Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “TRUYỆN KIỀU” (NGUYỄN DU – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10) NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 111 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài 2 3 Tính mới, tính khoa học và tính hiệu quả của đề tài 2 4 Phương pháp tiến hành 3 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 6 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1.1 Cơ sở lí luận 4 1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4 1.1.2 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4 1.1.3 Các phẩm chất, năng lực được hình thành qua hoạt 6 động trải nghiệm 1.2 Cơ sở thực tiễn 7 1.2.1 Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay 7 1.2.2 Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy 10 học Chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” hiện nay 2 MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 12 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “TRUYỆN KIỀU” (NGUYỄN DU – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10) 2.1 Quy trình thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải 12 nghiệm sáng tạo 2.2 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 15 môn Ngữ văn dạy học chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10) 2.2.1 Tổ chức trò chơi 15 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GD ĐT Giáo dục đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 5 SGK Sách giáo khoa 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông 8 THCS Trung học cơ sở 9 TNST Trải nghiệm sáng tạo 10 CSVC Cơ sở vật chất 11 DTLS Di tích lịch sử PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, vô cùng quan trọng và cấp thiết. Bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” ( Hồ Chí Minh). Những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều đổi mới đặc biệt nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Để đảm bảo và chạy đua với nhu cầu phát triển của xã hội toàn ngành đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Tẩy chay phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất con người. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học trải nghiệm hay nói cách khác là tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo sự kết nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình truyền và nhận kiến thức, đặc biệt sự kết nối trong tổ chức hoạt động tập thể (nhóm). Xây dựng không khí sôi nổi cho giờ học tránh để học sinh sợ hãi, căng thẳng, để học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được những vấn đề xã hội và dự báo nhiều điều cho hậu thế. Truyện Kiều - "tập đại thành" của văn học Việt Nam, đỉnh cao của văn học dân tộc, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Ngay từ khi mới ra đời đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và từ đó đến nay việc nghiên cứu “Truyện Kiều” không bao giờ đứt đoạn, hơn nữa Nguyễn Du và “Truyện Kiều” chiếm vị trí không thể thiếu trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Dạy học “Truyện Kiều” ở trường THPT đang là vấn đề các giáo viên quan tâm, trăn trở: làm thế nào để khơi dậy những tiềm năng giáo dục mà kiệt tác văn học này mang lại? Làm thế nào để thế hệ trẻ lại tiếp tục yêu mến “Truyện Kiều”? Và phải dạy học Truyện Kiều như thế nào để học sinh phát triển được các phẩm chất, năng lực? Đây là một vấn đề vừa có tính thời sự, tính xã hội, tính giáo dục lại rất thiết thực, hữu ích. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được gọi là sáng tạo của bản thân. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, với mong muốn trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn tạo tâm thế thoải mái và hứng thú cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một 1 - Nội dung của đề tài được trình bày khoa học, các luận điểm, luận cứ và các thông số có tính chính xác. - Hệ thống lí thuyết đúng đắn, có sức thuyết phục người đọc. - Đề tài đáp ứng được quan điểm giáo dục tích cực đang được xã hội quan tâm. 3.3. Tính hiệu quả - Đề tài áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy, tạo sự hứng thú cho HS trong học tập... - Đặc biệt đề tài phát huy tính kỹ năng để giải quyết những tình huống trong học tập và cuộc sống... - Phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp nhận văn học, phù hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học - Nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống thực tiễn. - Việc tổ chức một số hình thức trải nghiệm sáng tạo của sáng kiến tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, có sự tương tác – hợp tác hiệu quả giữa giáo viên và học sinh giúp các em hoàn thiện các kỹ năng sống. 4. Phương pháp tiến hành: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp: - Phương pháp điều tra (Phỏng vấn, phiếu điều tra). - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân loại, thống kê. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp kiểm tra 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu 10C8, 10C9, 10C10 Trường THPT Đông Hiếu - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10) 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm: Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận, đề tài có các nội dung sau: - Cơ sở lý luận - Thực trạng - Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Chủ đề tích hợp: Truyện Kiều – Nguyễn Du - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài 3 1.1.2.1. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình hiện hành Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm ..., các hội thi, hội thao..., cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các phong trào thi đua toàn trường vv... Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...). Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội: Các hoạt động Đoàn (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn,..., Các hoạt động tập thể có tính chính trị - xã hội: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn.. Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của thanh, thiếu niên, của học sinh (thi “Học sinh thanh lịch”, “ Tiếng hát học sinh - sinh viên”...). 1.1.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.1.2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn Xác định HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn là một hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn theo định hướng giáo dục phổ thông mới, nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Dưới đây là một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà bản thân tôi đã áp dụng để giảng dạy trong Chương trình Ngữ văn ở trường THPT. Hoạt động câu lạc bộ (CLB): Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Tổ chức trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội 5 - Nhân ái: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần không chỉ cho bản thân, người thân mà còn cho cả cộng đồng; Thiết lập mối quan hệ hài hòa với những người xung quanh; Tích cực, chủ động vận động nhười khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, hành vi phi đạo đức, hành vi thiếu ý thức xã hội và tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. - Yêu nước: Thể hiện tái độ kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với nước. Tích cực chủ động vận động người khác tham gia bảo vệ thiên nhiên, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1.1.3.2. Các năng lực được hình thành thông qua hoạt động trải nghiệm - Năng lực tự chủ: Học sinh tự thực hiện những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập và cuộc sống, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, cộng đồng. Phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và biết tự điều chỉnh bản thân, vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giúp HS xác định được mục đích giao tiếp và hợp tác, nội dung giao tiếp phù hợp mục đích. Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với mục đich, nội dung và ngữ cảnh giao tiếp, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với mục đích giao tiếp. Chủ động thiết lập mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Thể hiện lắng nghe tích cực và biết thảo luận, thuyết phục bạn trong nhóm để hỗ trợ, chia sẻ khi cần. Biết nhận xết đánh giá được ưu, nhược điểm của cá nhân và của nhóm từ đó rút ra được bài học từ sự hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phân tích được tình huống nẩy sinh vấn đề, hình thành những câu hỏi có tính khám phá cái mới trong vấn đề. Bước đầu đề xuất được các giải pháp khác nhau cho vấn đề, sàng lọc và lựa chọn được giải pháp hiệu quả. Đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện và rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề. Chỉ ra được những ý tưởng khác lạ trong cuộc sống xung quanh và thể hiện được sự hứng thú bền vững đối với các hoạt động khám phá trong lĩnh vực nhất định, đưa ra được một số ý tưởng mới, độc đáo đối với bản thân và người xung quanh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã chú trọng năng lực thực hành cho học sinh. Các hình thức dạy học đã được đổi mới, các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học sinh trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học. Việc học của học sinh thuận lợi rất nhiều, tạo 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc