Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy câu điều kiện (Conditional sentence - Conditional clauses) cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao

doc 22 trang sk10 27/10/2024 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy câu điều kiện (Conditional sentence - Conditional clauses) cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy câu điều kiện (Conditional sentence - Conditional clauses) cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy câu điều kiện (Conditional sentence - Conditional clauses) cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DẠY CÂU ĐIỀU KIỆN CHO HỌC SINH 
THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
 Tác giả: Trần Thị Mỹ Hạnh
 Điện thoại: 0971450988
 Email: myhanhnth2301@gmail.com
 Mã sáng kiến: 05.61
 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
1.1 Trong chương trình tiếng Anh trung học phổ thông (THPT), câu điều kiện hay 
còn gọi là mệnh đề điều kiện (Conditional sentence or Conditional clause - If 
clause) được bộ GD & ĐT đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống ở các khối 
lớp 10, 11.Các dạng bài tập thực hành vận dụng về mệnh đề này chúng ta có thể 
dễ dàng tìm thấy trong các phần Languge ; trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp 
THPTQG ; trong các đề thi học sinh giỏi các cấp; trong các đề thi IELTS; 
TOEFL; TOEIC, v.v... Ngoài ra, việc sử dụng tiếng Anh trong văn nói cũng như 
viết chẳng hạn như là viết thư; viết đơn; viết văn; trong giao tiếp hằng ngày bằng 
tiếng Anh, người học sử dụng 3 loại của câu điều kiện (Conditional sentences) 
này khá nhiều. Như vậy có thể nói đây là điểm ngữ pháp quan trọng trong chương 
trình tiếng Anh nói chung và chương trình THPT nói riêng. Để hầu hết người học 
sử dụng thành thạo mệnh đề điều kiện (If clause) là điều không phải dễ dàng gì. 
Vì sao? Muốn vận dụng lý thuyết vào việc làm bài đòi hỏi người học ngoài việc 
học thuộc lòng mẫu câu theo công thức (Formulas), còn có các "mẹo vặt" để nhớ 
lâu và vận dụng chính xác khi thực hành.
1.2 Tổ chức hoạt động tự học của học sinh là tiến trình tổ chức các hoạt động để 
hình thành kiến thức cho học sinh. Dưa trên cơ sở tự nhận thức của học sinh, tổ 
chức hoạt động tự học cho học sinh sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuât 
dạy học hiện đại để kích thích tư duy, nâng cao năng lực tự phát hiện, tự tìm tòi, 
tự nghiên cứu của học sinh. Tuy mới được vận dụng, nhưng phương pháp tổ chức 
hoạt động tự học của học sinh đã và đang tạo nên luồng gió mới trong không khí 
 3
 - Số điện thoại: 0971450988 E_mail: myhanhnth2301@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ môn Anh văn mà trọng tâm là phần 
của chương trình Anh văn 10,11.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 22 tháng 10 
năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Mục đích nghiên cứu:
 Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc học ngoại ngữ, đặc 
biệt là Tiếng Anh, ở bất kỳ một quốc gia nào cũng được chú trọng, quan tâm và 
đầu tư một cách thoả đáng. 
 Học Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đòi hỏi người học một 
đức tính cần cù, chịu tìm hiểu và đúc rút ra những kiến thức bổ ích cho riêng 
mình. Việc nắm vững một cấu trúc hay một cách nói trong Tiếng Anh sẽ giúp 
người học rất nhiều trong quá trình giao tiếp hoặc làm bài tập về phần đó. Người 
học sau một quá trình học tập, nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tổng quan về những 
gì mình đang học, đang nghiên cứu và từ đó có một hướng đi đúng trong cách học 
và lĩnh hội tri thức.
 Có thể với cùng một ý nghĩa của câu nói nhưng bằng những cách thức diễn 
đạt khác nhau mà người nói hoặc người viết sẽ đem lại cho người đọc, người 
nghe một sự cảm nhận sinh động về lời nói hoặc câu văn của mình.
