Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10

pdf 10 trang sk10 23/06/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG 
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG 
 HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ 10 
 Tác giả: Lưu Thị Phương 
 Giáo viên Tổ: Lý - KTCN 
 Trường THPT Hàm Rồng 
 Năm học 2012 – 2013 
 1 - Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào 
để cho học sinh học tốt, đi thi có giải. 
 - Khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề 
cho bồi dưỡng các đội tuyển 11, 12. 
 - Xác định được phương hướng ôn tập, học tập cho học sinh, tạo điểm nhấn 
sức vượt cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Vật lí. 
 - Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ 
môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. 
 - Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương 
pháp dạy học bộ môn của mình một số bài học thực tiễn. 
 - Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học 
sinh. 
 - Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học 
tới. 
 - Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp c ng đơn vị. 
Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm 
nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học 
thường xuyên, học suốt đời. 
 3 *. Nguyễn Tuấn Vũ 
 *. Lê Quốc Cường 
 *. Lê Duy Linh 
 *. Trần Văn Quang 
 *. Dương Tất Minh 
 *. Lê Nguyên Nhất 
 *. Nguyễn Quốc Khánh 
 *. Lê Thị Ngọc Mỹ 
 - Lớp A10: 
 *. Trần Thị Thu Giang 
 *. Lê Thị Hồng 
 *. Nguyễn Văn Thuận 
 *. Đỗ Minh Thành. 
2. Bước 2: Khi đã có đội tuyển HSG cần kiểm tra chặt chẽ đối tượng học sinh 
tham gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kĩ năng kiến thức 
- kĩ năng học bài ở nhà. 
 - Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch 
đã đạt được mặt còn hạn chế của đối tượng dựa trên đặc điểm tính cách của từng 
học sinh đã lựa chọn để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những tồn tại hạn chế cho từng 
em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việc trả và chấm 
bài cho học sinh trong đội tuyển. Yêu cầu các em làm bài nghiêm túc, đầy đủ, đọc 
thêm các sách có liên quan. 
3. Bước 3: Sưu tầm các đề thi các dạng bài tập hay cho đội tuyển . 
 - Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học 
sinh tự hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiến tới nâng 
dần việc tự học của học sinh. Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được 
kiến thức cơ bản từ SGK vào bài thi. Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK 
nâng cao. Học sinh tự nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung 
cơ bản từ đó giúp cho việc tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao 
bồi dưỡng có hiệu quả hơn. 
4. Bước 4 : Làm u n với đề thi HSG năm trước c a trường 
 - Làm quen với các đề thi năm trước. Đây cũng là cách giáo viên giúp cho 
học sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh 
giỏi. Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và sự phản xạ với 
các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao. Học sinh đội tuyển luôn có tầm để 
đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu, có khả năng phát huy năng lực tư 
duy, kiến thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình trạng bị 
động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi đọc 
đề. 
 5 .Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc chuyên đề định 
giảng dạy. Tìm ra phương pháp tiếp cận học sinh có hiệu quả nhất. 
8. Bước 8 :Khích lệ động viên về mặt tinh thần cho các m trong đội tuyển 
 - Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự 
tin trong khi tham dự đội tuyển. 
Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm 
bài. Cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ 
đoànTạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển. 
- Phối hợp với bạn bè, gia đình động viên để các em học tốt hơn. 
- Mời các học sinh cũ đang học đại học hoặc đang công tác, đặc biệt là những em 
có thành tích học sinh giỏi về nói chuyện với các em, khơi gợi lòng say mê, quyết 
tâm phấn đấu. 
- Kích thích lòng yêu thích môn Vật lý thông qua các buổi ngoại khóa Vật lý. Ví 
dụ, năm nay học sinh khối lớp 10 trường THPT hàm Rồng được tham gia cuộc thi 
làm tên lửa nước. Mỗi lớp tham dự 2 tiết mục, lớp nào có tên lửa bay xa nhất sẽ có 
giải. Thực tế tất cả các em (kể cả các em không trong đội tuyển) rất nhiệt tình háo 
hức tham gia, mỗi lớp chia làm 2 nhóm làm tên lửa, các em rất sáng tạo trong việc 
lắp thêm đồng hồ đo áp suất, làm tên lửa 3 tầng Cuộc thi thật sự đã đem lại nhiều 
niềm vui, say mê sáng tạo đến với các em học sinh trong toàn khối. 
9. Bước 9: Ch động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng th o thời gian 
 - Giáo viên tự chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian, 
địa điểm hợp lí. Tránh ôn gấp rút, ôn trong thời gian dài, hoặc ôn kiểu nhồi nhét 
kiến thức. 
 - Tranh thủ trong những buổi học chung của cả lớp, giáo viên đan xen những 
bài tập khó, gợi mở chung, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo của các em trong đội 
tuyển. 
 - Giáo viên thường xuyên giao bài tập về nhà cho các em trong đội tuyể, thu 
và chấm, đồng thời nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể. 
 - Tranh thủ những lúc cuối buổi học, c ng với các em trong đội tuyển giáo 
viên giải đáp các thắc mắc những bài tập khó cho các em, c ng các em tranh luận 
một số khúc mắc. 
10. Bước 10:Thực hiện trình tự ôn tập 
 - Giáo viên nên ôn theo từng phần, rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao. Giáo 
viên thường xuyên giao bài, giao các nội dung cần tìm hiểu cho các em về nhà tự 
đọc, làm bài. Luôn lắng nghe ý kiến và thỏa mãn yêu cầu giải đáp kiến thức, kỹ 
năng cho học sinh. Tăng tính tích cực làm việc của thầy và trò, kích thích sự tự tìm 
tòi của học sinh là chủ yếu. 
11. Bước 11:Ghi chép kết u thi c a học sinh. 
 - Giáo viên thường xuyên ghi chép kết quả các bài kiểm tra của học sinh, gặp 
gỡ để nắm bắt các tình huống khi học sinh làm bài. Giáo viên chủ động liên lạc với 
 7 CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN. 
 Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển 10 cấp 
trường ở một trường đã có bề dày thành tích. Thường xuyên các năm, đội tuyển Vật 
lý lớp 12 của trường đều nằm trong tốp 10 của Tỉnh, bản thân thấy đề tài này có thể 
sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Vật lí ở nhiều loại hình dưới đây: 
 - Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học. 
 - Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện 
phương pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể. 
 - Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận 
dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo 
và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn. 
 - Qua việc nghiên cứu sáng kiến này còn cho thấy người giáo viên phải luôn 
cập nhật thông tin, chú ý cách kiểm tra đánh giá một cách linh động, sáng tạo. 
 - Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng 
lúc cũng là bài học đóng góp lên sự thành công. 
 - Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này bản thân nhận thấy sự thành 
công của đội tuyển 10 môn Vật lí nói riêng và các đội tuyển khối 11, 12 nói chung 
đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có sự tìm tòi sáng tạo. 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh.pdf