Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học lớp 10

docx 68 trang sk10 18/07/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC NGHỆ AN
 Trường THPT Quỳ Hợp 2
 ()
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh 
 dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề 
 “Thành phần hóa học của tế bào”, 
 sinh học lớp 10.
 Môn: Sinh học 
 Tác giả: Hoàng Thị Loan
 Tổ: Tự nhiên
 Năm học 2020-2021
 Số điện thoại cá nhân: 0975 798 502
 1 7. Bài học kinh nghiệm 47
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
1. Kết luận 48
2. Kiến nghị đề xuất. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
IV. PHẦN PHỤ LỤC 52
 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI- thời đại của sự 
phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0. Hòa chung trong sự phát triển đó chưa 
bao giờ ngành giáo dục và đào tạo trứng trước những thách thức lớn về đổi mới căn 
bản và toàn diện. Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện yêu cầu của Nghị 
quyết 29 và Nghị quyết 88: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến 
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Nếu như chương 
trình hiện hành và các chương trình giáo dục phổ thông trước đây trả lời cho câu hỏi: 
“Học xong chương trình, học sinh biết được những gì”. Thì chương trình giáo dục 
phổ thông mới tập trung trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm 
được gì”. Như vậy giáo dục, phát triển cho học sinh những kỹ năng sống , trong đó có 
kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ 
thông mới đạt ra cho bất kỳ môn học nào.
 Sinh học được xem là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn. Kiến thức sinh 
học gần gũi, thiết thực bởi bất kì ở lĩnh vực nào cũng không thể thiếu những hiểu biết 
cơ bản về sinh giới. Vì rằng từ việc giữ gìn sức khỏe, đến việc làm gia tăng của cải 
vật chất, tăng thiết bị phục vụ cuộc sống đều cần có sự hiểu biết về sinh học. 
 Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (15-18 tuổi) là giai đoạn tuổi vị thành 
niên. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và thể 
chất, chuẩn bị cho sự phát triển đầy đủ của cơ thể, hoàn thiện cho các cơ quan. Lứa 
tuổi trên là nguồn lao động kế cận - đó là hàng nghìn sĩ tử đang chuẩn bị hành trang 
tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề. Xa hơn nữa, 
đây là nguồn cho lực lượng động quốc tế. Nhưng do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, 
học sinh Việt Nam nói chung và học sinh THPT nói riêng đang đối mặt với cả hai vấn 
đề: Suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Thực trạng đó không những ảnh 
hưởng đến sức khỏe, tâm lí, chất lượng học tập và lao động của các em mà còn ảnh 
hưởng đến chất lượng dân số toàn quốc.
 Liệu kiến thức sinh học phổ thông có thể hướng dẫn, bồi dưỡng cho các công 
dân tương lai những kỹ năng thực tiễn liên quan đến dinh dưỡng để các em có thể tự 
chăm sóc bản thân đúng cách và góp phần giảm gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và 
thừa cân-béo phì ở học sinh THPT không? Với những băn khoăn, trăn trở về vấn đề 
đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp 
lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp 10. 
 5 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Nội dung cơ bản của chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp 
10. 
 Chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp 10” gồm 4 bài trong 
chương 1, thuộc phần 2 - Sinh học Tế bào, Sinh học 10. Nội dung của các tiết học rất 
thiết thực và gắn với kiến thức liên quan đến các kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng 
của đề tài. Kiến thức lí thuyết cơ bản của các bài học tương ứng với các kỹ năng lựa 
chọn chế độ dinh dưỡng như sau:
TT Bài học Kiến thức lí thuyết Kỹ năng tương ứng
1 Bài 3: Các - Các nguyên tố đại lượng, - Lựa chọn và sử dụng các 
 nguyên tố hóa vi lượng và vai trò của nguồn thực phẩm cung cấp 
 học và nước chúng trong tế bào. vitamin, khoáng chất hợp lí.
 - Cấu trúc hóa học của phân - Sử dụng nước đúng cách 
 tử nước và vai trò của nước 
 đối với tế bào.
 - Các loại đường có trong tế - Lựa chọn và sử dụng các 
2 Bài 4: bào và chức năng của thức ăn chứa đường 
 Cacbohidrat và đường đối với tế bào. (cacbohidrat) hợp lí.
 Lipit - Các loại lipit , và chức - Lựa chọn và sử dụng các 
 năng của lipit. thức ăn chứa lipit đúng cách.
