Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10)

docx 20 trang sk10 28/01/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10)
 Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực
 (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10)
 TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO HƯỚNG
 GIÁO DỤC TÍCH CỰC
 (áp dụng ở bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” trong chương trình 
 GDCD lớp 10)
 ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới nghành giáo dục nói chung, giáo dục 
phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên 
cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 
2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục- đào tạo phải bằng 
“đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, 
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”
 Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần pải tăng cường nhiều hơn nữa việc đổi 
mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và triển khai 
việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS sinh năng lực tư 
duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
 Giáo dục công dân là một môn học ở trường phổ thông nên việc đổi mới dạy học theo 
hướng trên là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lý luận dạy học bộ 
môn. Thực trạng việc dạy học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông hiện nay đang 
còn là vấn đề nan giải. Sách giáo khoa và tài liệu phục vụ cho việc dạy học bộ môn đang 
còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Học sinh lơ là trong học tập,phụ huynh và 
xã hội không quan tâm cho đây là” môn phụ” nên các em học một cách đối phó. Chính vì 
vậy mà chất lượng đào taọ không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của bộ môn 
đề ra. Đó là những hạn chế lớn trong dạy học bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT 
hiện nay.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Cũng như bao môn học khác môn giáo dục công dân hiện nay vẫn thực hiện tốt việc 
vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn 
bằng nhiều hình thức và nhiều phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm 
giảng dạy của mình tôi đã lựa chọn một số phương pháp góp phần đem lại kết quả cao 
hơn .Chính vì vậy, tôi đã chọn và triển khai nghiên cứu đề tài : “Một số phương pháp 
giảng dạy giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực” là việc làm cần thiết.
 Xung quanh vấn đề phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài học từ trước tới 
nay đã có nhiều công trình đề cập đến. Nói chung những công trình nghiên cứu đã được 
tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp giáo dục tích cực trong 
dạy học. Đồng thời thông qua các công trình đó các tác giả đã nêu lên những biện pháp, 
cách thức để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thế nhưng , vấn đề lựa chọn cụ
Phạm Thị Thúy Phương 1 Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực
 (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10)
 1- Bài học truyền thống và hướng xây dựng bài soạn giáo dục công dân theo 
hướng giáo dục tích cực:
Việc đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân được tiếp tục hoàn thiện trên 
cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Lý thuyết cần được hoàn thiện trên cơ sở hiểu 
biết khoa học vững chắc về các tài liệu và tư tưởng dạy học môn giáo dục công dân.Về 
thực hành ứng dụng trên cơ sở xây dựng một mẫu bài giáo dục công dân theo phương 
pháp giáo dục tích cực.
 1.1 Quan niệm về bài soạn môn giáo dục công dân:
 Muốn bàn đến một số phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân theo hướng tích 
 cực không thể không đề cập đến quan niệm về bài soạn. Bất cứ một sự đổi mới hay 
 biến động nào của quá trình dạy học đều tác động trực tiếp đến khâu cơ bản là bài soạn 
 các phương pháp giảng dạy. Khi tư tưởng dạy học hiện đại đã chiếm ưu thế trong 
 trường học thì cách hiểu về bài soạn cũng không còn nguyên như cũ. Bài soạn được coi 
 là sáng tạo của giáo viên trong quá trình chuẩn bị. Tính sáng tạo của một bài học giáo 
 dục công dân lại càng được khẳng định hơn.
 Từ yêu cầu của việc dạy học môn giáo dục công dân nhằm làm sao phát huy cao 
 độ khả năng của chủ thể học sinh, bài soạn không phải là khuôn mẫu để giáo viên 
 truyền đạt những hiểu biết của bản thân mình, cho dù là những hiểu biết rất sáng tạo, rất 
 nới mẽ. Bài học giáo dục công dân theo phương pháp giáo dục tích cực không phải là 
 để truyền đạt sự sáng tạo mà để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Do vậy cấu trúc bài 
 soạn giáo dục công dân theo phương pháp giáo dục tích cực không phải là sự sắp xếp 
 một cách công thức, cứng nhắc những việc làm của giáo viên và học sinh theo một trình 
 tự nhất định. Bài soạn giáo dục công dân mới phải là một kết cấu lôgic, chặt chẽ , khoa 
 học, uyển chuyển, linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống, đơn vị học tập được đặt ra từ 
 bản thân nội dung tri thức của một bài giáo dục công dân, phù hợp với sự tiếp nhận của 
 học sinh. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao tác giáo viên dự tính 
 tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm lĩnh tri thức một cách hứng thú.
