Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật nhầm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 10

docx 32 trang sk10 27/10/2024 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật nhầm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật nhầm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật nhầm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 10
 1
 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
Đề tài : NHỮNG THỦ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ 
VÀ KHẢ NĂNG NGHE TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10
 Lĩnh vực (mã)/cấp học: Ngoại ngữ (13)/THPT
 Tác giả : NGUYỄN PHƯƠNG MAI
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh
 Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
 Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng
 Nam Định, ngày 5 tháng 5 năm 2020 1
 MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN...............................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN..........................................................................................2
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.............................2
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP ..............................................................................4
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến .......................................................4
 1.1. Mục tiêu tạo ra sáng kiến ..........................................................................4
 1.2 Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến....................................................4
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến .................................................................6
 2.1. Một vài kinh nghiệm giúp giáo viên dạy kỹ năng nghe đạt hiệu quả......6
 2.2. Giúp học sinh tìm ra cách học nghe hiệu quả..........................................7
3. Sử dụng tốt, linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy kỹ năng nghe.............9
 3.1. Warm up (khởi động).................................................................................9
 3.2. Pre-listening techniques...........................................................................12
 3.3. While-listening techniques.......................................................................16
 3.4. Post listening techniques..........................................................................17
4. Kết hợp luyện nghe vào các tiết dạy kĩ năng khác..........................................20
 4.1. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở ................................................................20
 4.2. Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng tâm.........................................................22
 4.3. Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng...........................................................22
PHẦN III: HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI ......................................24
1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................24
2. Hiệu quả về mặt xã hội ......................................................................................25
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng ......................................................................25
PHẦN IV: CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỂN....26 3
thân tôi suy nghĩ thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy 
thông tin và vận dụng thành thục thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm 
hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh có 
rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường 
thấy luyện nghe là khó nhất. Trong lớp học, học sinh thường nói rằng dù trong 
bài nghe có rất nhiều từ đã biết nhưng nghe không ra. Làm thế nào để giúp học 
sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe 
hiểu hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học và dự giờ đồng nghiệp, tôi tự tìm 
kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính 
khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học 
sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề 
“Những thủ thuật nhằm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho 
học sinh lớp 10”. 5
Hoa: What a (7).smile! Was she your (8)?
Lan: Oh, no. She wasn’t old (9)..to be (10).my class.
Keys:
1. happy 2. letter 3. was 4. look
5. beautiful 6. photograph 7. lovely 8. classmate
9. enough 10. in
Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 được thể hiện qua bảng và biểu 
đồ sau:
 Giỏi Khá TB Yếu Kém
 TT Lớp SS
 SL % SL % SL % SL % SL %
 1 10A2 38 3 7,9 12 31,6 18 47,4 4 10,53 1 2,6
 2 10A8 36 0 0 8 22,2 15 41,7 10 27,8 3 8,3
 Tổng 74 3 4 20 27 33 44,6 14 19 4 5,4
 Biểu đồ kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020
 Lớp 10A2 Lớp 10A8
 20
 18
 16
 14
 12
 10
 8
 6
 4
 2
 0
 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
 Qua kết quả trên tôi nhận thấy kỹ năng nghe của các em còn nhiều hạn 
chế. Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học. 
Tôi rất băn khoăn trăn trở, không biết làm thế nào để giúp học sinh luyện nghe 
tốt Tiếng Anh, giúp các em ham học. Với kinh nghiệm sau 10 năm trực tiếp 7
 + Women can earn money as much as men.
 +..............................................................
Tiết Listening trang 21 Unit 2: Your body and you
 Đầu tiên giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận về các món ăn trong bữa cơm 
hàng ngày của gia đình các em bằng cách để cho các em trả lời câu hỏi “What 
do you usually have for lunch or dinner ?”. Học sinh sẽ được nói bằng cách liệt 
kê một số món mà các em biết như là: fish, meat, egg, rice, beef, milk, juice....
 Tiếp theo tôi sẽ để cho các em quan sát và nhận xét về tháp dinh dưỡng ở 
phần Activity 2. Ở phần này thì ngay cả học sinh trung bình các em cũng có thể 
nói được các câu đơn giản như là:
 + We should do exercise
 + We should eat more vegetable and drink much water
 + We should not eat much meat and beef
 +...........................................................................
 Việc này chỉ nhằm mục đích khuyến khích các em nói. Tôi chắc chắn 
những ý kiến của các em sẽ là nguồn thông tin rất hữu ích giúp các em nghe chỉ 
ít phút sau đó có hiệu quả. Có thể nói kỹ năng nói đóng một vai trò quan trọng 
trong suốt quá trình luyện nghe, càng luyện nói nhiều, thì càng phát triển kỹ 
năng nghe tốt.
2.2. Giúp học sinh tìm ra cách học nghe hiệu quả
 Cũng giống như các kỹ năng khác, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc 
lĩnh hội kiến thức Tiếng Anh. Có thể nói nghe khó hơn các kỹ năng khác một 
chút, nhưng cũng có nhiều lợi ích hơn. Nếu nghe tốt chúng ta sẽ nâng cao được 
khả năng phát âm và kỹ năng chuyện trò của mình. Thông thường học sinh học 
Tiếng Anh luyện nghe bằng cách làm bài tập trong các sách luyện nghe. Tuy 
nhiên các bài học trong sách thường không được cập nhật một cách thường 
xuyên, do vậy, học sinh không có nhiều cơ hội lĩnh hội những kiến thức trong 
cuộc sống hiện đại. Tôi cho rằng giáo viên trực tiếp giảng dạy, cần đưa ra cho 
học sinh những lời khuyên kịp thời và bổ ích nhất nhằm giúp cho các em có 
cách học nghe hiệu quả nhất.
a. Học nghe ngay từ đầu
 Khi học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, nên bắt đầu ngay khi 
có thể. Bằng cách này, sẽ giúp học sinh làm quen dần với các âm của ngôn ngữ 9
 - Đừng cố gắng dịch chúng sang Tiếng Việt.
