Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao (Ngữ văn 10)

doc 22 trang sk10 18/09/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao (Ngữ văn 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao (Ngữ văn 10)

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao (Ngữ văn 10)
 MỤC LỤC
1.Lời giới thiệu Trang 2
2.Mô tả bản chất của sáng kiến: Trang 4
 2.1. Giới thiệu tổng quan về vấn đề: Trang 4
 a. Cơ sở lí luận Trang 5
 b. Cơ sở thực tiễn Trang 5
 2.2. Các biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong 
giờ đọc hiểu Ca dao (Ngữ văn 10 – Tập 1) Trang 7
 a. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi 
bước vào giờ học Trang 7
 b. Đọc diễn cảm văn bản Trang 8
 c. Linh hoạt trong phương pháp Trang 9
 d. Đưa ra các tình huống có vấn đề Trang 10
 e. Sử dụng lời bình hay hợp lí Trang 10
 g. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học đọc hiểu 
Ca dao Trang 11
 h. Lồng ghép trò chơi trong giờ học Trang 11
 i. Hợp tác trong nhóm nhỏ Trang 14
 2.3. Giáo án thực nghiệm Trang 14
3. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do 
áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Trang 18
4 . Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 
hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Trang 19
5. Phần Tài liệu tham khảo Trang 22
 1 Trong ba phân môn của bộ môn Ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường Phổ 
thông: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn thì Đọc văn chiếm một vị trí khá quan trọng, 
có vai trò to lớn để học sinh được bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, năng lực 
thẩm mĩ đồng thời cũng có thêm kiến thức để thực hành Làm văn và học Tiếng 
Việt. 
 Phần Văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học 
Việt Nam, là nền tảng của nền văn học viết. Học văn học dân gian không chỉ hình 
thành kiến thức văn học và kĩ năng làm văn của HS mà còn giáo dục về một tryền 
thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt. Những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là 
những làn điệu dân ca ( gồm ca dao kế hợp với âm nhạc khi diễn xướng) đã gắn bó 
với tất cả chúng ta từ khi còn nằm trong nôi. Nó gắn bó máu thịt và trở thành huyết 
mạch chảy trong mỗi con người. Trên thực tế HS vẫn còn thờ ơ, chưa nhận rõ 
được giá trị được bộ phận văn học này.
 Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào 
việc hình thành cho HS sự hứng thú, tìm tòi tích cực, khao khát khám phá kiến thức 
mới trong mỗi giờ học Đọc văn nói chung, giờ đọc hiểu ca dao nói riêng để sau này 
trở thành những công dân đủ tài, đủ đức phục vụ cho đất nước, tôi đã quyết định 
chọn đề tài “Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao” 
 Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm " Nâng cao hứng thú cho 
học sinh trong giờ dạy học ca dao”, tôi cũng đã tự nâng cao năng lực chuyên môn 
của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp để làm sao 
tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ đọc hiểu văn bản văn học nói chung, giờ 
đọc hiểu phần ca dao nói riêng không thể để tiếp diễn tình trạng học sinh coi giờ 
học học văn là giờ "ru ngủ", học sinh chỉ việc ngồi nghe thầy cô "thôi miên", tay 
ghi chép, về nhà học thuộc, đi thi chép y nguyên lại lời thầy, nhiều khi có không 
đồng ý với một số nhận định của thầy đã "áp đặt" cũng không dám nói. Hi vọng đề 
 3 a. Cơ sở lí luận:
 Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 
huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm 
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo 
nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu 
quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân 
thiện, pháthuy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS". Theo Từ 
điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000, “ hứng thú là sự ham thích”. 
Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện có hiệu 
quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi. Học sinh 
cũng vậy. Khi có hứng thú, các em sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câu 
hỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn, 
chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời, thầy cô giải 
thích thấu đáo, thậm chí còn có cả sự sáng tạo. Vì vậy, mỗi thầy cô khi lên lớp, 
không phải "chăm chăm ôm bảng giảng", quan trọng hơn người thầy cô phải không 
ngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để gây hứng thú cho học sinh, có như vậy 
mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của người HS đúng như 
định hướng giáo dục hiện nay.
 b. Cơ sở thực tiễn:
 Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay học sinh ít còn hứng thú với những giờ
học môn Ngữ văn chủ yếu là học đối phó. Những giờ học Đọc hiểu có khi chỉ là 
giờ thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo. Học xong một giờ đọc 
văn, học sinh thu được cái mà họ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em không thu 
hoạch được gì. Chính điều đó dẫn đến kiến thức thực tế về văn học của các em còn 
 5 xúc, rung động khi tiếp cận một văn bản không phải ai cũng dễ dàng hiểu và đạt 
được.
