Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Thuận Thành số 1 Bộ môn: Toán Bắc Ninh, ngày 12 tháng 02 năm 2023 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 10 năm 2022. 3. Các thông tin cần bảo mật: không có. 4. Mô tả giải pháp cũ thường làm: - Hoạt động khởi động môn Toán thường xuyên không được tổ chức trong quá trình soạn giảng. - Nếu có được tiến hành thì phương pháp tổ chức trong hoạt động thường đơn điệu chưa được đa dạng và phong phú. 5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: - Việc áp dụng sáng kiến có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn học. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học Toán. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho các em như: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề - Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT. 7. Nội dung: Như vậy khi sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động khởi động bài học nói riêng và trong dạy học nói chung sẽ tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: Học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng. Ngoài ra còn hình thành các kĩ năng xã hội cho các em: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày, đánh giá và tự đánh giá kết quả của mình và của bạn. Học sinh được học sâu và học thoải mái. * Biện pháp 2: Khởi động bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy - Bước 1: Giáo viên viết ra chủ đề của bài học trước ra giữa bảng với những từ thích hợp. - Bước 2: Chia lớp làm hai nhóm. Yêu cầu các nhóm lên bảng viết ra các kiến thức liên quan vào nhánh nhỏ. Nhóm nào hoàn thành xong theo yêu cầu của giáo viên trước sẽ thắng cuộc, mỗi học sinh chỉ viết một công thức liên quan. - Bước 3: GV gọi học sinh dưới lớp nhận xét chéo giữa hai nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại điểm số cho hai nhóm học sinh. * Kết quả đạt được Trong các giờ học có tổ chức các hoạt động khởi động đa dạng tạo được không khí học tập sôi nổi, thu hút học sinh vào các hoạt động học. Kết quả khảo sát cụ thể tại lớp 10A2 năm học 2022 - 2023. Mức độ hứng thú Số HS Tỉ lệ (%) Rất thích 30 65,2 Thích 11 23,9 Bình thường 5 10,9 Không thích 0 0 Sản phẩm được tạo ra từ sáng kiến: MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU. 1 1. Mục đích của sáng kiến.. 2 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 2 3. Đóng góp của sáng kiến trong các mặt... 2 PHẦN 2: NỘI DUNG.. 3 Chương 1: Khái quát thực trạng của vấn đề tổ chức hoạt động khởi 3 động khi dạy học Toán lớp 10 1. Ưu điểm.. 3 2. Hạn chế và nguyên nhân. 3 Chương 2: Những biện pháp của sáng kiến đã áp dụng trong trường 4 THPT Thuận Thành số 1.. 1. Cơ sở lí luận 4 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khởi động 6 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khởi động bằng tình huống có 6 vấn đề. 2.2. Biện pháp 2: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi.. 10 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động khởi động bằng kĩ thuật KWL 19 2.4. Biện pháp 4: Khởi động bài học bằng phương pháp sử dụng tranh 23 ảnh, video hoặc âm nhạc 2.5. Biện pháp 5: Khởi động bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy.. 26 2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương pháp 27 liên môn. Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của sáng kiến... 29 1. Mô tả cách thức nghiên cứu 29 2. Kết quả đạt được. 29 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCVĐ Tình huống có vấn đề TB Trung bình Việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10” nhằm các mục đích sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học Toán. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến - Tính mới : Bên cạnh các hình thức phổ biến trong hoạt động khởi động thường được sử dụng ở các trường THPT, sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp hoàn toàn mới mẻ, dễ thực hiện và có hiệu quả cao. - Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại trường THPT. trong đầu năm học 2022 - 2023 với những ưu điểm nổi bật là: + Trình bày hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động khởi động. + Đưa ra hệ thống các biện pháp đa dạng trong hoạt động khởi động. + Đưa ra cách thực hiện, những lưu ý khi áp dụng và các ví dụ minh họa cụ thể. + Các số liệu cụ thể chứng minh cho hiệu quả của việc áp dụng đa dạng các biện pháp trong hoạt động khởi động. 3. Đóng góp của sáng kiến trong các mặt - HS tích cực, hứng thú trong học tập từ đó góp phần phát triển năng lực của bản thân. - GV đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trọng tâm để từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy. 2 Về cơ sở vật chất - Một số thiết bị dạy học hư hỏng sau thời gian sử dụng nhưng việc sửa chữa chưa được kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học các môn học trong đó bộ môn Toán. Về phía học sinh - Nhìn chung các em còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức môn học, các kiến thức liên quan có trong thực tế nhưng không thể hiện cụ thể nên cảm thấy môn Toán xa rời thực tế, khó tiếp thu. Việc làm quen với kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học mới dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: tinh thần tự giác, hợp tác, giải quyết vấn đề còn yếu. Về phía giáo viên - Đa phần GV chỉ quan tâm đến hoạt động hình thành kiến thức mới mà ít khi đầu tư tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động khác. Trong những năm gần đây, việc soạn giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi mỗi tiết học gồm 5 bước, nhiều GV đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động khởi động bài học. Nhưng trên thực tế phần khởi động, học sinh ít được hoạt động. Hoạt động khởi động được GV đầu tư thực hiện nhưng chỉ khi có tiết đăng kí dạy tốt hoặc thi giáo viên giỏi các cấp. Nguyên nhân chính là do nhiều GV còn xem nhẹ những hoạt động này thường có thói quen bỏ qua hoặc nếu có tiến hành thì chỉ qua loa cho có, do tâm lí ngại thay đổi, không muốn đầu tư thời gian thực hiện các hoạt động khởi động, sợ sự ồn ào gây ảnh hưởng đến lớp học khác,Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN ĐÃ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm 4 động chứa đựng mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của học sinh, khiến các em có mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư: Hoạt động khởi động giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy nghĩ, tư duy của học sinh vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt đầu bài học, nếu giáo viên không có sự định hướng, học sinh sẽ loay hoay với rất nhiều câu hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy học sinh bị phân tán sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khởi động 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khởi động bằng tình huống có vấn đề Vai trò tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi động Tình huống có vấn đề (THCVĐ) là loại tình huống mà GV đặt ra trong quá trình tổ chức dạy học, trong những tình huống đó xuất hiện những mâu thuẫn mà chưa có lời giải đáp buộc HS phải tìm ra cách giải quyết. Đưa ra tình huống có vấn đề sẽ giúp cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh nguồn tri thức. Khởi động bài học bằng đưa ra THCVĐ tiết học sẽ trở nên sôi nổi ngay từ đầu bởi những ý kiến, tranh luận của học sinh. Các bước tiến hành khởi động bài học bằng giải THCVĐ Bước 1. Giáo viên đưa ra THCVĐ. Bước 2. Yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến của mình về THCVĐ. Bước 3. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học. Lưu ý khi đưa ra tình huống có vấn đề - THCVĐ phải phù hợp với nội dung của bài học. - THCVĐ phải phù hợp với nhận thức, đặc biệt là tư duy của HS cấp THPT. 6 - GV chiếu hình ảnh “Cột cờ Lũng Cú” và đưa ra câu hỏi để HS thảo luận theo bàn. + Cột cờ Lũng Cú nằm ở tỉnh nào? + Đường lên cột cờ Lũng Cú có bao nhiêu bậc thang? + Nêu sự hiểu biết của em về cột cờ Lũng Cú. - HS thảo luận và nêu các ý kiến. - GV nhận xét và đưa ra một số thông tin giới thiệu về “Cột cờ Lũng Cú” và đưa ra THCVĐ liên quan đến bài học. Từ chân bệ cột cờ và đỉnh bệ cột cờ, bạn Nam đo được góc nâng (so với phương nằm ngang) tới một vị trí dưới chân núi lần lượt là 45và 50 . Chiều cao h của đỉnh Lũng Cú so với chân núi là bao nhiêu mét? 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_kho.pdf