Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hoạt động gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10

pdf 13 trang sk10 14/10/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hoạt động gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hoạt động gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hoạt động gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10
 BM 01-Bia SKKN 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 Đơn vị TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU 
 TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 
 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục  
 - Phương pháp dạy học bộ môn: TOÁN  
 (Ghi rõ tên bộ môn) 
 - Lĩnh vực khác: .......................................................  
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 
  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác 
 (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) 
 Năm học: 2014-2015 
 BM03-TMSKKN 
 Tên SKKN: 
 PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU TRONG DẠY 
 HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Toán học là môn Tự nhiên mà đặc thù của bộ môn này có phần khô khan và cứng 
nhắc nên khó đối với một bộ phận học sinh. Thậm chí nhiều em còn cảm thấy “sợ” 
mỗi khi buổi học nào đó có tiết Toán. Từ khi còn là một giáo viên trẻ mới ra trường, 
chập chững bước vào nghề dạy học, không ít lần học sinh hỏi tôi “ Học Toán để làm 
gì thế cô? Thuộc bao nhiêu công thức lượng giác, giải bao nhiêu phương trình rồi 
cũng thế thôi, sau này em đâu cần nhớ tới! ”. Vì thế tôi luôn trăn trở mỗi khi soạn giáo 
án trước khi lên lớp là làm thế nào để bài học hấp dẫn, thú vị, dễ hiểu và quan trọng là 
các em học sinh cần biết được mính sắp được học cái gì, học để làm gì. 
 Nhà khoa học Usinki (1824 – 1870) đã từng nói rằng: “ Anh sẽ nói gì về người 
kiến trúc sư khi ông ta khởi công xây dựng một ngôi nhà mới mà ông ta không thể trả 
lời được cho anh rằng, đó là một ngôi đền để thờ thần Chân lý, Tình yêu hay Lẽ phải; 
hay chỉ là một ngôi nhà để sống tiện nghi; hay một cái cổng thành đẹp đẽ lộng lẫy một 
cách vô ích để những người đi qua đường chiêm ngưỡng; hay một khách sạn mạ vàng 
để vơ vét tiền của những người đi du lịch tiêu xài hoang phí, hay là một cái nhà cuối 
cùng – một cái kho để chứa đồ cũ - mà trên đời này không ai cần đến cả? Anh cũng 
sẽ nói những điều tương tự với nhà giáo dục khi ông ta chưa xác định được rõ ràng và 
chính xác cho anh về mục đích của hoạt động giáo dục của ông ta” . 
 Qua thực tế dạy học và quan sát tôi nhận thấy học sinh không thích môn Toán 
phần lớn do các em mất căn bản từ lớp dưới, không theo kịp chương trình đang học; 
học sinh ngồi học trong lớp không tập trung theo dõi bài giảng vì không thấy sự cần 
thiết của bài học đó và vì chưa có động lực học tập. Đối với học viên của hệ Giáo dục 
thường xuyên thì vấn đề đó càng khó khăn hơn nữa vì trình độ tiếp thu của các em 
thấp hơn rất nhiều so với học sinh phổ thông. Làm thế nào để học sinh quan tâm đến 
bài học ngay từ phần mở đầu, trả lời cho các em câu hỏi học để làm gì là cả một nghệ 
thuật soạn giáo án của người giáo viên. Vì thế tôi chọn đề tài “ Phát huy hoạt động 
gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10 ”. 
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 
 Động cơ hoạt động là một trong các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học 
môn Toán. Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có 
ý thức về những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ 
hoạt động để đạt được được mục đích đó. Và gợi động cơ là nhằm làm cho những 
mục đích sư phạm biến thành những mục đích của cá nhân học sinh, có mục đích cụ 
thể học sinh sẽ định hướng đúng đắn cho hành vi của mình. Có nhiều loại gợi động cơ Để phát huy tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh cần 
phối hợp nhiều cách gợi động cơ khác nhau nhưng nên chú ý đến xu hướng phát triển 
của cá nhân học sinh. 
 Sách giáo khoa môn Toán được biên soạn chú trọng sự chính xác khoa học; đảm 
bảo giữa các yếu tố : hiện đại ( xác suất – thống kê), hội nhập ( máy tính cầm tay, số 
phức), liên môn ( đảm bảo học viên được chuẩn bị kiến thức toán để học các môn 
khác). Với đặc điểm của người học chương trình GDTX cấp THPT, ngoài học viên là 
thanh niên ở tuổi phổ thông, người học còn đa dạng về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, 
khả năng hiểu biết và vốn kinh nghiệm sống. Các nghiên cứu về giáo dục học cho 
thấy, một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra một quá trình học có hiệu quả 
cho học viên tiếp thu tốt nhất là bài học được mô tả gần với thực tế. Dạy cho đối 
tượng này là nhiệm vụ khá khó khăn, nói về cái gì đó quá khó, mang tính hàn lâm thì 
các em không hiểu được. Vì thế mà giáo viên cần nhiều sự trợ giúp và tôi chọn trợ 
giúp của lịch sử của toán học, kiến thức về các môn khoa học có liên quan, để làm 
cho kiến thức mà ta truyền đạt bớt khô khan, biến toán học thành một môn học hấp 
dẫn, thích thú đối với học sinh, làm cho các giờ toán trở nên sôi nổi, hứng thú hơn với 
các em. 
