Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT

docx 37 trang sk10 16/02/2025 311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ 
nhiệm ở trường THPT.
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trong xã hội hiện nay, công tác giáo dục là một việc làm cấp bách, là quốc sách 
hàng đầu vì thế Ðảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt 
là giáo dục thế hệ trẻ. Luật giáo dục số 44/2009/QH12 điều 2: mục tiêu giáo dục 
có viết: "Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn 
diện, về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý 
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, 
phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo 
của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và 
yêu cầu hội nhập quốc tế". Ðiều đó cho thấy giáo dục học sinh là một việc làm 
rất cần thiết và cấp bách.
 Trong mọi công việc muốn thành công, mang lại hiệu quả thì chúng ta 
đều phải “ đầu xuôi đuôi lọt”. Ðiều này rất đúng khi chúng ta chú trọng tốt công 
tác ban đầu đón nhận học sinh vào 10. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, 
hoạt động bước đầu của người giáo viên chủ nhiệm quyết định rất nhiều đến 
việc thành bại của một khóa học xuyên suốt ba năm THPT. Chính vì thế người 
giáo viên chủ nhiệm phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo 
với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn 
đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn 
học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người 
giáo viên chủ nhiệm phải có bài bản, khéo léo để có được sự đồng lòng của 
PHHS, phải xây dựng được chiến lược lâu dài về quy tắc ứng xử, về nội quy nề 
nếp, học tậpthì mới đưa phong trào ở lớp chủ nhiệm của mình thành một lớp tiên 
tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng 
nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. chấp nhận mà là thấy cần phải như thế thì tất cả chúng ta mới tốt lên được. Từ 
đó tạo ra những thế hệ học sinh ưu tú, có kĩ năng sống; những công dân phát 
triển toàn diện đáp ứng được thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất 
nước mà vẫn giữ gìn được tuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của người Việt 
Nam nên tôi đã chọn viết sáng kiến này: " Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản 
lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT"
I.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiện 
nghiên cứu kĩ lưỡng, sâu sắc hơn về các biện pháp quản lý và giáo dục lớp chủ 
nhiệm có hiệu quả trong ba năm cấp ba ở trường THPT từ những biện pháp ban 
đầu.
I.3. Nhiệm vụ của đề tài:
 Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác chủ nhiệm 
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục ngay từ bước đầu đón học sinh vào 
10 ở trường THPT.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề
tài.
I.4. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh các lớp chủ nhiệm ở những khóa trước và học sinh lớp 10A4 
năm học 2020- 2021.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nhận học sinh vào 10, 
nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp 
cơ bản sau:
 - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để tổng quan 
cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
 - Sử dụng phương pháp điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng công tác 
chủ nhiệm lớp ở trường.
 - Phương pháp khảo sát: Khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, 
quản lý của một số đồng nghiệp. + Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội 
nhập của đất nước; một đại bộ phận phụ huynh vì gánh nặng về kinh tế gia đình 
mà phụ huynh học sinh thiếu đi sự quan tâm, trông chờ chủ yếu vào giáo viên 
chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con.
 + Có những học sinh bị ảnh hưởng tâm lý bởi hoàn cảnh gia đình rất đặc 
biệt: mồ côi, bố mẹ ly hôn ở với bố hoặc mẹ, thậm chí bố mẹ đùn đẩy trách 
nhiệm nên học sinh phải ở với ông bà; bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà hoặc họ 
hàng, thậm chí học sinh ở một mình. Trong khi đó ông bà nhiều tuổi, sức khỏe 
yếu, sợ cháu thiệt thòi nên nuông chiều cháu, không quản lý được cháu, sự 
tương tác với giáo viên chủ nhiệm kém, ...
 + Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh 
lí học sinh; sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp 
dưới; sự đua đòi chạy theo lối sống hiện đại của một bộ phận học sinh; sự bùng 
nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục 
đích giáo dục, bị nghiện game, facebook, xa ngã, không muốn học, hiềm khích, 
đánh nhau; sự suy đồi đạo đức, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh.
 + Các gia đình hiện nay ít con; nhiều gia đình có xu hướng đáp ứng nhu 
cầu và điều kiện của con, quá bao bọc con cái dẫn đến các em ích kỉ, sống ỷ lại, 
không có khả năng tự lập cao, ngại khó ngại khổ.
 Ðấy là những thách thức từ phía đón nhận học sinh vào 10. Chính vì thế, 
công tác chủ nhiệm tuy có nhiều cố gắng; song vẫn còn có những học sinh xếp 
loại học lực yếu, chống đối, ý thức thực hiện nội quy còn chưa tốt như: nghỉ học 
không lí do, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra, giờ học mất trật 
tự, vi phạm luật giao thông, nói tục chửi bậy, mắc khuyết điểm có hệ thống, vô 
lễ với thầy cô, tham gia đánh nhau, hút thuốc lá, học sinh thi lại, hạnh kiểm yếu 
dẫn đến các phong trào của lớp không bật lên được. Vì thế, niềm tin của phụ 
huynh học sinh đối với nhà trường, xã hội, giáo viên chưa cao. Với thực trạng đó 
và cũng là lúc nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10 tôi đã lập ra những kế hoạch 
chuẩn bị cho việc chủ nhiệm đạt kết quả như ý muốn. * Nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên bộ 
môn, còn có những nhiệm vụ sau đây:
 - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ 
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo 
viên bộ môn, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên 
quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
 - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề 
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp 
thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, 
phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
 - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
 * Quyền hạn:
 Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các quyền hạn của giáo viên bộ môn, còn có 
những quyền hạn sau đây:
 - Ðược dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.
