Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10

doc 13 trang sk10 29/09/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAO THỦY
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 
 TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
 Tác giả: Phùng Thị Dung
 Trình độ chuyên môn: cử nhân
 Chức vụ: tổ phó chuyên môn
 Nơi công tác: trường THPT Giao Thủy
 Nam Định, ngày 1 tháng 4 năm 2015 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP
 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
 Từ năm học 2014 – 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc đổi 
mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo 
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Những định hướng 
đổi mới giáo dục không chỉ đổi mới về chương trình giáo dục là chuyển từ 
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng 
năng lực, phẩm chất trên cơ sở đối mới cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp 
dạy học, hình thức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn 
định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình. Mục 
tiêu của đổi mới giáo dục chính là giúp mỗi người “học để biết, học để làm 
việc, học để tồn tại và học để chung sống”. Hướng tới mục tiêu đó chương 
trình giáo dục phổ thông đã xác định một trong năm phẩm chất cần đạt của 
học sinh là “có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và 
môi trường tự nhiên”.
 Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội trong những năm qua đã 
làm thay đổi xã hội và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên sự phát 
triển kinh tế chưa cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường 
toàn cầu cũng như ở Việt Nam đã suy thoái, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm 
nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường lại tác động trở lại gây ảnh hưởng 
rất lớn đến sức khỏe, đời sống con người và các hoạt động kinh tế. Biểu hiện 
là những hiểm họa của suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống 
của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân 
loại và mỗi quốc gia.
 Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự 
thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là 
biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp 
thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông 
qua giáo dục, từng cá nhân và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi 
trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục môi 
trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
 Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong công 
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát 
triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội đảm bảo sự phát 
triển bền vững quốc gia. Trong những giải pháp đưa ra thì giải pháp tăng 
cường giáo dục môi trường rất được chú trọng. Cụ thể hóa và triển khai thực 
hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ 
môi trường.
 Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích 
hợp vào các môn học và các hoạt động. Hệ thống kiến thức và kĩ năng của 
giáo dục môi trường được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo 
hướng tích hợp nội dung trong các môn học, thông qua chương trình dạy học Bài 9: tiết 2: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Mức độ 
tích hợp là liên hệ. mục 2: Quá trình bóc mòn làm thay đổi địa hình bề măt 
Trái Đất; mục 3: quá trình vận chuyển; mục 4: quá trình bồi tụ
Bài 10: Thực hành. Mức độ liên hệ, toàn bài
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Mức độ tích 
hợp bộ phận và liên hệ. Mục II. Phần 2: sự phân bố nhiệt độ không khí trên 
Trái Đất.
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số 
sông lớn trên Trái Đất. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. thủy quyển; mục II. 
Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Mức độ tích 
hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố hình thành đất, tập trung khai thác 
phần 6 “con người”, ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện được bằng 
cách liên hệ.
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh 
vật: Mức độ tích hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự 
phát triển và phân bố của sinh vật. Tập trung khai thác phần 5: “con người” 
ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện được bằng cách liên hệ.
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 
Mức độ tích hợp liên hệ cả bài.
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. Gia 
tăng dân số, tập trung vào phần 1. Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số 
đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. Mức độ tích hợp 
bộ phận. Mục III. Đô thị hóa, tập trung vào phần 3. ảnh hưởng của đô thị hóa 
đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực.
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục I. Các nguồn lực 
phát triển kinh tế , phần 2. các nguồn lực nhất là nguồn lực tự nhiên.
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp. 
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục 
I. vai trò và đặc điểm của nông nghiệp, phần 2. đặc điểm của sản xuất nông 
nghiệp.
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. Ngành 
trồng rừng.
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát 
triển và phân bố công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố 
ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, tập trung khai thác các nhân 
tố tự nhiên.
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. Công 
nghiệp năng lượng.
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch 
vụ. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và 
phân bố các ngành dịch vụ.
Bài 36: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển, phân bố 
ngành giao thông vận tải. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh 
hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. - Tình huống nhân – quả: đây là tình huống đi tìm nguyên nhân của một kết 
quả, tìm bản chất của một hiện tượng, động cơ sâu xa của một hành vi. Ví dụ: 
tìm nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và phương 
pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng:
 Chương trình Địa lí lớp 10 là địa lí đại cương nên nội dung có tính khái 
quát rất cao. Học sinh cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày 
càng được mở rộng và sâu thêm nhờ có các phương tiện thông tin và thực tế 
địa phương, đất nước. Vì vậy, khi giảng dạy tôi thường đưa những nội dung 
bài học gắn liền với thực tế bản thân, gia đình các em cũng như địa phương, 
đất nước để các em thấy rõ hơn, sâu sắc hơn vấn đề của toàn cầu, nhân loại. 
