Sáng kiến kinh nghiệm Một vài ý kiến đóng góp về việc dạy tự chọn Ngữ văn 10

docx 12 trang sk10 01/09/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài ý kiến đóng góp về việc dạy tự chọn Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài ý kiến đóng góp về việc dạy tự chọn Ngữ văn 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài ý kiến đóng góp về việc dạy tự chọn Ngữ văn 10
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP 
 VỀ VIỆC DẠY TỰ CHỌN 
 NGỮ VĂN 10 - Do điều kiện đặc thù nơi tôi công tác, khối lớp 10 chỉ giảng dạy ban Cơ 
bản nên nhà trường đã cung cấp cho các giáo viên trong trường cả hai bộ SGK 
(Chuẩn và Nâng cao) nhưng giáo viên cũng chỉ dạy theo SGK chương trình Chuẩn 
của Bộ với đặc thù của nhà trường. Thực tế người viết cũng chỉ giảng dạy môn 
Ngữ Văn 10 - Cơ bản và phần Tự chọn của Ngữ Văn 10 - Cơ bản, vì vậy cũng 
thuận lợi trong việc đầu tư cho giáo án Tự chọn Ngữ văn 10.
 - Qua một thời gian giảng dạy ở lớp có tiết học Tự chọn Ngữ Văn; một số 
tiết dự giờ, góp ý của các đồng nghiệp và bản thân tự rút kinh nghiệm, đồng thời có 
sự đầu tư cho giáo án Tự chọn, tôi thấy đã phần nào đem lại hứng thú cho học sinh 
khi các em học tiết Tự chọn Ngữ văn.
 2. Khó khăn:
 - Tài liệu tham khảo về việc dạy Tự chọn Ngữ Văn 10 chưa thực sự đồng bộ, 
còn nhiều bất cập, mặc dù các chủ đề được đưa ra giảng dạy bám sát nội dung 
chương trình của sách giáo khoa nhưng lại không theo tiến trình học thực tế ở trên 
lớp theo Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Theo yêu cầu chuyên môn, chúng tôi cũng sử dụng cả bộ SGK Ngữ Văn 10
- Nâng cao để tham khảo trong quá trình giảng dạy, vì tài liệu Tự chọn Ngữ Văn 
10 còn chưa nhiều nên thực tế trong năm đầu tiên dạy Tự chọn, chúng tôi rất lúng 
túng trong việc lựa chọn nội dung để nâng cao kiến thức cho học sinh trên cơ sở 
kiến thức cơ bản đã có trong SGK qua các tiết học Tự chọn. Và theo tìm hiểu thì 
bước đầu, hầu như giáo viên nào cũng cảm thấy khó khăn khi soạn giáo án Tự 
chọn vì phải làm sao để học sinh nắm bắt được những kiến thức mới, giúp các em 
thấy yêu thích mà không còn cảm thấy nhàm chán đối với tiết học Tự chọn.
 - Mặt bằng học sinh thấp, việc lĩnh hội kiến thức của các em ngay trong lớp 
có tiết học Tự chọn Ngữ Văn cũng không đồng đều; chính vì thế, khi triển khai đề 
tài Tự chọn, giáo viên cũng khá vất vả.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở lý luận:
 - Chương trình Ngữ Văn bậc Trung học phổ thông mới phản ánh những 
thành tựu tiên tiến của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những 
năm gần đây, đồng thời còn phản ánh thành tựu của các ngành tâm lí học và lí luận 
dạy học hiện đại - đó là lấy người học làm trung tâm.
 - Việc sử dụng thêm các bộ sách Tự chọn nhằm mục đích “bổ sung và nâng 
cao một số kiến thức cần thiết, hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề và cung 
cấp thêm những tri thức cùng tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những nội dung 
tương ứng theo từng chủ đề”. Tuy vậy, khi giảng dạy đôi khi giáo viên vẫn còn 
lúng túng vì phải làm thế nào để giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được 
những nội dung kiến thức mới theo từng chủ đề mà không trùng lặp với những 
kiến thức cơ bản đã được đề cập trong sách giáo khoa.
 - Bên cạnh đó, sách Tự chọn Ngữ Văn 10 cũng nhằm “phát triển tư duy, rèn 
luyện các kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh”. Điều này là vô 
cùng cần thiết, nhất là trong mấy năm trở lại đây không ít học sinh phổ thông có 
tình trạng không mặn mà lắm với bộ môn Ngữ Văn. Các em cho rằng việc học văn + SGK không nói đến sự sáng tạo Truyện Kiều của Nguyễn Du so với Kim 
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
 + Đặc biệt, những giá trị trong Truyện Kiều như giá trị hiện thực, giá trị nhân 
đạo, giá trị nghệ thuật cũng không được nhấn mạnh ...