 1.2 Bài soạn truyền thống hay nói đúng hơn là giáo án cổ truyền mà chúng ta sử 
 dụng lâu nay được giáo viên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và đầy đủ chi tiết. Nội dung 
 của giáo án được giáo viên trích dẫn hay giảng giải từ nội dung của SGK , khi lên lớp 
 giáo viên cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu đến kết thúc.
 Thông thường giáo án cũ được giáo viên xây dựng theo cấu trúc của một giờ học
 gồm các nội dung như sau:
 - Kiểm tra bài cũ
 - Chuẩn bị tâm thế cho học sinh tiếp thu bài mới
 - Dạy bài mới
 - Cũng cố kiến thức hình thành ở học sinh
 - Hướng dẫn học sinh tiếp tục làm công việc ở nhà.
 Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định sẵn
 theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, giáo viên sắp xếp một
Phạm Thị Thúy Phương 3 Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực
 (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10)
 Để xây dựng bài học GDCD theo phương pháp cổ truyền hay phương pháp giáo dục 
tích cực vấn đề tài liệu cho bài giảng là khâu quan trọng nhất.
 Trước hết giáo viên phải tham khảo những tài liệu có liên quan đến nội dung bài học 
như: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, báo chí, ca dao-tục ngữ, 
tranh ảnh, băng đĩa, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm Việc làm này tuy đơn giản, 
thường xuyên , đôi lúc là phút giải lao thư giản hàng ngày nhưng đối với bộ môn GDCD 
là cả một vấn đề quan trọng. Vì vậy người giáo viên phải luôn luôn tiếp cận với những 
vấn đề nhạy bén mang tính thời sự để vận dụng vào bài giảng của mình, nhằm nâng cao 
năng lực nhận thức của học sinh đối với thực tiễn xã hội.
 Chẳng hạn như ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm” vào giảng dạy bài “Công dân với sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” hoặc báo phụ nữ, hạnh phúc gia đình, tài hoa trẻ, 
hoa học tròcó nhiều nội dung nói về tình yêu lứa đôi hay những vấn đề thầm kín của 
tuổi mới lớn hay sụ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồngnhững bài báo này vừa là 
công cụ giải trí của giáo viên vừa góp phần quan trọng vào giảng dạy bài “ Công dân với 
tình yêu hôn nhân-gia đình” trong chương trình GDCD lớp 10.
 Không những thế tri thức khoa học nói chung và tri thức của từng bộ môn cụ thể trong 
đó có môn GDCD nói riêng, suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, là sự tổng 
kết khái quát từ lao động hàng ngày của con người. Cho nên mọi sự kiện tưởng chừng 
như đơn giản xảy ra hàng ngày, hàng giờ cũng là minh chứng, ví dụ minh họa cho bài học 
GDCD ở trường phổ thông. Do vậy trong cuộc sống hằng ngày người giáo viên dạy 
GDCD phải luôn tiếp cận,cập nhật với những vấn đề ấy để thấy rằng sự việc xảy ra là 
đúng hay sai.Từ đó làm tư liệu cho bài giảng của mình.
 Chẳng hạn như cái chết của trùm khủng bố Binlađen hay động đất ở Nhật Bản và sự 
cố của nhà máy hạt nhân của Nhật mà chương trình thời sự đưa tin hàng ngày là tin tức 
quan trọng để giáo viên vận dụng vào giảng dạy bài “ Công dân với những vấn đề cấp 
thiết của nhân loại hiện nay ”.
 Giáo viên không chỉ tiếp thu những gì xảy ra xung quanh để coi đó là nguồn tư liệu 
chủ yếu cho quá trình dạy học của mình mà đòi hỏi phải tham khảo những tư liệu khác 
phục vụ cho dạy học. Những tư liệu liên quan đến nội dung, chương trình bộ môn GDCD 
có rất nhiều. Vì bản thân tri thức của môn học này là sự tổng hợp của nhiều tri thức khác 
nhau. Do vậy tài liệu có liên quan đến bài giảng bộ môn GDCD là rất cần thiết. Giáo viên 
phải nắm vững những vấn đề có liên quan ấy để làm sáng tỏ hơn cho bài học.
 Chẳng hạn như chương trình GDCD lớp 10 thì nội dung tri thức chủ yếu gồm 2 phần: 
Triết học Mac-lênin và đạo đức học do vậy giáo viên phải có tài liệu liên quan đến nội 
dung từng phần, từng bài cụ thể.