Từ đó giúp các em đưa ra những giải pháp thiết thực và có định hướng, điều 
chỉnh hành vi bản thân trong đời sống để chung tay giải quyết các vấn đề môi 
trường.
Ví dụ: khi dạy bài 37: địa lí các ngành giao thông vận tải tôi đặt một số câu 
hỏi giúp các em thấy rõ ảnh hưởng của các loại hình vận tải đến môi trường và 
đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề đó như:
- Mỗi loại hình vận tải có ảnh hưởng gì đến môi trường ? đó là môi trường 
nào?
- Theo em chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tác động của các loại hình vận tải 
đến môi trường?
 Ở mỗi cộng đồng, địa phương đều có vấn đề môi trường bức xúc riêng. 
Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học 
sinh, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. 
- Dạy học theo dự án: Đây là hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện 
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết 
hợp lí thuyết với thực hành. 
 Trong năm học 2012 -2013 với việc tham gia chương trình BREES do 
UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Sinh quyển - Con người Việt 
Nam kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức tôi đã hướng dẫn 
học sinh lớp 10B4 thực hiện một đề án ở địa phương, đó là “Sử dụng đệm lót 
vi sinh trong chăn nuôi ở các hộ gia đình”. Kết quả thực hiện khá khả quan. 
Đề án đã được nhận “Giải thưởng sinh quyển”, được nhân dân địa phương 
đánh giá tốt và áp dụng ngày càng rộng trong thực tế đời sống góp phần thích 
ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
2.3. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học:
 Trong những năm qua cùng với việc tự sưu tầm trên mạng, sách báo tôi 
đã khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh về môi trường. Hiện nay tôi đã có 
một bộ tài liệu tranh ảnh khá phong phú. Trong các tiết học tôi đã sử dụng các 
tranh ảnh đó như một phương tiện trực quan đồng thời như một kênh thông tin 
giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và các 
giải pháp về vấn đề môi trường. Việc sử dụng các tranh ảnh còn thu hút được 
sự chú ý, hứng thú của học sinh trong từng bài giảng làm cho giờ học thêm sôi 
nổi, hiệu quả. Phương pháp này không tốn nhiều kinh phí nhưng lại có hiệu 
quả cao trong giảng dạy. PHỤ LỤC
1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sang kiến: không
2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế:
 Một số hình ảnh được sử dụng trong 1 số bài học:
 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Sử dụng trong bài 11,15,17, 31, 37, 41)
 Hậu quả của ô nhiễm môi trường (Sử dụng trong bài 11, 18, 41) - Thiết bị dạy học: máy chiếu, 1 số tranh ảnh về môi trường.
- Học liệu: giáo án, tư liệu tham khảo
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, SGK, tập bản đồ
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về môi trường.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định lớp: 1 phút
3.2. Kiểm tra bài cũ : không
3.3. Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm, chức năng của môi trường
 và vấn đề ô nhiễm môi trường (25’)
 Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: sử dụng tranh ảnh, thảo luận nhóm
 Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/nhóm
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về môi I. Môi trường:
trường - Môi trường xã hội loài người 
 Hoạt động nhóm: (môi trường địa lí) là toàn bộ 
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi không gian bao quanh Trái 
nhóm 2 bàn Đất có quan hệ trực tiếp đến 
Bước 2: HS dựa vào sơ đồ trang 158 SGK, sự tồn tại và phát triển của xã 
kiến thức đã có để điền thông tin vào phiếu hội loài người
học tập trong 5 phút - Môi trường sống của con 
GV: quan sát, gợi ý người:
Bước 3: HS đại diện các nhóm trình bày, các + Khái niệm: là tất cả hoàn 
HS khác nhận xét, bổ sung cảnh bao quanh con người có 
GV : bổ sung, cung cấp 1 số hình ảnh về môi ảnh hưởng tới sự sống và phát 
trường và bảng thông tin phản hồi triển của con người, đến chất 
HS suy nghĩ dựa trên kết quả thảo luận trả lời lượng cuộc sống của con 
câu hỏi : người.
Môi trường là gì ? + Phân loại: gồm Mt tự nhiên, 
GV bổ sung và chuẩn kiến thức về môi MT nhân tạo và MT xã hội
trường, phân loại của nó
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi : con người tác 
động vào môi trường làm nó thay đổi như thế 
nào ? II. Chức năng của môi 
GV : bổ sung và cung cấp 1 số hình ảnh về trường, vai trò của môi 
tác động tích cực cũng như tiêu cực của con trường đối với sự phát triển 
người đến môi trường. của môi trường :
Dựa trên các hình ảnh về ô nhiễm môi Đọc SGK
trường, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: ở địa 
phương em loại ô nhiễm nào đáng lo ngại 
nhất ?
HS suy nghĩ , trao đổi với bạn bên cạnh nêu 
những nguyên nhân và hậu quả của tình trạng 
ô nhiễm môi trường theo mô hình bánh xe 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tich_hop_giao_d.doc