Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------******---------- ĐỀ TÀI MỘT SỐ KỸ THUẬT TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC MÔN TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 MÔN: TOÁN NĂM HỌC: 2021 - 2022 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ---------******---------- ĐỀ TÀI MỘT SỐ KỸ THUẬT TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC MÔN TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 MÔN : TOÁN GIÁO VIÊN : PHẠM THỊ QUỲNH MY TỔ : TOÁN - TIN MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu 2 5. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 2 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 2 B. PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 2. Thế nào là kỹ thuật truyền cảm hứng 5 3. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh 5 3.1. Khái niệm dạy học song ngữ 5 3.2. Các mục đích của dạy học song ngữ 6 3.3. Các loại hình dạy học song ngữ 7 3.4. Sự cần thiết của dạy học song ngữ Anh – Việt 9 4. Từ vựng toán học 10 4.1. Từ vựng 10 4.2. Từ vựng toán học 11 4.3. Các đặc điểm của từ vựng toán học trong dạy học Toán bằng tiếng Anh 13 4.3.1. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam 13 4.3.2. Đặc điểm của từ vựng toán học trong dạy học toán bằng tiếng Anh 14 4.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong học từ vựng toán học bằng tiếng Anh 15 5. Thực trạng của việc dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường tác giả dạy trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 16 6. Kết quả về nhu cầu của học sinh phổ thông trường tác giả dạy đối với việc học Toán bằng tiếng Anh 16 5. Một số biện pháp sư phạm phát triển kĩ năng toán học bằng tiếng Anh 35 Kết luận chương 2 40 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41 1. Mục đích thực nghiệm 41 2. Tổ chức thực nghiệm 41 3. Nội dung thực nghiệm 41 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 42 4.1. Phân tích định tính 42 4.2. Phân tích định lượng 43 4.3. Kết luận chung về thực nghiệm 43 4.4. Hình ảnh trải nghiệm của học sinh 44 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45 1. Kết luận 45 2. Khuyến nghị 45 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1- Lý do chọn đề tài: Thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia năm 2020 nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy học và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đạt một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn năng lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Hiện nay, các trường học, lớp học theo mô hình dạy học song ngữ đang phát triển rất nhanh do nhận thấy các vấn đề cấp thiết này. Một trong các môn học được ưu tiên thử nghiệm đầu tiên đó là dạy học Toán song ngữ Anh – Việt bởi hai lí do. Thứ nhất, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất để giao tiếp trên thế giới. Thứ hai, Toán học là môn học có ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng và tương đối đơn giản. Học sinh không cần phải mất nhiều thời gian mà vẫn có đủ vốn từ để có thể theo học. Hơn nữa học Toán là học cách tư duy, học Toán bằng tiếng Anh là học cách tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh. Học Toán (và các môn khác) bằng tiếng Anh là thực hiện nguyên tắc học ngoại ngữ “Learning English through usage” (học tiếng Anh qua sử dụng tiếng). Cách học này nhằm khắc phục nhược điểm “học nhưng không sử dụng được” của một bộ phận lớn người học ở nước ta, đưa tiếng Anh từ ngoại ngữ (foreign language) trở thành ngôn ngữ thứ hai (second language). Tuy nhiên việc dạy học bằng tiếng Anh các môn khoa học nói chung và môn Toán nói riêng cũng có những khó khăn, thách thức: - Học sinh không sử dụng thường xuyên tiếng Anh trong các cuộc trò chuyện bình thường. - Trong khi đàm thoại tiếng Anh cũng yêu cầu phải có kĩ năng đọc và viết. - Sử dụng chính xác về ngữ pháp và từ vững rất quan trọng trong giao tiếp và kĩ năng xử lý khác trong văn bản học thuật. - Học sinh chưa hứng thú và yêu thích học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói chung và môn Toán nói riêng. Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông trung học của khu vực Miền Bắc và Bắc Trung Bộ theo định hướng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trong những năm học qua đã triển khai chương trình thí điểm dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Cụ thể ở tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa cũng đã triển khai thí điểm ở nhiều trường. Ở Nghệ An cũng đã bắt đầu triển khai thí điểm dạy học Toán bằng tiếng Anh tại trường THPT Phan Bội Châu. Thế nhưng, cái khó khăn lớn nhất là thiếu giáo viên chuyên ngành mà có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn và khả năng tiếng Anh của học sinh không đồng đều trong việc lĩnh hội kiến thức các môn khoa học bằng tiếng Anh. Hơn thế nữa, vì tiếng Anh mới chỉ là môn ngoại ngữ nên nhiều học sinh chưa yêu thích việc học tiếng Anh nói chung và học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói riêng, trong đó có môn Toán. 1 - Các biện pháp sư phạm dạy học môn Toán bằng tiếng Anh. - Một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 bằng tiếng Anh. 3 trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thực thi chính sách dạy Toán và các môn khoa học băng tiếng Anh tạo cho giáo viên dạy Toán và các môn khoa học như tôi có một sự thay đổi đầy trách nhiệm nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ năng lực hoạt động trong các lĩnh vực môn học này bằng tiếng Anh. Việc dạy toán cho người học ngoại ngữ tiếng Anh không chỉ nằm ở việc tạo ra các bài học hiểu được đối với học sinh mà còn trong việc đảm bảo rằng học sinh sử dụng ngoại ngữ mình cần để hiểu sự chỉ dẫn và biểu thị việc nắm khái niệm toán học bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Người học môn toán bằng ngoại ngữ tiếng Anh có nhiệm vụ kép là học đông thời một ngôn ngữ thứ hai và nội dung môn học. 2. Thế nào là kỹ thuật truyền cảm hứng. Truyền cảm hứng tức là truyền lửa, truyền sự hứng thú, say mê một vấn đề, nội dung nào đó cho người khác. Truyền cảm hứng cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng của người Thầy. Khi lên lớp chúng ta không chỉ làm nhiệm vụ dạy chữ cho học sinh mà chúng ta còn phải làm thế nào để học sinh yêu thích giờ học, từ đó mà yêu thích môn học, có như vậy mới phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Kỹ thuật truyền cảm hứng cho học sinh tức là sử dụng một số phương pháp, kỹ năng dạy học nhằm làm cho học sinh hứng thú hơn với môn học. 3. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh. 3.1. Khái niệm dạy học song ngữ “Dạy học song ngữ và mục đích của nó là gì?” là một vấn đề mới và chưa có câu trả lời chi tiết và rõ ràng, thậm chí chính dạy học đơn ngữ cũng vẫn còn có những câu hỏi xung quanh mục đích của nó. Dạy học song ngữ ở từng vùng, từng đất nước lại có các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dạy học song ngữ phản ánh phần lớn những chính sách của chính phủ hoặc các giá trị văn hoá truyền thống. “Song ngữ là khả năng vận dụng như người bản xứ từ hai ngôn ngữ trở lên”. “Song ngữ là khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên văn hóa, thành thạo hai ngôn ngữ trở lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm nhiều nền văn hóa” - Hội Đồng Châu Âu (2007). Song ngữ được phân thành bốn cấp độ khác nhau: 〈 Mức độ cá nhân. 〈 Mức độ gia đình. 〈 Mức độ xã hội. 5 đẳng giữa các ngôn ngữ và văn hoá, làm sống lại một ngôn ngữ, dạy ngoại ngữ hiệu quả hơn hoặc tạo ra các công dân sử dụng hai ngôn ngữ với hai nền văn hoá thì sẽ phát triển được các chương trình dạy học sử dụng hai ngôn ngữ và dựa trên hai nền tảng văn hoá. Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Vì vậy đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học sinh lĩnh hội tri thức của loài người. Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng t ạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu Chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh. Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 3.3. Các loại hình dạy học song ngữ Với các mục tiêu đa dạng như trên, Baker đã chia thành mười loại hình song ngữ trong quyển: “Foundations of Bilingual Education and Bilingualism” bao gồm 6 loại hình yếu (bảng 1.1) và 4 loại hình mạnh (bảng 1.2) như sau: Loại Ngôn ngữ được Mục tiêu Kết quả thu TT Loại hình học sử dụng trong dạy học/xã được sinh lớp học hội Nửa nhúng Ngôn 1 (Nhúng có N g ô n n g ữ ch í n h Đồng hoá Đơn ngữ ngữ phụ cấu trúc) Ngôn ngữ chính Nửa nhúng với các bài học rút (với các Ngôn 2 c h o h ọ c s i n h L 2 * Đồng hoá Đơn ngữ lớp học ngữ phụ (tổ chức ở một địa rút) điểm khác) Ngôn ngữ phụ (ép Phân biệt Ngôn Phân biệt 3 buộc, không được Đơn ngữ chủng tộc ngữ phụ chủng tộc lựa chọn) Chuyển dần từ Chuyển Ngôn ngôn ngữ phụ Đơn ngữ 4 Đồng hoá tiếp ngữ phụ sang ngôn ngữ q u a n h ệ chính 7 quá chậm đối với lứa tuổi phát triển ngôn ngữ. Đây cũng chính là hình thức học ngoại ngữ bấy lâu của dạy học Việt Nam. Tại Việt Nam, một số mô hình trường học song ngữ đã xuất hiện. Học sinh tại các trường này vẫn được học phần lớn các môn bằng tiếng Việt như các trường bình thường. Song song với chương trình chuẩn của Bộ, các em được học thêm một số môn học bằng tiếng Anh với người bản xứ như: Math, Science, Language Arts, ESL, bằng sách giáo khoa nước ngoài. Chương trình của hai hệ này hoàn toàn tách biệt. Giáo viên cũng không hề lặp lại kiến thức hay dịch lại sang ngôn ngữ kia. Điều này giúp tăng khả năng tự lĩnh hội kiến thức của học sinh, tạo tiền đề cho tương lai đi du học của thế hệ trẻ. 3.4. Sự cần thiết của dạy học song ngữ Anh - Việt Ở Việt Nam việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài là một vấn đề không mới. Chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã được thực hiện trên toàn quốc ở Việt Nam từ năm 1993. Mục tiêu chính của chương trình là hình thành đội ngũ học sinh có thể sử dụng tiếng Pháp hoàn hảo và có một trình độ khoa học tốt để có thể theo học đại học hoàn toàn hoặc một phần bằng tiếng Pháp khi kết thúc giáo dục phổ thông. Chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã thu được những thành công nhất định. Năm 2002, trong số 503/749 học sinh vào đại học có 70.78% (356 em) tiếp tục theo các chương trình Pháp ngữ, trong đó 12.52% học trong các trường đại học Pháp ngữ, 30.42% học trong các khoa tiếng Pháp, 27.83% du học tại các nước nói tiếng Pháp [xem 6]. Như vậy có thể thấy chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc tiếp tục học các chương trình Pháp ngữ ở bậc đại học. Gần đây chương trình này gặp khó khăn vì cơ hội sử dụng tiếng Pháp ở Việt Nam ngày càng hạn chế. Một thống kê gần đây cho thấy: tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ ba được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (cần lưu ý rằng có sự chênh lệch về dân số, như Trung Quốc với số dân hơn một tỷ người). Các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu, cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn một tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, học trong trường Như vậy, nếu như chúng ta có ước mơ được tiếp xúc với các nền văn minh tiên tiến nhất hiện nay (Mỹ, EU,), tiếp cận kho tri thức khổng lồ của nhân loại và được học tập, được khám phá,.. trong một thế giới không còn rào cản thì tiếng Anh chính là thứ đầu tiên chúng ta cần phải nắm vững. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_thuat_truyen_cam_hung_hoc_mo.pdf