 Điều đó khiến các em gặp không ít khó khăn khi đi vào khai thác các đoạn 
trích: Trao duyên, Nỗi thương mình  Với hai tiết trên lớp khi giới thiệu về tác giả 
Nguyễn Du, nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh xem lại kiến thức Ngữ Văn 9 và 
khai thác những vấn đề mà sách giáo khoa đề cập thì thực sự là chưa đủ. Học sinh 
sẽ chỉ nắm bắt rất mơ hồ về tác phẩm - mặc dù là được học lại.
 Vì vậy, với những lớp có tiết học Tự chọn Ngữ Văn, giáo viên có thể cung 
cấp thêm những kiến thức mới nhằm làm giàu thêm hiểu biết cho học sinh về tác 
giả Nguyễn Du và Truyện Kiều để tạo hứng thú và sự yêu thích học tập môn Văn 
cho các em.
 Chẳng hạn, khi nói về Truyện Kiều, người giáo viên Ngữ Văn cần:
 • Nhấn mạnh sáng tạo về nội dung:
 “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh tâm tài Nhân chỉ là một câu chuyện tình ở 
Trung Quốc vào đời Minh, đã được Nguyễn Du biến thành khúc ca đau lòng khóc 
thương cho một kiếp người tài hoa mà bạc mệnh; ghi lại “những điều trông thấy” 
trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam thời cuối Lê đầu 
Nguyễn.
 • Nhấn mạnh sáng tạo về nghệ thuật:
 Truyện Kiều của Nguyễn Du là truyện thơ Nôm gồm 3254 câu lục bát, mang 
tính chất tiểu thuyết bằng thơ. Trong tác phẩm, khi sáng tạo lại, ông đã thêm một 
số chi tiết mới để tô đậm câu chuuyện về tình người; biến các sự kiện chính của tác 
phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể; chuyển 
trọng tâm của truyện từ sự kiện sang tự sự về cuộc đời nhân vật chính. Ngòi bút tả 
cảnh, tả tình, tả người rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho các nhân vật được 
khắc họa cụ thể hơn, sâu sắc hơn, gây ấn tượng rõ nét đối với người đọc.
 • Nhấn mạnh giá trị nội dung:
 - Giá trị hiện thực:
 + Truyện Kiều là bức tranh về một xã bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội 
Phong Kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài 
hoa, người phụ nữ.
 + Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai 
nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi 
bọn ma cô, chủ chứa  tất cả đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và 
phẩm giá con người.
 + Truyện Kiều còn cho thấy mạnh sức ma quái của đồng tiền đã làm tha hoá 
con người. Đồng tiền làm cho con người và cả xã hội đảo điên:
 Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
 Đồng tiền chà đạp lên lương tâm con người và xoá mờ công lí:
 Có ba trăm lạng việc này mới xong - Văn thuyết minh là một hoạt động mà con người vẫn thường xuyên tiến 
hành trong đời sống. Đó là khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải  những tri 
thức hay sự hiểu biết cần thiết về một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống 
quanh ta cho những người muốn tìm hiểu, như: thuyết minh về một danh lam thắng 
cảnh, về vật nuôi, về loài hoa 
 - Yêu cầu:
 + Đảm bảo tính chuẩn xác.
 Ví dụ:
 Khi thuyết minh về vị trí điạ lí, diện tích thắng cảnh Vịnh Hạ Long, học sinh 
cần biết chính xác là Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần 
bờ tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả 
và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía tây 
giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn trong các tọa độ từ 106 0 
58’ - 1070 22’ kinh độ Đông và 200 45’ - 200 50’ vĩ độ bắc, với tổng diện tích 1553 
km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
 + Tình cảm phải phù hợp với chân lí khách quan:
 Tình cảm với Vịnh Hạ Long có thể nảy sinh do được trực tiếp chiêm 
ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc của thắng cảnh và niềm ao ước được đến để chiêm ngưỡng 
nó khi nghe giới thiệu từ một người hoặc một nguồn tin nào đó 
 + Làm giảm bớt sự khô khan, trừu tượng bằng những câu chuyện,
những chi tiết cụ thể hoặc những so sánh thú vị, bất ngờ.
 Ví dụ:
 Khi giới thiệu về thắng cảnh vịnh Hạ Long đặc sắc của đất nước, chắc chắn 
người đọc sẽ bị lôi cuốn nếu học sinh biết lồng vào trong bài viết (thuyết minh) bởi 
câu chuyện truyền thuyết về tên gọi Vịnh Hạ Long 
 Sự tích vịnh Hạ Long kể rằng: Ngày xưa, khi người Việt mới lập nước đã 
bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống 
hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, 
vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt 
biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ 
chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột 
ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ 
và Rồng Con không trở về Trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí 
Rồng Mẹ xuống là Hạ Long, nơi Rồng Con xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng 
quẫy nước trắng xoá là Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành bãi cát mịn và 
dài hơn chục ki –lô- mét.
