Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Tin học cho học sinh lớp 10 thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy

docx 32 trang sk10 10/12/2024 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Tin học cho học sinh lớp 10 thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Tin học cho học sinh lớp 10 thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Tin học cho học sinh lớp 10 thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC CHO 
HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
Tác giả sáng kiến: Vũ Văn Hiển
 Mã sáng kiến: 18.62.01
 Vĩnh Phúc, năm 2018 10. Đánh giá lợi ích của sáng kiến ......................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19
PHỤ LỤC............................................................................................................20 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Bước sang thế kỷ XXI, hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới nước 
ta đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng 
cao về chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Từ các 
cấp lãnh đạo đến tầng lớp nhân dân đều quan tâm đến chất lượng mọi mặt của 
cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là chất lượng giáo 
dục. Ở nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng 
đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá 
trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã 
hội hoá. 
 Công nghệ thông tin và truyền thông - Information and Communication 
Technology – ICT- là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. 
Công nghệ thông tin và truyền thông thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực 
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và 
các hoạt động chính trị, xã hội khác. Vì thế, công nghệ thông tin và truyền thông 
là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra 
thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “Sẽ 
có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng 
của công nghệ thông tin và truyền thông ”. 
 Nắm bắt được những điều đó, Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 
sớm xác định và đưa môn Tin học vào giảng dạy chính thức tại các trường trung 
học phổ thông, và tính đến thời điểm hiện nay, đó không còn là một khoảng thời 
gian quá ngắn nữa. 
 Tuy vậy ở rất nhiều các nhà trường, không riêng các trường ở khu vực miền 
núi cơ sở vật chất còn thiếu thốn khó khăn, môn Tin học vẫn được coi là một môn 
phụ, việc đầu tư cho đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp 
giảng dạy tích cực của giáo viên dạy môn Tin học tại các trường cũng một phần 
vì lý do đó mà không được tích cực như các bộ môn khác. Quá trình dạy học ngày 
nay xác định các nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc tạo ra những cơ hội 
và điều kiện học tập thuận lợi cho người học, yêu cầu này một mặt kích thích 
 1 ✓ Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng 
 thị giác.
 ✓ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn, nhanh hơn.
 ✓ Thêm thông tin một cách dễ dàng bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
 ✓ Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
 ✓ Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự 
 của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng 
 và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
 ✓ Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
 Sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh tái hiện một cách sinh động, linh 
hoạt nhưng vẫn có hệ thống các kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kĩ 
năng vận dụng kiến thức. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và 
học tập vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ 
ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài 
học hay một vấn đề, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, 
đưa ra ý tưởng mới. 
2. Tên sáng kiến 
 NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 
 THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Vũ Văn Hiển
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Huyện Sông Lô – Tỉnh 
 Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0915.553.704; E-mail: vuvanhien.gvsangson@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 - Họ và tên: Vũ Văn Hiển
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Huyện Sông Lô – Tỉnh 
 Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0915.553.704; E-mail: vuvanhien.gvsangson@vinhphuc.edu.vn
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Sáng kiến trước hết được áp dụng trong giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại 
trường THPT Sáng Sơn nhằm nâng cao kết quả và hứng thú học tập môn Tin học 
 3 Tuy vậy, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện còn đạt hiệu quả 
chưa thực sự như mong đợi.
 Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ góp phần nâng cao kết quả học 
tập và hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh lớp 10.
7.6. Phương pháp nghiên cứu
7.6.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
 Tác giả sáng kiến sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng 
dụng nhằm thực hiện một tác động sư phạm đồng thời đánh giá ảnh hưởng của 
tác động đó. Cụ thể ở đây đó là đánh giá tác động của việc sử dụng bản đồ tư duy 
trong dạy học đến kết quả và hứng thú học tập môn Tin học lớp 10 tại trường 
THPT Sáng Sơn.
7.6.2. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác
 Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học, nhóm phương pháp 
này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu.
7.7. Nội dung
7.7.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm bản đồ tư duy
 Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để 
tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, 
để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân 
nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn 
có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả 
hai khả năng này của bộ não.
 Bản đồ tư duy là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp 
não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp 
hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề cách tối ưu.
 Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, 
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì 
liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ 
và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
 Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ 
cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức 
của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên 
hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học
 5 Về kỹ năng
 Học sinh bước đầu biết sử dụng máy tính, thực hiện được việc soạn thảo, 
trình bày văn bản, sử dụng Internet để khai thác thông tin, khai thác được các phần 
mềm thông dụng được cài đặt trên máy tính.
 Về thái độ
 Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như ham 
hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say 
mê môn học, cẩn thận trong công việc, hợp tác, giao tiếp tốt với bạn bè.
7.7.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Tin lớp 10
7.7.2.1. Thiết kế bản đồ tư duy
Tạo ý chính
 Ý chính là điểm khởi đầu một bản đồ tư duy và đại diện cho chủ đề, nội dung 
cốt lõi của một tiết học, một bài học hay một chuyên đề. Ý chính nên đặt ở giữa 
trang, bao gồm ảnh đại diện cho chủ đề trong bản đồ tư duy.
 Điều này để kích thích và tạo ra mối liên hệ vì não bộ phản ứng tốt hơn với 
kích thích thị giác. Giáo viên cần dành thời gian để lên ý tưởng chính, với học 
sinh cần cho các em chuẩn bị trước ở nhà một vài ngày trước khi đến tiết học. Sau 
đó có thể vẽ bằng tay hoặc sử dụng các phần mềm máy chuyên dùng thiết lập bản 
đồ tư duy để kết nối các nội dung trong bản đồ tư duy.
