Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy thí nghiệm thực hành và thí nghiệm biểu diễn môn Vật lý 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy thí nghiệm thực hành và thí nghiệm biểu diễn môn Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy thí nghiệm thực hành và thí nghiệm biểu diễn môn Vật lý 10
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN MÔN VẬT LÝ 10 ---------------------------------------###---------------@---------------###---------------------- -------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƢỜNG THPT TRẤN BIÊN MÃ SỐ Ngƣời thực hiện : NGÔ NGỌC BÍCH HA Ø Lĩnh vực nghiên cứu: Phƣơng pháp dạy học bộ môn Năm học 20ï11 - 2012 ---------------------------------------###---------------@---------------###------------------ 3 ------------ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN MÔN VẬT LÝ 10 ---------------------------------------###---------------@---------------###---------------------- -------- Trong chương trình Vật lý THPT hiện nay được viết theo tinh thần đổi mới nội dung cấu trúc chương trình , nội dung sách giáo khoa cũng có nhiều thay đổi so với sách giáo khoa cũ . Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học cho phù hợp là một yếu tố cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành con người mới . Để giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất các tri thức khoa học chúng ta những nhà sư phạm nhất thiết phải trang bị cho các em một phương pháp học tập mới bằng chính sự nỗ lực tích cực chủ động động sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu tự tìm ra chân lý khoa học .Có như vậy thì các em mới mở mang kiến thức , vốn hiểu biết của mình, biết vận dụng tri thức khoa học vào thực tế và chất lượng giáo dục và đào tạo mới được nâng lên . Xuất phát từ những lý do trên cùng với qúa trình tích luỹ các kinh nghiệm giảng dạy các năm qua , tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm và hệ thống lại các bài học có sử dụng dụng cụ thí nghiệm đạt hiệu quả cũng như trình bày các thí nghiệm thực hành mà giáo viên trường THPT TRẤN BIÊN đã và chưa thực hiện được . ( Vật lý 10 ) 2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Kiểm điểm lại những việc đã và chưa làm được qua việc sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng , hiệu quả của giờ lên lớp và rút ra những bài học kinh nghiệm . Đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . 3. NHIỆM VỤ CỦA KINH NGHIỆM : Xác định cơ sở khoa học , trong giai đoạn hiện nay phải luôn đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh , phải sử dụng triệt để các thiết bị dạy học ,hướng dẫn học sinh tự làm thiết bị dạy học bằng những vật liệu có sẵn để hoàn thành chương trình mục tiêu của giờ lên lớp . ---------------------------------------###---------------@---------------###------------------ 5 ------------ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN MÔN VẬT LÝ 10 ---------------------------------------###---------------@---------------###---------------------- -------- Luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam nêu rõ " Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động , tư duy sáng tạo của người học , bồi dưỡng năng lực tự học , lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ...." ( Điều 4 Luật giáo dục ) Phương pháp giáo dục ở phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác , chủ động sáng tạo của học sinh rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui , hứng thú học tâp của học sinh ( Điều 24 chương 2 Luật giáo dục ) Theo chỉ thị , hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục , Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai, trường THPT Trấn Biên cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở các thiết bị giáo dục hiện có , khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học , thực hiện đầy đủ các bài thí nghiệm thực hành các môn được quy định trong chương trình căn cứ vào kiến thức kỹ năng, nội dung sách giáo khoa mới. CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG MÔN VẬT LÝ CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẤN BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 2.1- Đặc điểm của trƣờng THPT TRẤN BIÊN 2.1.1- Những thuận lợi cơ bản - Được sự quan tâm của UBND Tỉnh Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Đồng Nai. Trường THPT được xây dựng mới hoàn toàn với 45 phòng học, nhiều phòng chức năng, phòng thí nghiệm , trong đó có 2 phòng Thí nghiệm vật lý SGD đào tạo trang bị cho rất nhiều dụng cụ thí nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ có năng lực : giáo viên có trình độ thạc sĩ, giáo viên trình độ đại học , riêng đối với môn Vật Lý trường có 10 giáo viên được đào tạo chính quy có trình độ chuyên môn tay nghề cao có năng lực sư phạm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy , luôn có tinh thần đổi mới học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. 2. 