 Về SGK, đây là nguồn tư liệu chủ yếu chứa đựng cả nội dung bài học. Bất cứ môn 
học nào cũng vậy, giáo viên phải dựa vào SGK mà tìm ra những kiến hức cần thiết để từ 
đó bổ sung thêm kiến thức nhằm xây dựng bài giảng của mình thêm sinh động hơn. Hơn 
nữa nội dung tri thức của bộ môn GDCD là một chuỗi kiến thức có lôgic với nhau. Nội 
dung bài học đi từ đơn giản đến phức tạp, bài này là tiền đề cho bài học sau, nội dung này 
là cơ sở của chương sau. Tính lôgic, tính hệ thống là như vậy nên trước khi soạn bài, giáo
Phạm Thị Thúy Phương 5 Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực
 (Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10)
 Sau khi thu thập tài liệu, nắm chắc nội dung các bài học hay nói đúng hơn là sau khi 
tìm được giải pháp cho việc xây dựng một bài học GDCD theo phương pháp giáo dục tích 
cực, giáo viên tiến hành soạn giáo án. Giáo án của bài học theo phương pháp giáo dục tích 
cực chính là việc sắp đặt các tình huống có vấn đề và lập câu hỏi cho bài học theo đề tài. 
Khi tiến hành xây dựng bài, giáo viên cần chú ý những điểm sau đây:
 3.1 Giaó viên cần phải đọc kỹ những nội dung nhỏ trong bài học để chọn ra những 
phần nào có thể sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, phần nào giải cho HS hiểu và có 
phần HS tự tham khảo lấy. Bởi vì, trong một bài học có nhiều nội dung, nhiều phần, trong 
khi đó thời gian lên lớp có hạn, sử dụng phương pháp giáo dục tích cực lại tốn nhiều thời 
gian để HS suy nghĩ và trao đổi để rút ra kết luận.
 3.2 Trong trường hợp sử dụng truyện kể để xây dựng tình huống có vấn đề, giáo 
viên nên chọn những câu chuyện ngắn gọn để khỏi ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. 
Câu chuyện phải thực tế sinh động, phải mang tính chất sâu sắc, không sử dụng những 
câu chuyện lôi cuốn HS theo chiều hướng khác, không còn là tiết học GDCD nữa.
 3.3 Về câu hỏi, đây là nội dung quan trọng của một bài học GDCD theo phương 
pháp giáo dục tích cực, giáo viên chỉ trình bày một số câu hỏi quan trọng nhất của đề tài 
và sắp xếp chúng theo trình tự để sao cho mỗi câu hỏi sau xuất phát từ câu trả lời của câu 
hỏi trước. Việc sắp xếp, trình bày các câu hỏi phải được suy nghĩ cẩn thận, câu hỏi phải 
có sự chuẩn bị trước của giáo viên trong giáo án, không nên để đến lớp mới đặt câu hỏi 
một cách tùy tiện ngẫu nhiên.
 3.4 Trong giáo án bài giảng phải ghi đầy đủ những tài liệu hướng dẫn, chứng cứ, 
những sách mà giáo viên sử dụng, ghi những dấu hiệu dể nhớ. Giáo viên không nên soạn 
giáo án quá cụ thể, giáo án đó sẽ làm cho giáo viên gặp khó khăn và mất tự do hơn.
 3.5 Trong giờ học, các câu trả lời của HS có thể không trả lời được nội dung tri 
thức mà bài học đòi hỏi. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi phụ hoặc chủ động giảng 
giải cho HS hiểu được vấn đề.
 V. CÁCH THỰC HIỆN :
 B. MINH HỌA CỤ THỂ
 Trên cơ sở lí luận và những điểm cần lưu ý tôi tiến hành chọn và biên soạn cụ thể qua
bài 11: “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” trong chương trình GDCD lớp 10.
Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học ( Tiết 1)
 I. LÝ DO CHỌN BÀI :
 “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”, đây là một bài học rất gần gũi với HS. 
Trong bài có nhiều khái niệm, thuật ngữ và những nội dung được mọi người sử dụng 
trong đời sống hằng ngày nên giúp cho các em ý thức được khi nào cần kết hợp giữa nhu 
cầu lợi ích của bản thân với nhu cầu lợi ích của tập thể của xã hội.Từ đó biết thực hiện
Phạm Thị Thúy Phương 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giang_day_giao_duc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực (Á.pdf