Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

doc 65 trang sk10 05/08/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 SỞ GIÁOTRƯỜNG DỤC THPT VÀ ĐÀO BÌNH TẠO XUYÊN VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 =====***=====
 =====***=====
 BÁOBÁO CÁO CÁO KẾT KẾT QUẢ QUẢ 
 NGHIÊN CỨU,Bình ỨNGXuyên, năm2018 DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA 
 TÍCH HỢP CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ 
MINH VÀO BÀI GIẢNG LỊCH SỬ PHẦN: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG 
 TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI (SGK LỊCH SỬ 10 - BAN CƠ BẢN)
 Tác giả sáng kiến: Trần Thị Kim Thơ
 Mã sáng kiến: 31.57.05
 Bình Xuyên, năm 2019
 1 1. Lý do chọn đề tài
 Tại Đại hội Đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII khẳng 
định “phải kiên trì vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh” và nêu rõ “Cái mới là cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu cao tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó là tự nhiên, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết 
quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước 
ta”.
 Việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài 
giảng lịch sử không phải là cái mới nhưng sẽ là thiếu sót nếu trong quá trình giảng 
dạy chúng ta xa rời những nguyên tắc đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Bởi nếu như trước đây chức năng cơ bản của dạy học là cung 
cấp kiến thức, mục đích cơ bản của học tập là “học để hiểu biết” thì giờ đây chức 
năng này có sự thay đổi, dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức mà quan trọng 
hơn cả là còn đáp ứng cả chức năng về mặt giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, 
đạo đức, góp phần đóng góp quan trọng vào việc xây dựng con người mới, phục vụ 
đất nước, phục vụ xã hội. 
 Sử học có ưu thế trong việc tác động đến tâm tư, tình cảm của học sinh, hình 
thành phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh thông qua các biểu tượng lịch sử. 
Và thông qua các bài giảng lịch sử giúp các em sẽ tin vào chủ nghĩa cộng sản, có 
tinh thần quốc tế vô sản chân chính, có lý tưởng cách mạng cao đẹp, từ đó giúp cho 
học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại. Đồng thời qua 
đó, giúp học sinh hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Đó là công việc 
mang tính khoa học. 
 Và thực tế cho thấy rằng, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng 
Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy lịch sử không chỉ cung cấp cho các bài giảng lịch 
sử những quan điểm khoa học mà còn cung cấp rất nhiều tư liệu lịch sử quí giá cho 
mỗi bài giảng. Đó là nguồn minh chứng mang tính khoa học và cách mạng, phục 
 3 Điện thoại: 0988.107.991
 Email: trankimthoc3bx@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Kim Thơ.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến được áp dụng trong dạy học bộ môn Lịch sử.
 Sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong 
giờ học một vấn đề lịch sử cụ thể - phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Tháng 11, 12 năm 2017 (Học kì II, năm học 2017 - 2018).
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1 Cơ sở lý luận
 7.1.1 Cơ sở lý luận
 Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam 
triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng 
lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức 
giữa các môn học. 
 Dạy học tích hợp liên môn là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, 
hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều 
lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông 
qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực 
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
 Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung 
giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục 
đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, 
biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, 
an toàn giao thông... 
 5 Hồ Chí Minh không đối lập mà là hòa hợp, gắn bó với cộng đồng thế giới. Học 
thuyết đã làm giàu hơn nhận thức của loài người, làm phong phú hơn những di sản 
văn hóa của nhân loại. Không phải là đối lập với các bộ phận khác nhau của loài 
người mà chính là máu thịt của nhân loại - đó là bản chất của học thuyết Mác - 
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Thứ hai: phải trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn 
hóa - tư tưởng. Trung thực ở đây không phải là trung thực trên từng câu chữ mà là 
trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai mặt đặc tính căn bản 
kết hợp làm một trong bản thân của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưởng Hồ Chí Minh.
 Trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi 
người giáo viên lịch sử phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp công nhân, 
của Đảng. Lênin có nói rằng “Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh 
giá một sự kiện phải công khai dứt khoát đứng về một tập đoàn xã hội nhất định” 
(quan điểm giai cấp). Trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tưởng Hồ Chí Minh 
là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với người giáo viên Lịch sử. Nó đòi hỏi người 
giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết một cách thấu đáo 
về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải không ngừng 
rèn luyện bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng.
 Thứ ba: Như chúng ta đã biết, việc giảng dạy môn Lịch sử là một khoa học. 
Do đó, việc xây dựng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng cho học 
sinh không phải là cái gì xa xôi mà chính là ở ngay trong việc truyền thụ tri thức 
qua các bài học lịch sử.
 Trong bài dạy lịch sử, việc trích dẫn ý kiến của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ 
Chí Minh là cần thiết. Tuy nhiên, trích dẫn như thế nào cần được cân nhắc, lựa 
chọn, chú ý đến thái độ, tâm lí của học sinh. Việc trích dẫn đó phải sát với mục 
đích bài giảng giúp cho học sinh hiểu rõ bản chất lịch sử.