 - Cấu tạo và chức năng của - Lựa chọn và sử dụng hợp lí 
3 Bài 5: Protein Prôtêin trong tế bào các nguồn thức ăn chứa 
 protein
 - Phối hợp, cân đối các nhóm 
 thứa ăn: tinh bột, rau, hoa 
 quả, protein, chất béo, đồ 
 ngọt và muối trong bữa ăn 
 hằng ngày.
1.2. Kiến thức về kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí
1.2.1. Khái niệm kỹ năng 
 7 thiết cho cơ thể.
 Cuối cùng, số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự 
hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Theo đó, công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho 
thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc 
lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
1.2.2. Các nguyên tố vi lượng và kỹ năng lựa chọn, sử dụng các nguồn thực phẩm 
cung cấp các nguyên tố vi lượng hợp lí.
 Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ ( bé hơn 
0,01%)trong khối lượng khô của tế bào. Chúng là thành phần cơ bản của enzim, 
vitamin nên có vai trò tham gia điều tiết các hoạt động sống. Nguyên tố vi lượng bao 
gồm vitamin và khoáng chất.
1.2.2.1. Vitamin
 Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nhu cầu 
vitamin hằng ngày rất thấp ( dưới 100mg) nhưng lại rất cần thiết cho nhiều chức phận 
quan trọng của cơ thể. Thiếu vitamin ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, sức khỏe cơ 
thể và gây ra nhiều bệnh đặc hiệu. Trong phạm vi nhỏ, đề tài chỉ đề cập tới vitamn A, 
vitamin C và vitamin D.
 * Vitamin A có vai trò tham gia chức năng cảm nhận thị giác; duy trì cấu trúc 
bình thường của da và niêm mạc; đáp ứng miễn dịch, kích thích hấp thụ, vận chuyển 
và dữ trữ sắt nên có vai trò quan trong trong quá trình tạo máu; vitamin A còn tác 
động đến quá tình tiết hoocmon tăng trưởng và cần cho sự sinh tinh bình thường nên 
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. Vitamin A có trong thực phẩm 
có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng, sữavà có trong thực phẩm có nguồn 
gốc thực vật như các loại rau có màu xanh đậm hoặc màu vàng như rau muống, rau 
ngót rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt
 * Vitamin C tham gia gia quá trình hình thành chất tạo keo (collagen), là chất 
cần để gắn kết tế bào và làm liền vết thương, làm vững bền thành mạch. Vitamin C 
giúp tăng cường hấp thụ sắt, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tham gia 
quá trình tạo kháng thể và làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Vitamin C còn làm chậm 
quá trình lão hóa và phòng các bệnh tim mạch và ung thư. Thiếu Vitamin C thường 
gây chảy máu chân răng, chậm liền vết thương, xuất huyết dưới da Vitamin C có 
nhiều trong rau và hoa quả, đặc biệt là chanh, cam, bưởi, dưa hấu cà chua
 * Vitamin D giúp hấp thụ canxi và photpho từ thức ăn nên có vai trò tăng 
cường quá trình cốt hóa xương. Thiếu vitamin D gây rối loạn hấp thụ canxi và 
photpho, gây rối loạn lâu dài ở hệ xương, răng như bệnh còi xương và hỏng răng ở trẻ 
em hay loãng xương ở người lớn. Trong thực phẩm, vitamin D có trong sữa, dầu gan 
 9 tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng 
lao động, mệt mỏi...Mỗi ngày mỗi người chúng ta cần khoảng 150 microgram iốt. 
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp 
nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), 
viêm tuyến giáp (Thyroiditis). Nguồn cung cấp iốt tốt nhất là muối Iốt, các loại thực 
phấm ở biển như cá, thủy sản.
1.2.3.Nước với tế bào và sử dụng nước đúng cách
12.3.1. Cấu tạo và đặc tính hóa lí của nước:
 Nước gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô liên kết với nhau bằng liên 
kết cộng hóa trị.
 Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, 
các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc 
biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
12.3.2. Vai trò của nước đối với tế bào :
 Nước là thành phần cấu tạo tế bào; Là dung môi hòa tan các chất ; Là môi 
trường của các phản ứng sinh hóa...Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có 
nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.Khi cơ thể 
thiếu nước, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ: Da khô, tóc giòn dễ gẫy; Các 
bệnh như táo bón, sỏi thận
12.3.3. sử dụng nước đúng cách
 Những thời điểm quan trọng cần uống nước bao gồm: Sau khi ngủ dậy hãy 
uống một ly nước để giúp lọc sạch gan và thận, trước 3 bữa ăn nên uống 1 cốc nước. 
Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ 
máu cục máu đông. Khi thấy đói hoặc khi mệt mỏi (vì thiếu nước cũng có thể gây nên 
2 hiện tượng trên), khi ốm sốt cần uống nhiều nước hơn, khi tiêu chảy nôn ói cũng 
cần uống 1 cốc nước và nên uống nước Oresol. Uống nước đúng cách theo ngụm nhỏ 
và đừng đợi cơ thể có cảm giác khát mới uống nước. Trong điều kiện bình thường, 
mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 lít 
nước uống mỗi ngày. Có hai cách cơ bản và dễ thực hiện để đánh giá lượng nước 
trong cơ thể đang đủ hay thiếu đó là cảm giác khát và màu sắc nước tiểu. Nước tiểu 
nhạt màu hoặc không có màu cũng như không có mùi khai thường cho thấy cơ thể 
đang được cung cấp đủ nước.
 Khi cung cấp nước cho cơ thể cần lưu ý: Không uống nước đun đi đun lại nhiều 
lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không uống nước ngọt có ga thay nước 
lọc; Không uống nước trong khi ăn;Không uống nước ngay sau khi vận động nặng 
hay tập thể dục; Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày.
 11 Phôtpholipit cấu tạo gồm 1 phân tử Glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm 
phôtphat.
1.2.5.2. Vai trò dinh dưỡng.
 Cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể: Lipit là nguồn ngăng 
lượng cao, 1g lipit cho 9 kcal. Thức ăn giàu lipit cần thiết cho người lao động nặng, 
cho những đối tượng trong thời kỳ phục hội dinh dưỡng, cho phụ nữ có thai, phụ nữ 
cho co bú và trẻ em. Lipit trong mô mỡ là nguồn dữ trữ năng lượng cho cơ thể.
 Lipit là cấu trúc quan trọng của tế bào của tế bào và các mô trong cơ thể. Mô 
mỡ ở dưới da và quanh các phủ tạng là một mô đệm có vai trò bảo vệ, nâng đỡ các mô 
của cơ thể khỏi những tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nhiệt độ hoặc 
sang chấn.
 Điều hào hoạt động cơ thể: Lipit trong thức ăn cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp 
thụ của những vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Lipit còn là thành phần 
cấu tạo của một số loại hoocmôn, Lipit cần cho hoạt động bình thường của hệ nội tiết 
và sinh dục.
1.2.4.3. Nhu cầu lipit và lựa chọn, sử dụng các thực phẩm chứa lipit hợp lí.
 Năng lượng lipit cung cấp hằng ngày cần chiếm từ 18-30% tổng nhu cầu năng 
lượng của cơ thể. Nếu lượng lipit chỉ chiếm dưới 10% năng lượng khẩu phần, cơ thể 
sẽ mắc một số bệnh lí như giảm mô mỡ giữ trữ, giảm cân, chàm da. Thiếu lipit còn 
làm cơ thể không hấp thụ được các vitamin tan trong dầu, do đó gián tiếp gây nên các 
biểu hiện của bệnh do thiếu vitamin này. Trẻ em thiếu lipit có thể bị chậm phát triển 
chiều cao và cân nặng. Ngược lại, chế độ ăn quá nhiều lipit có thể dẫn tới thừa cân, 
béo phì, bệnh tim mạch và một số loại ung thư như ung thư đại tràng, vú, tử cung và 
tuyến tiền liệt.
 Nguồn lipit trong thực phẩm: Thức ăn có nguồn gốc động vật có hàm lượng 
lipit cao là thịt mỡ, mỡ cá, sữa, phomat.Thức ăn có nguồn gốc thực vật có hàm lượng 
lipit cao là dầu thực vật, lạc, vừng, đầu tương, hạt điều, hạt dẻ
1.2.6. Protein và lựa chọn, sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn chứa protein
1.2.6.1. Cấu tạo hóa học.
 - Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có 
khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin. Trong đó có nhiều loại axit amin 
cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn gọi là axit amin thiết yếu.
1.2.6.2. Vai trò dinh dưỡng.
 Xây dựng và tái tạo tất cả các loại mô của cơ thể. 
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_lua_chon_che_do_din.docx