Ví dụ:
 - If you don’t get up early, you will be late for school.
 (Nếu bạn không dậy sớm thì bạn sẽ muộn học)
 Ta có thể diễn đạt lại câu nói này như sau:
 - Unless you get up early, you will be late for school.
 Or: You will be late for school unless you get up early.
 5
 1.1.2 Cơ sở thực tiễn:
 Vào đầu năm học, bản thân tôi soạn và phát cho các em tờ rơi (handouts) 
và ôn tập cho các em - theo sự sắp xếp của phân phối chương trình - về các cách 
sử dụng các thì cơ bản trong tiếng Anh (Xem phần bài tập minh họa). Tôi yêu 
cầu các em phải thuộc ít nhất 3 câu cho mỗi loại thì và giải thích được vì sao em 
phải dùng thì đó. Việc kiểm tra này được tiến hành thường xuyên trong suốt năm 
học vào bất cứ lúc nào thích hợp. Chẳng hạn, tôi gọi em A "Could you please give 
the class a sentence used in Simple past tense?" Student A might answer: - "I 
bought a dictionary yesterday at a bookshop in town." Tôi hỏi thêm: "Why can/do 
you use this tense in this situation?" Student A might answer: - "Vì hành động 
'mua' đó được nêu cụ thể là ngày hôm qua nên em dùng từ bought và yesterday". 
Sau đó gọi học sinh khác lên nhắc lại và bổ sung. ''Vì có thời gian cụ thể là 
yesterday cho nên ta phải dùng thì quá khứ đơn, động từ phải chia ở thì qua khứ 
buy phải biến thành bought. Đại loại là như thế! Việc chất vấn được tiến hành cho 
tất cả các thì, tùy theo thì mà đưa tình huống vào để HS đặt câu ôn tập – Chú ý 
việc phát huy trí lực, nhận xét của HS cùng với việc buộc các em học thuộc lòng 
mỗi thì vài ba câu thì các em mới nhớ lâu được. Nếu các em chưa nắm được cách 
sử dụng thì cơ bản thì các em không thể hiểu và làm bài tập dạng mệnh đề điều 
kiện này được. Tài liệu (handouts) này được HS mang theo suốt năm học và được 
sử dụng khi cần thiết. 
 Đối với câu điều kiện, các công thức cùng các mẫu câu ví dụ như đã trình 
bày ở trên đều được các em thuộc lòng và được kiểm tra đột xuất.
Example: If I find her address, I’ll send her an invitation.
 I’ll send her an invitation if I find her address. (Type I) 
Example: If I found her address, I would send her an invitation. 
 I would send her an invitation if I found her address. (Type II) 
Example: If I'd found her address, I would have sent her an invitation. 
 I would have sent her an invitation if I'd found her address. (Type III) 
 7
 4. If . not= Unless (Trừ phi; nếu ...... không)
 Ví dụ:
 - I won't visit you if I don't have time
 → Unless I have time, I won’t visit you.
 - We'll go swimming if the weather is fine.
 → Unless the weather is fine, we won't go swimming.
 - If you don't attend the lecture, you can't say you understand it. 
 → Unless you attend the lecture, you can't say you understand it. 
Chú ý: Mệnh đề chứa “unless” không dùng trong dạng phủ định.
 - I will go out tonight unless I don't have so much work to do.
B. Câu điều kiện loại II (Conditional sentence type II)
 1. Cấu trúc:
 Clause 1 (would + V) + if + Clause 2 (the simple past tense)
 If + Clause 1 (the simple past tense) + , + Clause 2 (would + V)
 2. Cách sử dụng và ví dụ:
 – Diễn tả sự việc không có thật ở hiện tại hoặc tương lai 
 It is possible but very unlikely, that the condition will be fulfilled.
 Ví dụ:
 If it were cold now, we wouldn't turn on the fans.
 We wouldn't turn on the fans, if it were cold now.
 (But it is hot and we have to turn on the fans.)
 He would fly if he were a bird. 