 - Hãy chú tâm vào ý chính của những gì đang nghe. Đừng tập trung vào chi 
tiết cho tới khi đã hiểu ý chính của bài.
3. Sử dụng tốt, linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy kỹ năng nghe
3.1. Warm up (khởi động)
 Một giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài 
nghe trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học sinh. Một trong những điều 
đầu tiên người giáo viên có thể làm là chuẩn bị thật tốt cho hoạt động “Warm 
up” (khởi động). Sau đây là một số hoạt động “Warm up” cụ thể mà giáo viên 
có thể áp dụng nhằm làm cho giờ học nghe của mình thực sự cuốn hút và hiệu 
quả.
a. Đọc truyện
 Các mẩu chuyện, nếu có nội dung thú vị và được kể lại một cách chuyên 
nghiệp, sẽ thu hút được sự chăm chú của phần lớn học sinh. Do vậy, trước khi 
cho học sinh nghe băng, giáo viên nên đọc thật chậm cho học sinh của mình 
nghe một mẩu chuyện ngắn có nội dung đơn giản, dễ hiểu. Sau đó, giáo viên có 
thể dặt ra một vài câu hỏi có liên quan tới nội dung mẩu chuyện để học sinh trả 
lời. Hoặc giáo viên có thể chỉ kể một phần của câu chuyện thôi, sau đó để học 
sinh thảo luận và tự đưa ra phần kết của mẩu chuyện. Điều này sẽ làm cho học 
sinh cảm thấy rất hứng thú với bài học vì học sinh được nêu lên ý kiến riêng của 
mình. Đặc biệt là đối với những học sinh đang còn yếu kém trong việc sử dụng 
Tiếng Anh, chúng sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và vui sướng vì chúng có thể hiểu 
được một câu chuyện bằng Tiếng Anh. Từ đó, chúng sẽ có động lực hơn để cố 
gắng học tập.
Ví dụ : Trước khi vào tiết listening. Tôi sẽ kể cho học sinh một mẩu truyện ngắn 
như sau:
 Hoa is my close friend. She is overweight because she likes eating 
fastfood and never does exercises. Last week, she had to see the doctor. The 
doctor advised her to eat more vegetables and grains.
 Sau đó tôi sẽ đặt một số câu hỏi đơn giản cho các em trả lời.
 1. What is my close friend’s name?
 2. Why is she overweight?
 3. What did the doctor advised her ? 11
 Unit 10: Ecotoursm (trang 53) tôi sẽ cho học sinh xem 1 số bức tranh về 
du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Mekong Delta. Thông qua việc xem tranh và 
thảo luận về những hoạt động mà khách du lịch có thể làm khi đến thăm đồng 
bằng sông Mekong, học sinh sẽ có những thông tin bổ ích để giúp phần nghe dễ 
dàng hơn ít phút sau đó> 13
Tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe 
xác định tranh có liên quan sắp xếp theo thứ tự.
 Cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đoán ra chủ đề, thông 
tin cần thiết nghe.
Sau đây là một vài thủ thuật chúng ta có thể áp dụng cho phần Pre-Listening
a. True/False statement prediction
- Trong một số giờ nghe, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận và đoán xem 
câu là đúng hay sai. 
- Học sinh đọc to các câu dự đoán của mình. (T/F).
- Giáo viên không nói đúng hay sai.
- Giáo viên đọc bài nghe/hoặc mở băng để học sinh nghe.
- Học sinh nghe và kiểm tra, đánh dấu vào những câu mà các em cho là đúng.
- Học sinh so sánh kết quả với nhau, nếu có sự bất đồng, giáo viên cho học sinh 
nghe lại và đi đến thống nhất.
Ví dụ: Activity 3 tiết Listening của Unit 6. Gender equality tôi áp dụng thủ 
thuật T/F prediction
 1. The speakers begins his talk with gender equality in job opportunities 
 and age.
 2. Wage discrimination affects women negatively.
 3. Women work less than men but they earn more.
 4. Maried men and women spend about equal amounts of time working, but 
 women still have to spend more time on house works.
 5. Even now women are not allowed to join the army, the police forces or 
 the fire services.
 6. More and more men are now working in jobs that used to be considered 
 suitable for women only.
- Trước tiên, tôi sẽ cho các em thảo luận với bạn của mình để dự đoán T/F.
- Ghi kết quả các em dự đoán trên bảng và có thể hỏi các em khi các em đưa ra 
dự đoán cho mỗi câu : “Why do you think it’s True/ False?” Với câu hỏi này 
ngoài việc tránh cho các em trả lời một cách tự phát để lấy phát biểu, các em còn 
phải tư duy để đưa ra ý kiến của mình một cách ngắn gọn. 
- Với việc làm như trên, tôi có thể dẫn dắt các em chú ý đến những thông tin 
quan trọng trong mỗi câu khi nghe.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_thu_thuat_nham_nang_cao_hung_thu.docx