 Với chương trình Toán 10 dạy cho đối tượng học viên hệ GDTX, điều này thật 
sự cần thiết, vì các em mới bước từ trường THCS lên THPT, kiến thức mỗi bài nhiều 
và khó hơn, cách học cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Thực hiện hoạt động gợi 
động cơ khi bắt đầu bài học của một chương hay một bài, tôi chọn hướng đan xen với 
cách nói đơn giản là giới thiệu nội dung các em học trong chương, vận dụng kiến thức 
đó để làm gì là các câu chuyện về những nhà Toán học nổi tiếng mà cuộc đời của họ 
có thể sẽ mang lại cho các em những bài học thú vị về giáo dục nhân cách và lối 
sống. 
 2. Minh chứng quá trình thực nghiệm giải pháp: 
 Ví dụ với Chương I của Đại số 10, tôi thực hiện như sau: 
 “ Chương I Mệnh đề - Tập hợp sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức mở đầu 
về logic toán và tập hợp. Các khái niệm về mệnh đề và các phép toán về tập hợp sẽ 
giúp các em diễn đạt nội dung toán học thêm rõ ràng và chính xác, đồng thời giúp 
chúng ta hiểu đầy đủ hơn về suy luận và chứng minh trong toán học. Bởi vậy chương 
này có ý nghĩa quan trọng với việc học tập môn toán.” 
 Với bài học về Tập Hợp trong Chương I , tôi lồng ghép một câu chuyện về nhà 
toán học mà cuộc đời của ông mãi là tấm gương sáng về nghị lực sống : 
 “Tập hợp là một trong những khái niệm cơ bản của toán học mà các em đã làm 
quen ở lớp dưới. Hôm nay trước khi vào bài học cô muốn kể cho các em nghe một câu 
chuyện về một nhà toán học. Ông là người sáng lập nên lí thuyết tập hợp, tên ông là 
Ghê-ooc Canto (1845-1918) – nhà toán học Đan Mạch gốc Nga – sinh ra trong một 
gia đình có bố là một thương gia, mẹ là một nghệ sĩ. Ba mẹ muốn ông trở thành một 
kĩ sư vì nghề này kiếm được nhiều tiền hơn nên đã có những hành động ngăn cấm ông sẽ tìm thấy các ứng dụng ngay trong các hoạt động của trường học và cuộc sống 
hàng ngày.” 
 “Như mọi khoa học khác, Lượng Giác phát sinh từ nhu cầu của đời sống con 
người: sự phát triển của ngành hàng hải đòi hỏi phải biết xác định vị trí của tàu bè 
ngoài biển khơi theo mặt trời lúc ban ngày và theo vì sao lúc ban đêm, cuộc sống xã 
hội với các hoạt động sản xuất đòi hỏi đo đạc ruộng đất, thiết lập bản đồ, Và trong 
lich sử Toán học, người có công xây dựng lí thuyết về lượng giác là nhà toán học Lê-
ô-na Ơ-le, người Thụy sĩ. Cuộc đời ông là một tấm gương cho cả nhân loại về sự say 
mê và cần cù trong công việc. Ông không từ chối bất kì việc gì dù là khó đến đâu. 
Suốt 15 năm cuối đời mình mặc dù bị mù cả hai mắt, ông vấn tiếp tục lao động sáng 
tạo, không ngừng cống hiến xuất sắc cho khoa học. Để ghi nhận công lao ông đã viết 
trên 800 công trình về toán học, thiên văn và Địa lí, tên của ông đã được đặt cho một 
miệng núi lửa ở phần trông thấy của Mặt trăng .” 
 Phần Hình học 10, chương đầu tiên là một khái niệm hoàn toàn mới và có phần 
khó hiểu với học viên, tôi chọn cách giới thiệu tổng quát nhất những gì các em sẽ 
được học, sự liên kết với các môn khoa học khác và ứng dụng của Vec tơ: 
 “ Ở cấp THCS, các em đã biết một số kiến thức về hình học phẳng. Chương trình 
hình học 10 nhằm bổ sung thêm và hoàn thiện một số kiến thức của bộ môn hình học. 