 - Bài thuyết minh thường được xây dựng theo một trong năm dạng kết
cấu:
 + Theo trình tự thời gian: năm tháng, mùa, buổi, lúc
 + Theo trình tự không gian: trên - dưới, phải - trái, trong - ngoài .
 + Theo trình tự nhận thức: từ xa tới gần, từ lạ đến quen, từ hiện tượng đến
bản chất, từ cụ thể đến trừu tượng 
 + Theo trình tự tổng hợp - phân tích: giới thiệu chung về đối tượng thuyết 
minh trước, thuyết minh riêng từng mặt, từng góc độ khác nhau sau. Quay lại với bài “Những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt” và chủ đề Tự chọn 
“Những lỗi thường gặp trong việc sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi”. Bên cạnh 
việc bổ sung các lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt thì hệ thống các bài tập 
thực hành mà giáo viên đưa ra sẽ có tác dụng khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh.
❖ Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt - những cách chữa cơ bản:
 * Lỗi dùng từ: Có thể học sinh hay gặp các lỗi: thiếu quan hệ từ, thừa quan hệ
từ, dùng từ không chính xác, dùng từ sai phong cách... trong quá trình làm văn.
 - Thiếu quan hệ từ:
 VD: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
 Sửa: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
 - Thừa quan hệ từ:
 VD: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
 Sửa: Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
 - Dùng từ không chính xác:
 VD: Bé Hoa kiên cố không chịu đi nhà trẻ.
 Sửa: Bé Hoa kiên quyết không chịu đi nhà trẻ.
 * Lỗi đặt câu:
 - Câu thiếu thành phần chủ ngữ.
 VD: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông
dân trong xã hội cũ.
 Sửa: Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy cuộc sống
của người nông dân trong xã hội cũ.
 - Câu thiếu vị ngữ:
 VD: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi 
những bài học đầu tiên về cuộc sống.
 Sửa: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi 
những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong những năm 
tháng chiến tranh ác liệt.
 - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
 VD: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ,
khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Sửa: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây
giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt.
 - Lỗi thiếu vế câu ghép:
 VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió to vì 
đài đã báo rồi.
 Sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió 
to vì đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
 - Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu:
 VD: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên
và môi trường trong nhà trường.
 Sửa: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường
về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. trong SGK, các em học sinh tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu với 
những đề tài đã được chuẩn bị từ trước và tìm tòi vấn đề mới, lớp học trở nên sinh 
động hơn.
 + Bản thân người dạy cũng cảm thấy tự tin, chủ động hơn trong việc đầu tư 
soạn giáo án, lên lớp. Các em học sinh tự tin hơn khi phát biểu xây dựng bài, có 
nhiều thời gian để thảo luận, sáng tạo.
 - Kết quả thực hiện đề tài này không những thể hiện hiệu quả ngay trong giờ 
học mà còn thể hiện rõ trong kết quả kiểm tra đánh giá qua các bài kiểm tra 15 
phút, bài viết 45 phút và bài thi học kì của học sinh. Cụ thể:
 Kết quả học tập cuối học kì I năm học 2010-2011.
+ Lớp 10A2: Có áp dụng SKKN.
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Tổng số HS
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 50 14 28% 25 50% 11 22% 0 0
+ Lớp 10A5: Không áp dụng SKKN.
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Tổng số HS
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 50 5 10% 18 36% 25 50% 2 4%
IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
 - Để tổ chức tiết dạy Tự chọn Ngữ Văn có hiệu quả, giáo viên cần có sự phân 
chia thời gian hợp lí cho từng chủ đề; chủ đề được lựa chọn đưa vào giảng dạy cần 
có sự phối hợp nhiều nguồn kiến thức, tạo không khí thoải mái để học sinh hứng 
thú học tập, không còn cảm thấy gò bó như trong các tiết học chính khóa.
 - Về phía học sinh, các em cần phải nắm vững kiến thức cơ bản đã được cung 
cấp trong sách giáo khoa vì đó chính là nền tảng cơ sở để giúp các em nâng cao 
kiến thức bộ môn cho bản thân thông qua sự hỗ trợ của giáo viên. Bên cạnh đó, 
yêu cầu đặt ra là các em cần phải chịu khó tìm tòi tài liệu, soạn bài đầy đủ và học 
bài trước khi đến lớp, mạnh dạn phát biểu ý kiến khi tham gia thảo luận theo từng 
chủ đề tự chọn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – Cơ bản và Nâng cao.
 - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 – Cơ bản và Nâng cao.
 - Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10 - Bùi Minh Toán - NXB GD 
 (2006).
 - Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10 - Bùi Minh 
 Toán - NXB GD (2006).
 - Ngữ Văn 10 - Phan Trọng Luận - NXB GD (2006).
 - 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_y_kien_dong_gop_ve_viec_day_tu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một vài ý kiến đóng góp về việc dạy tự chọn Ngữ văn 10.pdf