1.2- Những khó khăn cơ bản: - Việc trang bị dụng cụ TN cho môn vật lý của trường vẫn chưa đáp ứng dược yêu cầu của bài giảng. Việc thiết kế hai dãy bàn song song trong phòng TN theo tôi cũng chưa được hợp lý vì các em làm việc theo nhóm thường 8 em một nhóm nếu xếp theo hàng dọc các em rất khó thảo luận, do đó khó phát huy hết khả năng của tất cả các em trong nhóm . Một phòng thì sử dụng bàn vuông kích thước lớn nên khi làm TN các em không với tới các dụng cụ nếu bố trí ở giữa cho các bạn khác cùng quan sát. ---------------------------------------###---------------@---------------###------------------ 7 ------------ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN MÔN VẬT LÝ 10 ---------------------------------------###---------------@---------------###---------------------- -------- - Thiết bị cũ kỹ, sử dụng không hiệu quả dẫn đến sự nhàm chán cho học sinh, lẫn giáo viên làm thí nghiệm. - Thiết bị mới được bổ sung, vận hành tốt nhưng số lượng hạn chế do đó học sinh chỉ được quan sát giáo viên làm, nên hạn chế về mặt quan sát học sinh. - Do số lượng thiết bị vận hành tốt có hạn nên việc mượn đồ dùng của giáo viên phải đăng ký theo thứ tự, dẫn đến khi dạy qua bài thì thiết bị mới mượn được. - Việc mượn thiết bị của giáo viên trùng lặp như trên dẫn đến giáo viên sẽ dạy xong bài rồi gộp các thiết bị thí nghiệm vào một tiết cho hs quan sát nên không tạo ra sự sống động của bài giảng. - Các tiết thực hành trong vật lý, do đủ số bộ thực hành nên rất cuốn hút hs tự làm thí nghiệm. Ngoài ra trong bài báo cáo thực hành giúp học sinh nhận thức bài giảng, biết cách kiểm nghiện lại kiến thức mình đã học và tính khoa học trong việc nghiên cứu về vật lý. 2.4 - Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý - Giáo viên phải khắc phục khó khăn trước mắt tận dụng triệt để các thiết bị hiện có của nhà trường để giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay . Bên cạnh đó đòi hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo nghiên cứu tìm tòi tự làm thêm các thiết bị phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Học sinh phải tích cực tự giác chủ động sáng tạơ sử dụng thiết bị dạy học theo sự hướng dẫn của giáo viên . CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG MÔN VẬT LÝ 3.1 - Đối với nhà trƣờng : Để giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả cao các thiết bị dạy học ban giám hiệu cần có sự quan tâm , chỉ đạo sát sao việc sử dụng thiết bị của giáo viên thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý cùng tổ chuyên môn về những chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất , luôn động viên khích lệ tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên khắc phục khó khăn khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu các thiết bị đôi khi còn chưa chính xác . 3.2 - Đối với tổ chuyên môn : Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, đưa ra bàn bạc trao đổi những vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học rút ra những kinh nghiệm những bài học bổ ích trong việc sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất nhằm không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học . 3.3 - Đối với giáo viên ---------------------------------------###---------------@---------------###------------------ 9 ------------ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN MÔN VẬT LÝ 10 ---------------------------------------###---------------@---------------###---------------------- -------- Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học được trang bị với việc khai thác sử dụng thiết bị tự làm để cho giờ học thêm phong phú . - Để có thể thực hiện các nguyên tắc trên đòi hỏi giáo viên phải xác định vai trò vị trí của thiết bị dạy học được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ sư phạm cụ thể , giáo viên phải xác lập được quan hệ giữa thiết bị dạy học với nội dung bài giảng để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp dạy học giáo viên phải nắm chắc cấu tạo tính năng tác dụng nguyên lý hoạt động của thiết bị dạy học dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và các hoạt động trên lớp khi sử dụng thiết bị dạy học . - Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào sự ham muốn thích thú của học sinh , giáo viên phải tạo ra sự ham muốn đó bằng các việc làm cụ thể như đặt ra tình huống có vấn đề trong quá tình sử dụng thiết bị dạy học giáo viên phải khẩn trương tổ chức các hoạt động cho học sinh không để thời gian chết trong quá trình tiến hành thí nghiệm Hướng học sinh quan sát thí nghiệm bằng hệ thống câu hỏi định hướng nhằm vào mục tiêu của giờ học YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHI HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH Giáo viên khi hướng dẫn HS thực hành cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: 1. Soạn bài, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, mẫu báo cáo thực hành, vật liệu tiêu hao... cho các bài thực hành trước khi hướng dẫn cho HS làm thí nghiệm thực hành. 2. Kiểm tra HS và củng cố lại cơ sở lí thuyết của bài thực hành, phán đoán các tình huống xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm thực hành. 3. Phân nhóm thực hành hợp lí, hướng dẫn cách lắp đặt thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin, xử lí kết quả và cách viết báo cáo và trình bày thí nghiệm. 4. Theo dõi các nhóm thực hành, hướng dẫn HS thảo luận, khai thác, xử lí kết quả thí nghiệm, xử lí các tình huống đề xuất trong quá trình thực hành. Đánh giá năng lực thực hành của từng HS đảm bảo sự khách quan và công bằng thông qua sự theo dõi và kết quả báo cáo thực hành. 5. Hướng dẫn HS về an toàn, vệ sinh môi trường, bảo quản thiết bị thí nghiệm. 3.4 Đối với học sinh : - Trước tiên các em cần có lòng yêu thích say mê với khoa học vật lý yêu thích tìm tòi khám phá các kiến thức vật lý , có động cơ thái độ học tập đúng đắn để từ đó hình thành cho được một phương pháp học tập đúng đắn đặc trưng của môn Vật lý , có thói quen và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ hoặc làm các thiết bị phục vụ cho việc học tập của mình . ---------------------------------------###---------------@---------------###------------------ 11 ------------
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giang_da.pdf