Sáng kiến kinh nghiệm Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm

Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm MỤC LỤC Nội dung Trang A: Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài II. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu III. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm B: Phần nội dung I. Đặc điểm tình hình của lớp 10A8 khi tôi bắt đầu tiếp nhận II. Biện pháp thực hiện III. Kết quả đạt được IV. Bài học kinh nghiệm C. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị 2/32 Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm b. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: 1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. 2. Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. 3. Nhận xét đánh giá xếp loại học sinh vào cuối kỳ, cuối năm học. 4. Giáo dục học sinh thông qua tập thể, biết cách lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng và giúp các em có kỹ năng sống nhất định. 5. Giáo viên chủ nhiệm phải là người thầy mẫu mực, được học sinh yêu quí, tôn trọng; là người để các em có thể lắng nghe và học hỏi. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong xã hội ngày nay, do chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước trở nên đa dạng đã tác động không nhỏ đến nhận thức của học sinh. Không khó để nhận thấy rằng các em thông minh hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn và cũng hiểu biết hơn. Tuy nhiên không thể né tránh một thực tế rằng đạo đức của học sinh đang đi xuống; truyền thống tôn sư trọng đạo bị xem nhẹ; các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy tràn nan, tình trạng học sinh kết thành nhóm bạo hành trong trường đáng được báo động. Đây chính là điều khiến mỗi chúng ta luôn phải trăn trở. Trường tôi là một trường nằm trong thị trấn, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận học sinh-những em thích đua đòi chạy theo lối sống hiện đại. Ngoài ra, sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho nhiều học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục, việc truy cập những trang mạng có nội dung không lành mạnh khiến cho đạo đức của một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng. Do sự hội nhập của đất nước, vì mải mê làm kinh tế nên nhiều phụ huynh trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy dỗ con dẫn đến việc bỏ bê con cái tạo điều kiện cho sự ham chơi, ngại học ở một số học sinh. Một số giáo viên mới ra trường khi xử lý các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh. Một vài giáo viên vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường. 4/32 Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm B - PHẦN NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP 10A8 KHI TÔI BẮT ĐẦU TIẾP NHẬN : 1. Thuận lợi: - Được sự động viên, quan tâm và theo dõi kịp thời của Ban Gíam Hiệu nhà trường. - Công nghệ thông tin phát triển nên hầu hết phụ huynh có điện thoại riêng, do đó việc cập nhật thông tin về con em dễ dàng hơn. - Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được học hành, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động đoàn thể. Trong lớp có nhiều học sinh nhiệt tình, năng động và trách nhiệm. 2. Khó khăn: - Sự thiếu quan tâm của một bộ phận phụ huynh vì mải làm kinh tế. - Học sinh còn dao động chưa có câu trả lời rõ ràng trước sự suy đồi đạo đức trong lối sống của nhiều thanh thiếu niên. - Nhiều học sinh còn ở xa, ý thức tự giác của nhiều em còn chưa tốt. - Lớp tôi có tổng số 45 học sinh. Trong đó nhiều em nữ thường chia bè phái, nói xấu bạn; một số em nam học yếu; có một em thường xuyên nói dối để nghỉ học; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.. Một tập thể với khá nhiều những vấn đề rắc rối. Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất phức tạp, giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề khác. Chính vì thế nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt môn học theo qui định, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra biện pháp giáo dục học sinh sao cho hiệu quả, cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 6/32 Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và Tên:. Ngày tháng năm sinh: Nơi sinh.. Địa chỉ thường trú (thôn, xã) Họ tên bố..........................................Nghề nghiệp.................................... Họ tên mẹ.........................................Nghề nghiệp..................................... Gia đình chính sách: (Con liệt sĩ, Con thương binh hạng, hộ nghèo, bị ảnh hưởng chất độc da cam) ................................................................... (Nếu là học sinh mồ côi cha mẹ ghi rõ tên người đỡ đầu hoặc giám hộ) Họ tên người đỡ đầu (giám hộ)................................................................ Kết quả học tập năm lớp 9: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình).......................... Điểm thi vào lớp 10: Toán........điểm;Văn........điểm Chức vụ cán sự ở lớp 9:........................................................................... Môn học yêu thích:.................................................................................. Môn học cảm thấy khó:........................................................................... Sở thích ( ca nhạc, thể thao......).............................................................. Năng khiếu (âm nhạc, thể thao, múa, hát)............................................... Bạn thân của em là....................................học ở lớp. Trong lớp em chơi với các bạn................................................................ Số điện thoại của gia đình:...................................................................... Thông qua phương pháp này tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh cũng như về học tập của từng em để tham mưu cho các giáo viên bộ môn, phối hợp với cha mẹ học sinh được tốt hơn trong việc phân công tổ, nhóm học tập. Từ thực tế nắm bắt được tình hình của học sinh tôi xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ, tháng, tuần. Có được kế hoạch thì tôi đi vào chỉ đạo học sinh thực hiện theo kế hoạch đã định . Phương pháp này cũng giúp tôi định hướng cán sự lớp đầu cấp và tham mưu cho ban chấp hành đoàn trường lựa chọn cán bộ chi đoàn lớp thật sự có năng lực, chất lượng và làm việc có hiệu quả. 8/32 Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay trước khi bắt đầu tiết một. - Điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. - Quản lớp giữ trật tự khi có giờ trống , khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Lên danh sách học sinh tốt nhất cho từng bộ môn - Giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học. - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. Để làm được việc thì lớp phó phải là người học tốt, có uy tín trước các bạn * Nhiệm vụ của lớp phó lao động: - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. *Nhiệm vụ của bí thư chi đoàn: Nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. * Nhiệm vụ của bốn tổ trưởng: Theo dõi mọi hoạt động tổ mình và tổng kết lại cho lớp trưởng ngày thứ sáu. Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, tôi cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp. Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và hai lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, tôi cũng chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc 10/32 Những nội dung cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm Điều 5: Học sinh không mang thức ăn đóng hộp, chai nước, lon nước vào lớp, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy trên tường, bàn, ghế. Điều 6: Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập Điều 7: Học sinh không được đùa giỡn làm mất trật tự trong giờ học. Điều 8: Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông. Điều 9: Học sinh nào nghỉ học thì phụ huynh của em đó phải trực tiếp gọi điện liên lạc với giáo viên chủ nhiệm. Điều 10: Khi đi học luôn mang theo nội quy của trường, của lớp. Sau khi xây dựng xong nội quy của lớp, tôi phổ biến trước toàn thể học sinh rồi phô tô và phát cho mỗi em một bản nội quy của trường, một bản nội quy của lớp. Hàng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo nội quy. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại nội quy và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần. 2. Lập kế hoạch chủ nhiệm: Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào chủ trương của nhà trường và tình hình thực tế của lớp. Cần xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng và kế hoạch tuần. a. Kế hoạch năm: - Giáo viên lập kế hoạch năm dựa vào: + Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Trường. + Căn cứ đặc điểm tình hình lớp ( thuận lợi , khó khăn). + Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn thể. + Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong năm học. Ví dụ: Đối với lớp tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu cho năm đầu như sau: + Đạo đức đạt 100% loại khá trở lên trong đó (70% đạt loại tốt). + Học lực giỏi đạt 1% , khá 60 % trở lên, không có học sinh yếu; lớp đạt danh hiệu tập thể lớp vững mạnh. + Tham gia đầy đủ, nhiệt tình và đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động được giao. 12/32
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nhung_noi_dung_can_trien_khai_nham_nan.doc