Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10

doc 20 trang sk10 12/02/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10
 Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I/- Lý do chọn đề tài:
 Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò rất quan 
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con người được giáo dục 
tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững đất 
nước. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi 
trọng. Điều 35 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, 
Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, 
bồi dưỡng nhân tài”. Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để 
nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nêu gương tốt 
cho người học, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã 
hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài. Bác Hồ đã từng nói : “Muốn xây 
dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những 
con người được giáo dục, được đào tạo. Có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ 
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ luật, giàu lòng yêu nước, 
yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất 
nước”. Trong thực tế, muốn có con người có khả năng sáng tạo thì phải có một 
nền giáo dục phát triển tương xứng vời thời đại của nó. Và để có những con 
người biết sáng tạo thì đó chính là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà 
trường. Vì vậy, phải coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên “ vừa hồng, 
vừa chuyên”, đủ về số lượng, hợp về cơ cấu, mạnh về chất lượng. 
 Trong thực tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề 
được Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục và nhất là các nhà trường đặc 
biệt coi trọng. Song vấn đề này còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên của trường 
phần nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục 
trong tình hình mới, một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất 
nhân cách kém. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục lạc 
hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh phương 
pháp tư duy độc lập, sáng tạo và thái độ đúng đắn trong học tập và cuộc sống.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang 1 Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
 - Đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất 
lượng giáo dục.
 III/- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1/. Khách thể.
 - Thực trạng và giải pháp cho vai trò của giáo viên trong công tác chuyên 
môn
 2/. Đối tượng. 
 - Nghiên cứu quá trình quản lý chuyên môn của trường THCS Nguyễn Văn 
Quy.
 3/. Phạm vi nghiên cứu.
 - Do được lãnh đạo Phòng GD&ĐT Châu Thành phân công làm công tác 
quản lý chuyên môn trường THCS Nguyễn Văn Quy từ năm học 2010- 2011, vì 
tuổi đời còn nhỏ, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận 
dụng ở trường THCS Nguyễn Văn Quy năm học 2011-2012.
 4/. Giả thuyết khoa học.
 - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu 
quả giáo dục toàn diện trong các trường THCS. 
 5/. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 Thu thập những thông tin lý luận vai trò của người giáo viên bộ môn giáo 
viên bộ môn trong công tác truyền thụ kiến thức cho học sinh trên các tập san 
giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
 - Phương pháp quan sát:
 Quan sát hoạt động dạy của giáo viên bộ môn và quá trình học của học 
sinh.
 - Phương pháp điều tra:
 Qua các báo cáo chất lượng từ các giáo viên bộ môn.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang 3 Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận: 
 - Trên cơ sở nghiên cứu thực tế
 - Trên cơ sở các khái niệm, chức năng, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc quản lý 
giáo dục.
 1. Các khái niệm về quản lý giáo dục:
 a) Khái niệm về quản lý giáo dục: 
 Quản lý giáo dục là công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn 
nhân lực, nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành người công dân 
tốt sau này. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới 
khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu 
quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường THCS được thực hiện trong phạm vi 
xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
 b) Khái niệm về giáo dục: 
 Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướng tới 
truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạo đức. Từ 
đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu, 
hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội.
 c) Quản lý chuyên môn: 
 Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ chức, huy động tối đa các 
nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
 2. Nội dung của quản lý chuyên môn:
 - Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học để xây dựng kế hoạch chuyên 
môn. Kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch học tháng, kế hoạch tuần phù 
hợp với đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo 
thực hiện kế hoạch.
 - Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
 - Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số.
 - Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
 - Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
 - Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá.
 3. Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn:
 - Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác chuyên môn trong nhà 
trường.
 - Hiểu rõ nhiệm vụ năm học và các thông tư hướng dẫn thực hiện năm học, 
các phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục THCS để tổ chức dạy, học có 
hiệu quả nhất.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang 5 Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
 - Các tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động thường xuyên nhưng thiếu 
nội dung cuộc họp còn mang tính hành chính, giáo viên ít trao đổi, đóng gop s ý 
kiến xây dựng cho cuộc họp.
 - Đa số giáo viên dự giờ cho đủ số tiết qui định, nhưng chưa thật sự tích 
cực học tập, có giáo viên chỉ đi dự giờ chứ không tham gia nhận xét gớp ý.
 - Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức lớp học, phối hợp các 
phương pháp dạy học. Lựa chọn hình thức tổ chức lớp chưa phù hợp với môn 
học, dạng bài,
 Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập kéo dài nêu trên có nhiều, trong 
đó phải kể đến: trên thực tế chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện đầy đủ quan 
điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”; tư duy về giáo dục, đào tạo 
còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội 
ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo 
dục, đào tạo.
 Đời sống kinh tế còn thấp, chưa tập trung vào việc giảng dạy,
 Từ đó kết quả thi tuyển vào lớp 10 trwngf THPT Ngã Sáu các năm như 
sau:
 Năm học Số lượng HS thi Số lượng HS Tỉ lệ
 vào lớp 10 không đỗ lớp 10
 2008- 2009 168 51 30,35%
 2009-2010 165 46 27,87%
 2010-2011 171 40 23,39%
 3. Đánh giá thực trạng: 
 - Qua thực trạng trên chúng ta thấy tỉ lệ học sinh không đổ vào lớp 10 có 
giảm nhưng tỉ lệ còn khá cao. 
 - Giáo viên cũng chưa truyền đạt kiến thức cho học sinh hết khả năng.
 - Chất lượng đào tạo giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới dạy học
 - Đầu tư cho giáo dục còn thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy 
học một số nơi còn thiếu, không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng. Trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có nâng lên nhưng vẫn còn hạn 
chế. 
 III/. Các giải pháp thực hiện:
 Từ thực trạng công tác quản lý, giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Văn 
Quy như đã nêu trên, từ những cơ sở lý luận được học tập, nghiên cứu và thực 
tiễn công tác, theo tôi để nâng chất lượng giảng dạy cho giáo viên cần thực hiện 
các biện pháp sau:
 1. Công tác chính trị, tư tưởng:
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, theo tôi trước hết phải 
làm cho chính giáo viên nhận thức rõ nhiệm vụ của mình từ đó lập kế hoạch, 
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang 7 Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự 
bồi dưỡng của giáo viên
 Bản thân mỗi người cán bộ quản lý phải vững vàng về chuyên môn, 
không ngừng tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc sách, nghiên cứu tài liệu và 
chịu học hỏi đồng nghiệp.
 Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập 
thể sư phạm do mình phụ trách. Và chúng tôi coi việc xây dựng nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình.
 Cán bộ quản lý chúng tôi luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để 
giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng thường xuyên, các đợt tập huấn, bồi dưỡng 
chuyên môn, các lớp học nâng cao trình độ,..
 3. Tổ chức tốt chuyên đề, thao giảng.
 Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giảng 
dạy của giáo viên là tổ chức các chuyên đề về đối mới phương pháp dạy học. Vì 
giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết 
nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng. Đầu năm học chuyên môn phải có 
kế hoạch tổ chức chuyên đề của trường, của tổ. Qua thực tế dự giờ, chất lượng 
học sinh, thực trạng giảng dạy của giáo viên mà chọn các chuyên đề cần tổ chức.
 Tổ chức một chuyên đề phải làm theo quy trình sau:
 - Nêu lý do chọn chuyên đề, thực trạng của vấn đề.
 - Nêu cơ sở lý luận, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện của 
chuyên đề sắp triển khai.
 - Giới thiệu các tài liệu và băng đĩa minh họa phục vụ cho chuyên đề.
 - Chuẩn bị các tiết dạy minh họa, phân công người dạy, người xây dựng 
chuyên đề.
 - Tiến hành triển khai chuyên đề: dạy minh họa, đóng góp ý kiến, thống nhất 
quy trình tiết dạy.
 - Triển khai dạy đại trà, dự giờ góp ý các tiết dạy theo chuyên đề thực hiện.
 - Đánh giá rút kinh nghiệm: những chuyển biến tốt.
 Để các tiết thao giảng đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phối hợp với các tổ 
trưởng phải cùng giáo viên xây dựng các tiết dạy cho thật tốt. Phân công luân 
phiên giáo viên dạy minh họa, để tất cả các giáo viên được tập thể góp ý cho tiết 
dạy của mình.
 - Qua các giờ thao giảng và thi giáo viên giỏi, qua các buổi sinh hoạt chuyên 
đề cần phân tích kỹ các nội dung cũng như phương pháp, thiết bị dạy học,, từ 
đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung trong toàn trường.
 4. Tăng cường công tác kiểm tra:
 a) Lập kế hoạch kiểm tra:
 - BGH lập kế hoạch kiểm tra và công bố công khai các kế hoạch này ngay từ 
đầu năm học. Bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học, từng học kỳ, hàng 
tháng và hàng tuần.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_tang_ti.doc