương, chuyên cần và trách nhiệm, vừa bồi dưỡng năng 
lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực 
ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ... 
 Đề tài chú trọng xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá dựa trên bảng 
đặc tả và ma trận đề với sự hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản tương ứng với 
chương trình và SGK lớp 10 hiện hành. Chúng tôi tập trung nghiên cứu các 
giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ 
văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất 
năng lực học sinh. dung kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, khách quan, công bằng, tích hợp cả 3 
phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt, bám sát bảng đặc tả và ma trận đề. 
Hơn thế, đề KTĐG đảm bảo các tiêu chí: tính toàn diện, độ tin cậy, tính khả 
thi, phân hóa đối tượng HS và đạt hiệu quả cao.
 1.1.1.2. Các loại hình năng lực cần hình thành - phát triển cho học sinh 
thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 
 Khái niệm “năng lực”(competency) có nguồn gốc tiếng Latinh 
“competentia”. Xoay quanh khái niệm này có nhiều cách hiểu khác nhau: sự 
thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc,... Năng lực 
bao gồm sự tổng hợp, chuyển hoá các yếu tố kiến thức, kĩ năng và thái độ mà 
một cá nhân có để hành động thành công trong các tình huống mới. Do đó, 
cũng có thể hiểu năng lực là khả năng giải quyết, sự sẵn sàng giải quyết các 
tình huống. John Erpenbeckcho rằng: “Năng lực được tri thức làm cơ sở, 
được sử dụng như khả năng được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua 
kinh nghiệm và được hiện thực hoá qua ý chí”. Còn Weinert định nghĩa: 
“Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm 
giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội 
và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và 
hiệu quả trong những tình huống linhhoạt”. Như vậy, năng lực là một thuộc 
tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, 
thái độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động có trách nhiệm. Kháiniệm năng 
lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là một loại năng 
lực, nhưng khi nói phát triển năng lực cũng có thể hiểu đó là phát triển năng 
lực hành động. Thông thường, người ta chia các thành phần của năng lực bao 
gồm:
 - Năng lực chuyên môn (professional competency): Là khả năng thực 
hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên 
môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó 
được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với các 
khả năng nhận thức và tâm lí vận động.
 - Năng lực phương pháp (methodical competency): Là khả năng đối với 
những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các 
nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm phương pháp chung và 
phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những 
khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được 
tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề.
 - Năng lực xã hội (social competency): Là khả năng đạt được mục đích 
trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động kiểm tra 
đánh giá môn Ngữ văn định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho 
học sinh ở trường trung học phổ thông
 Để nắm bắt thực trạng tổ chức tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn 
Ngữ văn định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường trung học phổ 
thông, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 20 
giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Đô Lương 1, THPT Đô 
Lương 3 ( phụ lục 1) và nhận thấy: 
 a) Thuận lợi
 Trước hết, thuận lợi đối với việc ra đề Ngữ văn theo định hướng phát 
triển phẩm chất năng lực chính là sự chuyển hướng của mục tiêu giáo dục nói 
chung và những chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về đổi mới kiểm tra 
đánh giá. Đó chính là cơ sở để GV có thể mạnh dạn đổi mới cách ra đề kiểm 
tra đánh giá môn Ngữ văn nói chung, chương trình Ngữ văn 10 nói riêng.
 Thứ hai, thuận lợi xuất phát từ sự chuyển biến trong nhận thức của cán 
bộ quản lí và GV giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT về vai trò, ý 
nghĩa của hoạt dộng kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung, môn Ngữ văn 
nói riêng.
 Thứ ba, những thành tựu của khoa học về vấn đề kiểm tra, đánh giá trên 
thế giới và trong nước nói chung, trong bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng tạo 
điều kiện thuận lợi cho GV Ngữ văn trong việc tham khảo, học hỏi quy trình 
xây dựng và biên soạn đề kiểm tra theo định hướng mới.
 b) Khó khăn
 Thứ nhất, nhiều GV còn mơ hồ về kĩ năng kiểm tra, đánh giá (xác định 
mục tiêu, nội dung kiểm tra đánh giá; kĩ năng xác định các cấp độ của kiểm 
tra, đánh giá).
 Thứ hai, do còn hiểu đơn giản về nhận thức và yêu cầu phát triển phẩm 
chất, năng lực Ngữ văn cho HS nên việc ra đề kiểm tra còn chung chung, dẫn 
đến đề bài thiếu chất lượng.
 Thứ ba, những thành tựu về kiểm tra, đánh giá chưa thể đến được một ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có một 
số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học đã quy định cụ 
thể về sự kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối 
với các môn học. Cụ thể như sau:
 - Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực 
hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn, 
quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo ban hành.
 - Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến 
thức, kĩ năng đối với môn Ngữ văn quy định trong Chương trình giáo dục phổ 
thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo 
thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 
10.
2.1.1.2. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá
 a) Các loại kiểm tra, đánh giá
 - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
 + Kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn được thực hiện trong 
quá trình dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các 
nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt 
động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ 
GDĐT ban hành;
 + Kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn được thực hiện theo 
hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, sản 
phẩm học tập bộ môn;
 + Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định cho bộ môn Ngữ văn 
THPT là 04 con điểm.
 - Kiểm tra, đánh giá định kì:
 + Kiểm tra, đánh giá định kì bộ môn Ngữ văn THPT được thực hiện sau 
mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ 
hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trien_khai_thuc_hien.doc