 7.1.2 Cơ sở thực tiễn
 7 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
 1 Thích 10 28,6 9 25,7
 2 Không thích 23 65,7 25 71,4
 3 Ý kiến khác 2 5,7 1 2,9
 Qua bảng khảo sát, có thể thấy học sinh lớp 10A6, 10A9 đều có những cảm 
nhận tương đối giống nhau. Những học sinh thấy môn Lịch sử hay và hấp dẫn 
chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 28,6% (lớp 10A6); 25,7 (lớp 10A9). Trong khi cảm thấy 
không thích môn Lịch sử lại là cảm nhận chính của hầu hết các em học sinh: 65,7% 
(lớp 10A6); 71,4% (lớp 10A9). 
 Lý giải về nguyên nhân vì sao đại bộ phận học sinh lại không thích học môn 
Lịch sử, chúng tôi phát phiếu khảo sát cho học sinh hai lớp 10A6, 10A9.
 Phiếu 2: Nguyên nhân vì sao học sinh không thích học môn Lịch sử 
 (HS có thể chọn một hoặc nhiều nguyên nhân)
 10A6 10A9
 Nguyên nhân
 SL % SL %
 Phương pháp truyền thụ 
 18 51,4 21 60,0
 truyền thống.
 Quá dài dòng 28 80,0 31 88,6
 Nhiều sự kiện 35 100 35 100
 Ý kiến khác 2 5,7 1 2,9
 Qua bảng khảo sát, có thể thấy học sinh lớp 10A6, 10A9 đều có những cảm 
nhận tương đối giống nhau. Hầu hết các em đều cảm thấy môn Lịch sử quá dài 
dòng và nhiều sự kiện: 100% học sinh. Bên cạnh đó, có 51,4% (10A6), 60,0% 
(10A9) số học sinh cho rằng phương pháp dạy của giáo viên, nặng về thuyết trình 
và đọc chép nên học sinh không thích thú với môn học. Đặc biệt, không có học sinh 
 9 - Khả năng đánh giá sự kiện chưa tốt, chưa hiểu biết bản chất của một sự 
kiện, một vấn đề lịch sử nên làm cho kết quả kiểm tra không cao
 - Trong tư tưởng của một số học sinh có sự phân biệt môn chính môn phụ, ít 
dành thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất đối phó, học vẹt 
chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về lịch sử.
 Trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc nghiên cứu đặc điểm tình hình 
học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi đã 
tiến hành điều tra chất lượng học của học sinh qua bài kiểm tra một tiết, thông qua 
hệ thống câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp. Kết quả điều tra tôi nhận 
thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn 
những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, nhận xét, đánh giá thì các em còn rất lúng 
túng khi trình bày, thậm chí có những đánh giá sai lệch. 
 Kết quả được thể hiện ở việc điều tra 2 lớp 10A6, 10A9 như sau:
 Số lượng Giỏi Khá Trung bình
 Lớp
 học sinh
 SL % SL % SL %
 10A6 35 5 14.2 17 48.6 13 37.1
 10A9 35 4 11.4 15 42.9 16 45.7
 Ngoài ra, tôi cũng tiến hành khảo sát học sinh ở hai lớp 10A6, 10A9 về sở 
thích môn học của học sinh.
 Phiếu 3: Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 10A6, 10A9 theo nội dung sau: Có 
6 môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa.
 STT Môn học Đánh dấu (+) vào môn học em thích học
 1 Toán
 2 Lý
 11 Ở mục 2. Cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản), khi nói về 
diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh đến sự kiện năm 1658, nước Anh lâm 
vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với 
lực lượng phong kiến cũ. SGK viết: “Sau khi Crôm Oen qua đời (1658), nước Anh 
lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội 
với lực lượng phong kiến cũ. Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa 
Vin Hem Ô-Ran-Giơ (rể Vua Anh, Quốc trưởng Hà Lan) lên ngôi vua thiết lập chế 
độ quân chủ lập hiến”.
 Về sự kiện này, trong cuốn Tư bản, Quyển 1, tập 3, trang 233, Mác viết: 
“Cuộc cách mạng vẻ vang đã đưa Guy-Ôm III, ông hoàng xứ Ô-Ran-Giơ lên địa vị 
thống trị và cùng với ông, những bọn người làm tiền, địa chủ quí tộc và những nhà 
tư bản không quí tộc”.
 Như vậy, trong quá trình dạy, khi nói đến cuộc chính biến tháng 12/1688, 
giáo viên trích dẫn nhận định trên của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ: 
 - Về mặt kiến thức: sau sự kiện tháng 12/1688, thống trị nước Anh không chỉ 
có Vin Hem Ô-Ran-Giơ mà còn có cả địa chủ quí tộc và những nhà tư bản không 
quí tộc. Do đó, mặc dù có Vua nhưng không phải là chế độ quân chủ mà là “Quân 
chủ lập hiến” (nền quân chủ của một nước do vua đứng đầu nhưng vua chỉ mang 
tính chất tượng trưng, còn quyền lực tập trung trong tay Nghị viện). Việc trích dẫn 
nhận định này của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của nền quân chủ 
lập hiến ở Anh sau cuộc chính biến 12/1688.
 - Về mặt thái độ: từ việc hiểu rõ được bản chất của chế độ quân chủ lập 
hiến ở Anh, giáo viên giúp cho học sinh nắm được sự khác nhau giữa các chế độ 
chính trị, từ đó hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Từ đó các em sẽ tin 
vào chủ nghĩa cộng sản, có tinh thần quốc tế vô sản chân chính, có lý tưởng cách 
mạng cao đẹp, từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong 
cuộc sống hiện tại. 
  Về giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản Anh
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_cho_hoc_sinh.doc