 Trong mỗi giờ học Đọc hiểu ca dao, học sinh chưa thực sự thấy được vẻ đẹp 
và sức hấp dẫn của các bài ca dao vốn rất quen thuộc với người dân Việt. Các em 
cũng chỉ coi nó như những bài thơ khó khác mà không thấy được sự gần gũi quen 
thuộc . Một lí do nữa là các em đã quen với lối học thụ động, đi học chép rồi học 
thuộc máy móc, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, chưa bộc lộ suy nghĩ cảm thụ 
riêng của bản thân nên chưa phát huy tính tích cực chủ động của bản thân.
 Mặt khác, mặt trái của thời đại công nghệ 4.0 làm cho học sinh trở nên xa rời 
với vốn văn hóa truyền thống, đặc biệt là đối với vốn văn hóa, văn học dân gian, 
chỉ thích văn học hiện đại hợp với tâm lí lứa tuổi, thích âm nhạc hiện đại chứ chưa 
thích dân ca.
 Vào những năm học trước, tôi được phân công giảng dạy dạy môn Ngữ văn tại 
một số lớp 10. Qua khảo sát ở các lớp giảng dạy tôi nhận thấy điểm chung là học 
sinh ít có hứng thú với giờ Ngữ văn nói chung và giờ Đọc hiểu văn bản ca dao nói 
riêng. Từ đó, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm sao để học sinh yêu thích môn Ngữ
văn hơn, thích vốn văn học dân gian đặc biệt là ca dao dân ca, làm sao để kết quả 
học tập của học sinh được cải thiện hơn, khiến các em thích và quay trở về với vốn 
văn học truyền thống. Và hơn hết là làm sao tạo cho học sinh niềm hứng thú, đam 
mê môn Văn? Một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng là nỗi niềm của tất cả 
các giáo viên dạy văn hiện nay.
 7.2. Các biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu 
Ca dao ( Ngữ văn 10 – Tập 1)
 a. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào giờ học: 
 Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp
học. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm
lý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong
 7 thoại khác với đoạn độc thoại nội tâm, đọc văn tả khác với văn kể, văn tường thuật, 
đọc văn chính luận khác với tùy bút ... Giáo viên dạy Ngữ văn phải nắm bắt 
đúng giọng điệu đó. Bên cạnh đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng với đặc trưng 
thể loại, điều quan trọng là giáo viên phải thể hiện được cảm xúc của tâm hồn, sự 
xúc động chân thành của bản thân. Có như vậy việc đọc diễn cảm văn bản mới có 
hiệu quả thực sự, tạo ra những bất ngờ hứng thú, giúp các em có những cảm nhận 
mới mẻ, kích thích khả năng liên tưởng tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới 
nghệ thuật của tác phẩm văn học.
 - GV có thể đọc mẫu, không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh cách đọc 
đúng, đọc hay mà còn phải bước đầu gieo vào tâm hồn học sinh những cảm xúc, 
rung động trước cái đẹp, cái hay của tác phẩm, trước mảnh đời của nhân vật. Qua 
đó, học sinh hiểu bài học hơn và khuyến khích lòng say mê ngôn ngữ, hình ảnh để 
HS hình dung bức tranh được vẽ bằng nghệ thuật ngôn từ khiến văn bản trở 
thành một thế giới sinh động, có hồn nhất trong cảm nhận bước đầu của học sinh.
- Khi đọc ca dao than thân phải làm cho HS cảm nhận được tiếng than thân trách 
phận của cô gái trong bài ca , hay đọc bài ca dao về nỗi nhớ của cô gái trong tình 
yêu phải tỏ rõ được nỗi khắc khoải da diết nhớ nhung cùng nỗi lo lắng trăm bề của 
cô 
 c. Linh hoạt trong phương pháp: 
 Giáo viên luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, 
tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho 
học sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt 
mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt. Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn giáo viên cho học sinh 
điền thông tin vào phiếu, hoặc ghi sẵn trên bảng và để trống phần thông tin cần 
điền: 
- Khái niệm:
 9 nhiên, người giáo viên không được lạm dụng, bởi lẽ, nhiệm vụ chính của GV là 
phảitổ chức để HS tự cảm thụ và lĩnh hội giá trị của tác phẩm văn học. Giáo viên 
chỉ nên đưa ra lời bình khi học sinh cảm thụ chưa tới, chưa xác đáng, đầy đủ. Khi 
bình giảng nên chú ý thay đổi ngữ điệu linh hoạt để gây chú ý, cách giải thích 
thuyết phục có tính hài hước, thuyết giảng kết hợp với phương tiện dạy học, với 
trao đổi ngắn với học sinh tạo nên sự cộng hưởng trong tiếp nhận cảm thụ. Có 
những lời bình của giáo viên sẽ khắc sâu mãi trong tâm trí của mỗi học sinh . Vì 
thế, giáo viên cũng nên kết hợp nắm bắt phản hồi của học sinh từ ánh mắt, nét mặt, 
không khí lớp học để có điều chỉnh kịp thời. Có như vậy việc bình giảng của GV 
mới có tác dụng hỗ trợ, khắc sâu ấn tượng thẩm mĩ cho học sinh.