 If he were a bird, he would fly.
 (But he isn't a bird and he can’t fly at all.)
Chú ý: Theo ngữ pháp truyền thống chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, 
 hiện nay “was” cũng được chấp nhận cho ngôi he, she, it và I, nhưng đối với 
 HS, ta nên bảo các em dùng “were” cho tất cả các ngôi để các em dễ nhớ.
 4. Các biến thể cơ bản:
 Clause 1 (might/ could + V) + if + Clause 2 (the simple past tense)
 If + Clause 1 (the simple past tense) + , + Clause 2 (might/ could + V) 
 9
 Ví dụ: 
 - I could have won a prize if I had taken part in the competition last 
 week.
 If I had taken part in the competition last week, I could have won a 
 prize. 
 - You could have gone to the cinema if you had finished your 
 homework last night.
 If you had finished your homework last night, you could have gone to 
 the cinema. 
 Clause 1 (might have + Past part...) + if + Clause 2 (had + Past part...) 
 If + Clause 1 (had + Past part...) + , + Clause 2 (might have + Past part...) 
 – Chỉ khả năng khách quan
 Ví dụ: 
 The last crop might have been better if it had rained much.
 If it had rained much, the last crop might have been better.
D. Câu điều kiện hỗn hợp II, III (Mixed conditional sentence type II and III)]
 1. Cấu trúc cơ bản:
 Clause 1 (would + V) + if + Clause 2 (had + Past part...) 
 If + Clause 1 (had + Past part...) + , + Clause 2 (would + V) 
 Ví dụ:
 - If I had been born in this town, I would like the life there.
 I would like the life in this town, if I had been born there. 
 (The fact that I wasn’t born in this town, so I don’t like the life there now.)
 - If I had followed your advice, I would have a job now.
 I would have a job now if I had followed your advice.
 (The fact that I didn’t follow your advice, so I don’t have a job now.)
 2. But for + noun + điều kiện loại II, III:
 But for: Nếu không có Dùng If it weren’t for + noun thế cho but for
 Ví dụ:
 a. You help me every day so I can finish my work.
 → But for your daily help, I couldn't finish my work.
 11
 If I were a bird, I would fly.
 → Were I a bird, I would fly.
 They would answer me if they were here.
 → Were they here, they would answer me.
 - Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were’ và dùng “ to V”
 If I learnt Japan, I would read Japanese books.
 → Were I to learn Japan, I would read Japanese books.
 If they lived in Australia now, they would visit the Opera House.
 → Were they to live in Australia now, they would visit the Opera House.
 3. Điều kiện loại III:
 - Đảo trợ động từ của thì quá khứ hoàn thành.
 If it had rained yesterday, we would have stayed at home.
 → Had it rained yesterday, we would have stayed at home.
 If he had trained hard, he would have won the match.
 → Had he trained hard, he would have won the match.
Chú ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ:
 Had it not been so late, we would have called you.
 Câu điều kiện trong Tiếng Anh là một phần ngữ pháp khá quan trọng trong 
cấu tạo của một đề thi Tiếng Anh. Dường như đối với bất kỳ một đề thi Tiếng 
Anh nào cũng đều có một hoặc vài bài tập có liên quan tới câu điều kiện. Chính vì 
điều này mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và đúc rút 
ra những điều tương đối bổ ích, có hệ thống về câu điều kiện, nhằm mục đích 
truyền thụ cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về nó. Mục đích cuối 
cùng trong việc giảng dạy của tôi và việc học tập của các em học sinh, đó là hiệu 
qủa sử dụng ngôn ngữ nói chung và việc áp dụng vào làm các bài tập có liên quan 
tới kiến thức của phần này nói riêng.
 Sau một quá trình thực nghiệm và theo dõi, kết quả thu được tương đối khả 
quan, hầu hết các em học sinh đã hiểu được thế nào là câu điều kiện, cấu tạo, cách 
dùng và cách biến đổi câu.
Ví dụ:
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_day_cau_dieu_kie.doc