Trong chương đầu tiên, các em sẽ được tiếp cận với một khái niệm hoàn toàn mới, đó 
là vec tơ và các phép toán về vec tơ. Bằng công cụ vec tơ, các em sẽ tập làm quen với 
việc nghiên cứu hình học bằng một phương pháp khác, gọn gàng, có hiệu quả và 
mang tầm khái quát cao. Ngoài ra vec tơ còn được dùng để biểu diễn các đại lượng 
có hướng trong môn Vật lí như lực, vận tốc và gia tốc làm cho Toán học gắn với đời 
sống thực tế và sản xuất đồng thời phục vụ các môn học khác. Các khái niệm về vec 
tơ và các phép toán sẽ giúp các em tiếp cận với những khái niệm mới của toán học 
hiện đại, ví dụ như lần đầu tiên các em được thực hiện phép toán trên các đối tượng 
không phải là số nhưng lại có tính chất tương tự số. Các kiến thức về tọa độ trong 
chương này là cơ sở để đưa vào một phương pháp nghiên cứu mới đó là dùng đại số 
để nghiên cứu hình học. Học chương này các em phải hiểu được vec tơ là gì, thế nào 
là tổng, hiệu của hai vec tơ, tích của một vec tơ và một số. Những kiến thức này rất 
quan trọng vì chúng là cơ sở để học môn hình học của ba lớp 10, 11, 12. ” 
 Với Chương II Hình học 10, đan xen việc giới thiệu nội dung chương, ứng dụng 
kiến thức trong thực tế là một câu chuyện vui về một nhà Toán học: 
 “ Trong chương I, các em đã làm quen với các phép toán tổng, hiệu của hai vec tơ, 
tích của một vec tơ và một số. Tiếp nối chương II sẽ giới thiệu cho chúng ta thêm một 
phép toán nữa là tích vô hướng của hai vec tơ, tức là phép nhân vô hướng hai vec tơ 
với nhau, kết quả của phép nhân này là một số nên người ta gọi tích đó là tích vô 
hướng. Nội dung của chương trình bày các tính chất cơ bản của tích vô hướng và 
những ứng dụng của chúng, đặc biệt là những hệ thức quan trọng trong tam giác: 
định lí côsin, định lí sin, công thức đường trung tuyến, công thức tính diện tích tam 
giác,Và các em sẽ được vận dụng chúng để giải một số bài toán hình học và tìm dụ như bài toán chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn mà 
các em từng làm ở lớp 9 tương đối khó với chúng ta khi một số bạn nhìn hình vẽ hoài 
mà cũng không tìm ra cách giải thì nay bằng phương pháp mới này các bạn chỉ cần 
tính toán trên những công thức và thậm chí không cần phải vẽ hình nữa.” 
 Việc thực hiện gợi động cơ cho mỗi bài học thực sự đòi hỏi người giáo viên phải 
có sự đầu tư kĩ lưỡng cho giáo án mỗi khi lên lớp của mình, bản thân mỗi thầy cô phải 
thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn không chỉ phạm vi môn Toán mà còn 
các môn khoa học khác có liên quan, cập nhật những thông tin khoa học và biết linh 
hoạt áp dụng vào thực tế, có vậy mới truyền cảm hứng cho các em qua mỗi bài học. 
 3. Đánh giá kết quả giải pháp: 
 Với những bài học có áp dụng hoạt động gợi động cơ cho các đối tượng mà tôi 
giảng dạy, tôi nhận thấy có sự thay đổi trong cách học và tiếp thu kiến thức. Các em 
chủ động hơn, hứng thú hơn so với trước đây, biết lắng nghe, biết đặt câu hỏi về 
những gì mình chưa hiểu và quan trọng biết mình học được gì, vận dụng ra sao trong 
cuộc sống. 
 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Những gì mà tôi trình bày trên thực ra không phải là mới, mà chỉ là có sự tìm tòi, 
đầu tư cho một bài dạy cuốn hút được người học, quan tâm đến cảm nhận của học 
sinh, đến những gì mà các em cần tiếp thu được sau bài học đó. Tuy không nhiều 
nhưng cũng góp phần làm cho học sinh nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu 
thích học môn toán. 
 Sau khi thực nghiệm việc tăng cường hoạt động gợi động cơ cho mỗi bài học cho 
hai lớp tôi giảng dạy từ đầu năm cho tới cuối học kì II, với câu hỏi khảo sát tương tự , 
tôi thu được kết quả số lượng các học viên cho là môn Toán khó, không thích học, 
không thấy bộ môn này liên quan đến thực tế đời sống được thống kê như sau: 
 LỚP SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 
 10A3 09/35 25,71% 
 10A4 10/46 21,74% 
 So với bảng thống kê ban đầu có thể thấy số lượng học viên thấy việc học bộ môn 
toán bớt nặng nhọc, cần thiết và thấy được ứng dụng của môn học này với thực tế 
tăng lên đáng kể: 
 Lớp 10A3 tăng 60%. 
 Lớp 10A4 tăng 67,39%. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_hoat_dong_goi_dong_co_trong_g.pdf