Thêm các nhánh vào bản đồ tư duy
 Sau khi đã thiết lập được ý chính tại trung tâm, bước tiếp theo là thêm nhánh 
vào bản đồ tư duy. Các nhánh chính nối từ ý chính, ảnh trung tâm là các chủ đề 
chính. Từ mỗi nhánh chính sẽ tiến hành thêm các nhánh con của nhánh chính, quá 
trình được lặp lại cho đến khi tất cả các nội dung cần thiết của tiết học, bài học đã 
được biểu diễn vào vị trí phù hợp trên bản đồ tư duy.
 Ưu điểm nổi bật của bản đồ tư duy là chúng ta có thể tiếp tục thêm các nhánh 
mới mà không bị hạn chế. Và cấu trúc bản đồ tư duy sẽ tự nhiên hơn khi học sinh 
thêm nhiều ý tưởng, não bộ sẽ phản ứng tốt hơn với các chủ đề khác nhau.
 Do tính thẩm mỹ trong bản đồ tư duy rất quan trọng, vì vậy cần tránh sử dụng 
các nhánh thẳng, vừa mất thẩm mỹ lại vừa nhàm chán. Các nhánh hữu cơ, nhánh 
cong vừa dễ vẽ lại vừa thu hút ánh nhìn hơn, khiến não bộ phản ứng tốt hơn nên 
việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn.
 7 Tuy nhiên hình ảnh là ngữ phổ quát có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ 
nào. Chúng ta học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Theo Margulies (1991), 
trước khi trẻ em bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, chúng sẽ hình dung các hình 
ảnh liên quan đến các khái niệm trong đầu. Vì lý do này mà bản đồ tư duy tối ưu 
hóa các hình ảnh tiềm năng, đặc biệt là với học sinh.
 Như vậy nên sử dụng nhiều hình tượng trưng, hình ảnh, màu sắc và từ ngữ 
để nhớ các nội dung trên bản đồ tư duy lâu hơn.
 Giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm sau để thiết kế bản đồ tư duy 
cho bài học:
 • Edraw Mind Map
 • Mindjet MindManager
 • iMindMap
 • Xmind
 • FreeMind
7.7.2.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tin học lớp 10
 Để có thể dạy học bằng phương pháp bản đồ tư duy, trước hết tôi dành một 
lượng thời gian để giới thiệu với học sinh về bản đồ tư duy, khái niệm về bản đồ 
tư duy, ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập, cách thiết kế bản đồ 
tư duy về một tiết học, một bài học hay nội dung nào đó. 
 Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cho các em học sinh một bản đồ tư duy về một 
nội dung mà các em đã được học trước đó. Sau khi học sinh đã nắm được cơ bản 
các vấn đề trên, tôi sẽ tiến hành chia lớp thành các nhóm và giao cho các nhóm 
về nhà và thiết kế bản đồ tư duy về một tiết các em đã được học trên khổ giấy A0.
 Khi học sinh đã làm quen được với bản đồ tư duy, ta đã có thể lên kế hoạch 
tổ chức các giờ học có sử dụng bản đồ tư duy.
 Về cơ bản, tôi tiến hành một giờ học có sử dụng bản đồ tư duy qua các bước 
sau:
 9 Hình 1. Học sinh làm việc nhóm
 Hình 2. Học sinh làm việc nhóm
 Thông thường, sau khi hoàn thiện các bản thuyết trình, có thể cho điểm các 
học sinh hoặc các nhóm thực hiện tốt để động viên, khích lệ học sinh.
 11 Kết quả cho bởi bảng sau:
 Giá trị Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
 Trung bình 6.60 6.78
 p 0.22513
 Bảng 2. Kiểm chứng xác định các nhóm tương đương
 Thông qua bảng trên ta thấy giá trị p = 0.22513 > 0.050, từ đó kết luận sự 
chênh lệch điểm trung bình kiểm tra của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là 
không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
 Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động được mô tả thông qua bảng sau:
 Kiểm tra Kiểm tra
 Nhóm Tác động
 trước tác động sau tác động
 Dạy học có sử dụng bản đồ 
 Thực nghiệm O1 O3
 tư duy
 Dạy học không sử dụng bản 
 Đối chứng O2 O4
 đồ tư duy
 Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
 Ở thiết kế nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
7.7.4. Tiến hành dạy thực nghiệm
 Thực nghiệm sẽ tiến hành trên các lớp đã lựa chọn, tôi sẽ thực hiện dạy lớp 
thực nghiệm có sử dụng bản đồ tư duy, đồng thời sẽ dạy lớp nhóm đối chứng, việc 
tiến hành dạy như bình thường, không sử dụng bản đồ tư duy.
 Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch và thời khóa 
biểu chung của nhà trường để đảm bảo khách quan và được tiến hành từ từ ngày 
24 tháng 09 năm 2018 đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2018.
7.7.5. Đo lường
 Như đã trình bày, bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút thứ nhất
 Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau khi đã dạy thực nghiệm có sử 
dụng bản đồ tư duy. Bài kiểm tra sau tác động gồm có 8 mã đề với 30 câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan.
 Sau khi dạy xong sẽ tiến hành kiểm tra đối với nhóm đối chứng và nhóm 
thực nghiệm theo đề và đáp án đã được cả hai giáo viên xây dựng chung rồi sau 
đó tiến hành chấm bài và lên điểm. Vì thời khóa biểu các lớp khác nhau nên sẽ 
tiến hành chuyển giờ để cả 2 lớp đồng thời cũng kiểm tra với một đề. Để đảm bảo 
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_tin_hoc_c.docx