Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản

docx 50 trang sk10 01/09/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
 BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 
 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA VĂN BẢN
“TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY”
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................2
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2
 6. Tổng quan và tính mới của đề tài.................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................5
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................5
 1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................5
 1.1.1. Năng lực.................................................................................................5
 1.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .............................................................5
 1.1.3. Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ........................7
 1.1.4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm
 sáng tạo ............................................................................................................9
 1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................9
 1.2.1. Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học 
 sinh ở trường trung học phổ thông...................................................................9
 1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học 
 Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh......................................10
 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH BẰNG CÁCH TỔ 
 CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA 
 VĂN BẢN “TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG
 THỦY” ...........................................................................................................12
 2.1. Những đặc điểm của văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - 
 Trọng Thủy” ...........................................................................................................12
 2.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức để phát triển 
 năng lực cho học sinh qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị 
 Châu - Trọng Thủy”......................................................................................12
 2.2.1. Hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi ...............................................13
 2.2.2. Hoạt động tham quan...........................................................................13
 2.2.3. Hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên.............................................13
 2.2.4. Hoạt động trải nghiệm thiết kế và trình bày nội dung trên phần 
 mềm power point ...........................................................................................14
 2.2.5. Hoạt động trải nghiệm làm phóng viên................................................15
 2.2.6. Hoạt động trải nghiệm đóng vai ..........................................................16
 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................................17
 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................17
 3.2. Tổ chức thực nghiệm ..............................................................................17 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 GV Giáo viên
2 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3 HS Học sinh
4 THPT Trung học phổ thông
5 TNST Trải nghiệm sáng tạo hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa 
cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đa dạng mà thực tiễn đặt ra.
 Nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học 
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực 
người học của chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian sắp tới, đồng 
thời rèn luyện cho bản thân cách thức, phương pháp tổ chức các HĐTNST, tôi 
đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ 
chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An 
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản” làm đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu
 Lựa chọn, xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo một 
cách phù hợp nhằm góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh một 
cách hiệu quả qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng 
Thủy” - Ngữ văn 10, Ban cơ bản.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực và tổ chức hoạt động TNST ở trường phổ thông.
 - Tiến hành khảo sát điều tra thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong 
dạy học nói chung và trong việc phát triển năng lực cho học sinh nói riêng.
 - Thiết kế mẫu giáo án theo định hướng phát triển năng lực có tổ chức các 
hoạt động TNST.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính 
khả thi của những vấn đề đề tài đưa ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triển năng lực cho 
học sinh qua văn bản“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” - 
Ngữ Văn 10, ban cơ bản.
 - Bài lên lớp nội khóa “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng 
Thủy” - Ngữ Văn 10, ban cơ bản.
 - Khảo sát thực nghiệm tại địa bàn: Trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa 
Đàn, tỉnh Nghệ An
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Nghiên cứu cách thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường THPT; 
Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT; phương pháp dạy 
học Ngữ văn.
 2 Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thức được rằng để các HĐTNST phát huy 
được hiệu quả trong việc phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần đổi mới 
mạnh mẽ việc thiết kế bài học. Vì vậy đề tài đã thiết kế dạy học văn bản 
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” theo định hướng đã đưa 
ra. Trong bản thiết kế này, chúng tôi thể hiện rõ các hoạt động TNST đa dạng 
của học sinh và sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Đây là những đóng góp rất 
thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, các HĐTNST đang đóng một vai trò 
hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng 
lực cho người học trong từng bài học, từng môn học.
 4 phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Học 
sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin và 
sáng tạo của bản thân thông qua việc tham gia vào các HĐTNST. Nếu các em 
được tham gia một cách chủ động, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng 
của bản thân thì các em sẽ được trải nghiệm, được bày tỏ ý tưởng, quan điểm, 
được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động. Qua HĐTNST các em sẽ tự 
khẳng định được bản thân, tự đánh giá được kết quả hoạt động của bản thân, của 
nhóm mình và của bạn bè. Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá 
trị sống và các năng lực cần thiết.
 HĐTNST là các hoạt động giáo dục, ưu điểm của HĐTNST là từng cá 
nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhiều môi trường khác nhau 
như môi trường nhà trường, môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và 
tổ chức của nhà giáo dục. Qua sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn 
ở nhiều môi trường khác nhau đó, học sinh được phát triển về tình cảm, đạo đức, 
phẩm chất, nhân cách và các năng lực cần thiết, quan trọng.
 Mang tính thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế vì vậy nội dung 
giáo dục của HĐTNST đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các 
em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách 
dễ dàng và thuận lợi. HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, 
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo 
dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá 
trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo 
dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo 
dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội... Thông qua sự đa dạng về nội 
dung của HĐTNST học sinh sẽ được hình thành và phát triển năng lực một cách 
toàn diện bên cạnh những kết quả tích cực khác của hoạt động giáo dục.
 Quy mô tổ chức các HĐTNST là khác nhau, tiêu biểu như tổ chức theo 
nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức 
theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như phù hợp, đơn 
giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có 
nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn.
 Điểm rất nổi bật của HĐTNST là hoạt động có khả năng thu hút sự tham 
gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: 
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban 
giám hiệu Nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến 
học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, 
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, 
những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, các nhà hoạt 
động văn hóa, nghiên cứu lịch sử...
 6 Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề.
 Tham quan, dã ngoại: Đây là hoạt động mang tính đặc thù của trải 
nghiệm sáng tạo. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi 
thăm, tìm hiểu trực tiếp và học hỏi kiến thức, tiếp xúc các di tích lịch sử, văn 
hóa, công trình, danh lam thắng cảnh giúp các em có những kinh nghiệm thực 
tế, từ đó áp dụng vào bài học và vào cuộc sống của chính các em. Các lĩnh vực 
tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức: Tham quan các danh lam thắng cảnh, 
di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Dã ngoại theo 
các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo. Thông qua hoạt động 
tham quan, dã ngoại HS được giáo dục tinh thần yêu nước, tình yêu thiên nhiên, 
giáo dục truyền thống Cách mạng, truyền thống lịch sử. Đặc biệt thông qua hoạt 
động này sẽ hình thành và phát triển cho HS những năng lực quan trọng như 
năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực giao 
tiếp tiếng Việt và năng lực tự học.
 Hội thi/cuộc thi: Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh 
tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; 
đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo 
của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, 
góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú 
trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình 
thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu 
phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi sáng tác bài hát, hội thi học 
tập, hội thi học sinh thanh lịch có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Qua 
việc tổ chức hội thi/cuộc thi sẽ hình thành và phát triển cho HS năng lực sáng tạo, 
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực tự quản lý.
 Hoạt động giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo 
ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi 
thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua 
đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng 
đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Có thể dễ dàng 
tổ chức hoạt động giao lưu trong mọi điều kiện của lớp, của trường qua đó hình 
thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý cho HS.
 Hoạt động tổ chức diễn đàn
 Hoạt động tổ chức diễn đàn được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của 
học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động, tích cực bày tỏ ý kiến của 
mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn 
khác có liên quan. Thông qua hoạt động diễn đàn, HS có cơ hội đưa ra những 
câu hỏi, đề xuất những ý kiến bày tỏ được nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng 
của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. 
Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những 
hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và mang lại hiệu
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_bang.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệ.pdf