 - Ðược dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật 
khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình.
 - Ðược dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
 - Ðược giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
 Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà 
trường quản lý trực tiếp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Họ vừa là nhà 
giáo dục, người quản lý, người tổ chức, người tư vấn và nuôi dưỡng các ước mơ, 
khát vọng của tập thể cũng như từng cá nhân học sinh. Họ là người chịu trách 
nhiệm đối với kết quả giáo dục và học tập của học sinh. Có thể nói người giáo 
viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, họ vừa là người đại diện, là 
cầu nối giữa nhà trường - cha mẹ - cộng đồng - các giáo viên khác trong trường 
với học sinh. Do vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT rất quan 
trọng. Xuất phát từ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải có cách thức tổ chức lớp Tình trạng hôn nhân của bố mẹ:............................................................................
Sức khỏe các thành viên trong gia đình:..............................................................
..............................................................................................................................
Kinh tế gia đình:................................................................................................
Gia đình có bao nhiêu người (nêu cụ thể ông bà, anh chị em nếu có):.................
...............................................................................................................................
15. Hiện tại ở với ai..............................................................................................
............................................................................................................................... 
16. Ước mơ nghề nghiệp tương lai:...................................................................
17. Nguyện vọng học theo khối:.......................................................................
18. Dự định thi đại học trường:..........................................................................
a. Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh qua:
 - Quyển hộ khẩu phô tô của gia đình.
 - Giấy khai sinh bản sao.
 - Sơ yếu lí lịch của học sinh (mục 1, 2, 3, 4, 5, 12, 13, 14, 15) 
 Thông tin từ 3 vấn đề trên tôi sẽ biết được:
 + Nghề nghiệp, nghề phụ của bố mẹ học sinh để từ đó có thể suy ra mức 
thu nhập của gia đình. Kết hợp với số người mà bố mẹ phải lo trong gia đình 
như có ông bà, đông con để dự đoán được kinh tế gia đình.
 + Có những gia đình đặc biệt như: chỉ có mẹ đơn thân hoặc bố mẹ ly hôn, 
bố mất hoặc mẹ mất, mất cả bố mẹ, học sinh chủ nhiệm của mình ở với ai ? bố 
mẹ hay ông bà nội ngoại? .....
 + Tuổi bố mẹ có thể dự đoán sức khỏe và suy nghĩ của người ở độ tuổi đó 
như thế nào. Khoảng cách tuổi của bố mẹ cũng có thể tìm được thông tin nào đó.
 + Ðông anh em thì thường sự nuông chiều cuả bố mẹ với con cái cũng 
giảm, con út thì hay được chiều chuộng thì tính cách thường ỷ lại, ngại khó ngại 
khổ, con một bề thì đặc điểm khác với con hai bề
 + Tôn giáo cho thấy văn hóa và lối sinh hoạt của gia đình.
b. Điều tra năng lực học tập và rèn luyện qua:
 - Học bạ cấp 2. Từ đó, hiểu thêm về tính cách, diễn biến tâm lí của học sinh. Ðồng thời 
tìm được thông tin học sinh khác trong đó, có thể biết được hoàn cảnh gia đình, 
bệnh tật, ốm đau của bản thân học sinh và người thân
f. Điều tra số học sinh trong lớp theo địa bàn các xã
 Tiến hành cho học sinh viết địa chỉ, nơi ở sau đó thống kê nhóm học sinh 
ở cùng một xã.
 Qua đó, giúp phân công theo tổ hợp lí, hỗ trợ nhau đi lại và việc học, liên 
hệ thông tin khi cần thiết.
II.2.2.2. Phân loại học sinh
 Sau khi đã điều tra tổng thể về học sinh như trên tôi bắt đầu sơ bộ phân 
loại học sinh:
a. Về năng lực học tập
 - Liệt kê những em giỏi môn học tự nhiên từ cao xuống thấp.
 - Liệt kê những em giỏi xã hội từ cao xuống thấp.
 - Liệt kê những em giỏi cả tự nhiên và xã hội từ cao xuống thấp.
b. Về năng khiếu, sở trường, sở thích
 - Phân loại học sinh năng khiếu hát, diễn kịch, dẫn chương trình, múa.
 - Phân loại học sinh có sở thích: hoạt động nhóm, tham gia các chương 
trình thực tế
c.Về tính cách
 Phân loại những em thích ồn ào, sôi nổi, em trầm tính.
d. Về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế
 - Gia đình có điều kiện kinh tế từ giàu tới nghèo.
 - Mức độ hạnh phúc của từng gia đình.
 - Sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
II.2.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể
a. Cơ cấu cán bộ lớp
 - Một lớp trưởng.
 - Hai lớp phó: một lớp phó học tập và một lớp đời sống( văn, thể, mỹ ), 
lao động.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_va_quan_ly.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm.pdf