Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông luôn luôn thu hút sự quan tâm lớn của xã hội. Ngữ Văn là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân và phát triển dân trí nước nhà. Tuy vậy, thực tế dạy học, chất lượng của bộ môn, chất lượng thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm. Không ít giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng khi đối diện với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề, kiểm tra đánh giá. Bộ môn văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa cảm xúc. Khi tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Học sinh không những hiểu mà còn cảm được văn chương, nhất là những văn bản nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ Văn THPT. Bên cạnh đó, học sinh còn biết vận dụng những kiến thức đã học để xử lí các tình huống thực tế đời sống vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Để làm được điều này, đòi hỏi khả năng nhiều mặt của người dạy trong việc giúp người học khám phá thế giới văn học bao la, rộng lớn; lĩnh hội và tạo lập được tất cả các thể loại văn bản, trong đó có văn thuyết minh. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng sáng tạo, đem lại sự tích cực và tạo hứng thú cho học sinh là phù hợp với một trong những nguyên tắc của lý luận dạy học hiện đại: Học theo cách khám phá. Giáo viên phải tạo được những giờ dạy thú vị, đem lại sự hứng thú cho học sinh không chỉ trong những giờ về văn học sử, đọc hiểu, tiếng Việt mà ngay cả giờ Tập làm văn. Ở trong chương trình lớp 10, ngoài văn nghị luận thường gặp, có một kiểu bài nữa là văn thuyết minh. Văn thuyết minh là loại văn bản có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Hiểu một văn bản thuyết minh để rồi từ đó hình thành kĩ năng tạo lập một văn bản tương tự là điều mà người giáo viên cần thiết phải định hướng cho học sinh làm được. Tuy vậy, kiểu bài này cả giáo viên và học sinh đều gặp không ít sự khó khăn khi trình bày mặc dù bài học đã có một số tiết dạy khá kỹ như: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; lập dàn ý bài văn thuyết minh.. Để tìm hiểu một văn bản thuyết minh hay làm tốt một bài văn thuyết minh đòi hỏi học sinh cần phải có một sự hiểu biết nhất định, phải có sự tìm tòi thông tin, thống kê số liệu và sự kiện một cách khách quan, cụ thể. Hơn nữa, từ bài thuyết minh theo cách viết đến bài thuyết minh nói được trình bày trước tập thể cũng là một khó khăn không nhỏ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh” nhằm góp một phần nhỏ mở ra những con đường tiếp cận kiểu bài văn thuyết minh ở trường THPT. II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 1 cách hình thành các kĩ năng tiếp nhận lý thuyết, cách thu thập tài liệu qua mạng Internet, cách tiếp cận kiến thức thực tế thông qua hoạt động trải nghiệm hay cách để các em luyện nói trong giờ học văn thuyết minh. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Hiện nay, phương pháp đổi mới cách học theo hướng học sinh phải tích cực, phải làm việc là một phương pháp tốt. Nó giúp cho học sinh tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức. Chính vì vậy, phương pháp này đã được sự ủng hộ của nhiều người. 3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Như vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận năng lực” của người học. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” truyền thống sang lối dạy học tích cực, dạy cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đó là sự phát triển tinh thần của Luật giáo dục phổ thông. Điều 28.2, Luật giáo dục phổ thông qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Còn ở Điều 27.1, xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về giáo dục là đã rõ ràng, trở thành kim chỉ nam để định hướng đổi mới giáo dục toàn diện, trong đó, môn Ngữ Văn góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, đạo đức và tài năng cho học sinh. Môn Ngữ Văn nói chung, Ngữ Văn 10 nói riêng trên tinh thần đổi mới sẽ tiếp tục mở ra hướng giáo dục theo đánh giá năng lực, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Một trong những nội dung không kém phần quan trọng thuộc Ngữ Văn 10 là kiểu bài văn thuyết minh, góp phần thực hiện việc đưa văn học gắn liền với đời sống vô cùng phong phú và sinh động. Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Vụ Giáo dục Trung học, một số phẩm chất, năng lực cần được cần hình thành, phát triển ở học sinh THPT, đó là: * Về phẩm chất: 1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước. 2. Nhân ái, khoan dung 3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư 4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó 5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. * Về năng lực: 1. Năng lực tự học 5 Học sinh đã được học kiểu bài văn thuyết minh ở chương trình lớp 8 nên việc hướng dẫn học sinh học kiểu bài này không còn mới mẻ, xa lạ. Nhiều kênh thông tin hiện đại tạo điều kiện giúp giáo viên dễ dàng chọn lọc kiến thức làm tư liệu để giờ dạy trở nên phong phú, sinh động. Học sinh có nhiều nguồn thông tin (Tài liệu nghiên cứu, sách báo, mạng Internet, trải nghiệm thực tế...). b. Khó khăn Thứ nhất, phân phối chương trình còn nặng về lí thuyết, ít giờ thực hành luyện tập. Trong phân phối chương trình (kể cả giảm tải), phần văn thuyết minh chủ yếu tập trung ở học kỳ II gồm 5 tiết vừa lí thuyết vừa luyện tập, cụ thể: HỌC KỲ II Tuần Tiết số Tên bài 20 55 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 56 Lập dàn ý bài văn thuyết minh 57 Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 21 58 Phương pháp thuyết minh 59 Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Kiểm tra 15 phút, bài số 4 - Tự luận 60 Tóm tắt văn bản thuyết minh 23 61 Khái quát lịch sử Tiếng Việt. Bài làm văn số 5 (HS làm ở nhà): Viết bài văn thuyết minh 62 Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt 63 Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt Thứ hai, muốn làm tốt bài văn thuyết minh, học sinh phải được trải nghiệm sáng tạo, tức là được tham quan tìm hiểu thực tế. Thế nhưng trong tình hình trường đông lớp, học sinh nhiều thì không đủ điều kiện kinh phí để tổ chức cho tất cả các em đi tham quan dã ngoại, gắn liền với thực tế cuộc sống để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. 