 g. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học đọc hiểu Ca dao: 
 Một trong những biện pháp góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là 
ứng dụng CNTT. Bên cạnh những điều bất cập khi ứng dụng CNTT trong giờ học
Ngữ văn như: giáo viên không phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung
HS cần ghi chép.
 Chính điều này đã gây nên sự lúng túng cho HS, HS cứ mải miết ghi mà không
tập trung để cảm thụ tác phẩm; GV quá lạm dụng CNTT trình chiếu mà không khai
thác hết, biến giờ dạy thành giờ triển lãm ảnh, không phát huy được óc 
quan sát, tưởng tượng, sự cảm thụ ngôn từ của HS; lại có trường hợp GV lựa chọn 
hình ảnh, âm thanh minh họa không phù hợp, dẫn đến HS chỉ ấn tượng những gì 
được xem, nghe mà quên mất điều quan trọng hơn là phải tập trung cảm thụ khai 
thác tác phẩm văn học qua hệ thống ngôn từ; thì nhờ việc ứng dụng CNTT, những 
giờ Ngữ văn sinh động hẳn, HS hoạt động tích cực hơn, đem lại những hiệu quả 
đáng ghi nhận.
 Ví dụ: Dạy về ca dao có thể cho HS nghe một số bài dân ca gần gũi quen thuộc 
với các em, hay cho HS xem đoạn hát đối đáp trong ca dao
 h. Lồng ghép trò chơi trong giờ học: 
 11 vừa phải, thường áp dụng ở mục Tìm hiểu chung, hoặc củng cố, luyện tập.
Ví dụ: thay vì dùng phương pháp phát vấn để HS lần trả lời, GV yêu cầu HS
gấp sách lại, từ sự chuẩn bị bài ở nhà, yêu cầu HS hoàn thành ô chữ. GV lần lượt 
nêu các câu hỏi cho các nhóm thực hiện, bắt đầu từ nhóm 1, các nhóm có quyền lựa 
chọn ô hàng ngang, nếu nhóm nào không trả lời được theo thời gian qui định thì 
phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi, nhóm nào tìm được kiến thức ở 
ô hàng ngang thì được cộng 2 điểm. Các câu hỏi:
+ Hàng ngang 1: Nỗi khổ của người phụ nữ trong bài ca dao thứ nhất là gì? (Số 
phận chông chênh,phụ thuộc (24 chữ cái))
+Hàng ngang 2: Nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao số 4 được thể hiện qua những 
hình ảnh nào? (khăn, đèn, mắt (10 chữ cái))
+Hàng ngang 3: tình nghĩa vợ chồng trong bài ca dao số 6 được khẳng định như thế 
nào? (Sắt son, chung thủy( 15 chữ cái)).
- Thi sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề: Các nhóm thi sưu tầm các câu ca dao có 
cùng chủ đề, nhóm nào sưu tầm được nhiều và đúng yêu cầu thì nhóm đó thắng.
 * Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi:
 - Khi tổ chức trò chơi giáo viên là người hướng dẫn là trung tâm của sự thu hút học 
sinh tham gia đồng thời giáo viên cũng là trọng tài của các trò chơi do vậy giáo 
viên phải chững chạc, nghiêm túc nhưng lại phải hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng 
với các em. Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn 
ít hài hước trong mỗi trò chơi, nhằm tác động đến tình cảm tâm lí đem lại niềm vui 
tươi hứng thú.
 - Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với bài toán, hướng dẫn học sinh cách chơi. 
- Tránh xử phạt đội thua, người thua mà chủ yếu động viên khuyến khích đội 
thắng, người thắng.
 - Thời gian chơi không quá 10 phút trong một tiết học.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_g.doc