2.2. Đối với người học Mặc dù đã được làm quen với kiểu bài văn thuyết minh từ năm học lớp 8 cấp THCS nhưng các em vẫn còn nhiều lúng túng vì đã trải qua một năm học lớp 9, lên lớp 10 đã có độ lùi thời gian, nhiều em đã quên kiến thức, thậm chí không biết đã học hay chưa. Nếu biết, các em chỉ biết tên gọi là văn thuyết minh, còn nội dung, phương pháp thì lại không còn nhớ. 7 thuyết minh giúp người đọc, người nghe hiểu rõ những đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh. Mỗi đối tượng có đặc điểm, cấu tạo, đặc trưng riêng để người thuyết minh có những cách trình bày, thuyết minh riêng. Văn thuyết minh vừa phải thỏa mãn yêu cầu của văn bản nói chung như: chính xác, nhất quán, mạch lạc, liên kết chặt chẽ; vừa có những đặc điểm, tính khách quan, tính chính xác, tính hấp dẫn. Văn bản thuyết minh cần đạt được các yêu cầu: tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích đối với con người; trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. Người viết văn thuyết minh phải cung cấp cho người đọc những tri thức có thực về đối tượng. Người viết không vì tình cảm riêng, lợi ích riêng mà hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng ra những điều không có ở đối tượng được giới thiệu. Ngôn ngữ bài thuyết minh phải chính xác, giản dị, gần gũi với đời sống và phù hợp với người đọc cũng như đối tượng được giới thiệu. 2. Một số giải pháp thực hiện đề tài 2.1. Giải pháp 1: Nhóm giải pháp dạy lý thuyết 2.1.1.Xây dựng tính chuẩn xác cho văn bản thuyết minh a. Mục đích yêu cầu: Yêu cầu đầu tiên giáo viên đặt ra với học sinh là tính chuẩn xác. Bởi vì, thuyết minh không chuẩn xác chẳng những vô ích mà còn có hại cho nhận thức của con người. Muốn thế, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tìm đọc tài liệu, biết quan sát sự vật, hiện tượng cuộc sống, biết hệ thống hoá kiến thức để tập trung chủ đề thuyết minh. b. Năng lực, phẩm chất cần đạt: - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ... - Phẩm chất: Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước... c. Biện pháp thực hiện : Bài văn thuyết minh phải đảm bảo sự chính xác về tri thức khoa học, mang tính khách quan, hoàn toàn khác với văn biểu cảm nặng về cảm xúc chủ quan. Ví dụ khi thuyết minh về Làng Sen quê Bác ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, các em phải nắm vững về lịch sử, địa lý, Cụ thể như: Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta . Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen, quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động 9 linh báo mộng cho trưởng làng tập trung dân làng bên đầm, Ngài sẽ trao báu vật của trời để làng tổ chức lễ hội. Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ bỗng thấy giữa đầm nổi lên chiếc Vạc to như một gian nhà, trong vạc to có 10 vạc nhỏ và rất nhiều âu đĩa trong đó. Dân làng tưng bừng tổ chức lễ hội. Sau 3 ngày mở tiệc, mở hội dân làng làm lễ tạ ơn và trả báo vật về cho thần linh, đang sụp lạy thì Vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống. Từ đó, làng đặt tên là đầm Vạc, và đặt tên làng là làng Vạc. Truyền thuyết về làng Vạc kết nối với truyền thuyết về chuyện con gái già làng Xiêng Lằm tên là Y La, đã hiến thân, huy sinh tính mạng cao cả để cứu dân làng khỏi họa xâm lăng tàn ác của lũ giặc. Máu của nàng Y La, đã đổ tạo thành những vùng đất đỏ Phủ Quỳ giờ. Cả chuyện truyền thuyết Vạc đồng cũng như nàng Y La là cách diễn giải truyền miệng của người dân để nói về vùng đất linh thiêng, cùng như chiều sâu văn hóa lịch sử nhưng đối với làng Vạc giá trị lịch sử hiện hữu quan trọng nhất đó là kết quả của 5 lần khai quật đã phát hiện 347 ngôi mộ đã thu được 1.228 hiện vật, trong đó đồ đồng là 665 chiếc. (Nguồn Báo Nghệ An) 2.1.3.Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt a. Mục đích yêu cầu: Một bài văn thuyết minh cần vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt sẽ giúp người đọc, người nghe hiểu chi tiết, cụ thể vấn đề cần đề cập.Văn thuyết minh sinh ra chủ yếu để cung cấp những tri thức khoa học, khách quan về con người, sự vật hay hiện tượng. Để con người, sự vật hay hiện tượng hiện lên trước mắt người đọc (người nghe) một cách rõ ràng, chính xác, người thuyết minh phải dùng nhiều yếu tố khác. b. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.... - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, nhân ái, khoan dung, yêu gia đình, quê hương, đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên... c. Biện pháp thực hiện - Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận và lấy phương thức thuyết minh làm phương thức đóng vai trò chủ đạo trong bài văn thuyết minh. - Tự sự nhằm làm rõ những tri thức về con người, địa điểm, sự vật, hiện tượng, để người đọc hiểu rõ hơn về thời đại, nhân vật hay cảnh vật. - Dùng yếu tố miêu tả để cung cấp các tri thức cần thiết nhằm hiểu rõ đối tượng miêu tả hơn. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_day_hoc_van_thuyet.docx