Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ văn 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ văn 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG BÀI: “ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM”- NGỮ VĂN 10 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Tổng quan và tính mới của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1. Năng lực 5 1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 5 1.3. Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 6 1.4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua hoạt động 8 trải nghiệm sáng tạo 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 2.1. Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực 9 cho học sinh ở trường trung học phổ thông 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 10 dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh 3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH BẰNG 11 CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA BÀI “ ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM” 3.1. Những đặc điểm của bài “ Ôn tập văn học dân gian Việt 11 Nam” 3.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức để phát 13 triển năng lực cho học sinh qua bài “ Ôn tập văn học dân gian việt Nam” 3.2.1. Hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi 13 3.2.2. Hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên 14 3.2.3. Hoạt động trải nghiệm thiết kế và trình bày nội dung trên 14 phần mềm power point hoặc video clip DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 TNST Trải nghiệm sáng tạo 4 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 5 THPT Trung học phổ thông 6 VHDG Văn học dân gian 7 GDPT Giáo dục phổ thông tài “ Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10” (Ban cơ bản) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn, xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo một cách phù hợp nhằm góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả qua bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ văn 10, Ban cơ bản. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và tổ chức hoạt động TNST ở trường phổ thông. - Tiến hành khảo sát điều tra thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học nói chung và trong việc phát triển năng lực cho học sinh nói riêng. - Thiết kế mẫu giáo án theo định hướng phát triển năng lực có tổ chức các hoạt động TNST. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những vấn đề đề tài đưa ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triển năng lực cho học sinh qua bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ Văn 10, ban cơ bản. - Bài lên lớp “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ Văn 10, ban cơ bản. - Khảo sát thực nghiệm tại địa bàn: Trường THPT Anh Sơn 1, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu cách thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường THPT; Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT; phương pháp dạy học Ngữ văn. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn nói riêng. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát: + Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và phát triển năng lực trong môn Ngữ văn. 2 dân gian Việt Nam” theo định hướng đã đưa ra. Trong bản thiết kế này, chúng tôi thể hiện rõ các hoạt động TNST đa dạng của học sinh và sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Đây là những đóng góp rất thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, các HĐTNST đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực cho người học trong từng bài học, từng môn học. 4 HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, cùng sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua việc tham gia HĐTNST học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin và sáng tạo của bản thân. Học sinh được tham gia một cách chủ động, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân thì các em sẽ được trải nghiệm, được bày tỏ ý tưởng, quan điểm, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động . Các em khẳng định được bản thân, tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình, của nhóm mình và của bạn bè. Từ đó, hình thành và phát triển những giá trị sống và các năng lực cần thiết cho các em . Ưu điểm của HĐTNST là từng cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhiều môi trường khác nhau như nhà trường, gia đình, xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Từ sự hoạt động trực tiếp ấy, học sinh được phát triển về tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách và các năng lực cần thiết, quan trọng. Xuất phát từ tính thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế nên nội dung giáo dục của HĐTNST đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội... Quy mô tổ chức các HĐTNST là khác nhau, tiêu biểu như tổ chức theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Việc tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như phù hợp, đơn giản, ít tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực người học hơn. Ưu điểm vượt trội của HĐTNST là có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, Ban giám hiệu Nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, các nhà hoạt động văn hóa, nghiên cứu lịch sử... 1.3. Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực nghĩa là chú trọng rèn luyện phương pháp học tập giúp học sinh có khả năng học tập suốt đời đồng thời vận dụng tri thức ấy vào 6 Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại HS được giáo dục tinh thần yêu nước, tình yêu thiên nhiên, giáo dục truyền thống Cách mạng, truyền thống lịch sử, lòng nhân ái... Đặc biệt, thông qua hoạt động này sẽ hình thành và phát triển cho HS những năng lực quan trọng như năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực tự học. - Hội thi/cuộc thi: Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường để đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi sáng tác bài hát, hội thi học sinh thanh lịch có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Qua việc tổ chức hội thi/cuộc thi sẽ hình thành và phát triển cho HS năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực tự quản lý. - Hoạt động giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện với những nhân vật điển hình trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm, thái độ phù hợp, thu nhận được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Từ đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý cho HS. - Hoạt động tổ chức diễn đàn: Hoạt động tổ chức diễn đàn được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động, tích cực bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy (cô) giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Thông qua hoạt động diễn đàn, HS có cơ hội đưa ra những câu hỏi, đề xuất những ý kiến bày tỏ được nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và mang lại hiệu quả giáo dục rất tích cực. Thông qua hoạt động tổ chức diễn đàn, HS được phát triển các năng lực tự quản lý, giao tiếp và hợp tác. 1.4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Nhóm các năng lực chung, bao gồm các năng lực cụ thể: Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán. - Nhóm các năng lực đặc thù thuộc về các môn học cụ thể, ở môn Ngữ văn đó là các năng lực: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ. 8 triển khai các hoạt động giáo dục. Qua các hoạt động giáo dục gắn liền với thực tiễn, kết nối bài học với thực tiễn như là HĐTNST thì năng lực của học sinh được hình thành và phát triển nhiều hơn. Nhưng để tổ chức được các hoạt động này ở trường THPT một cách phổ biến thì tương đối khó khăn đặc biệt là về kinh tế, thời gian, cơ sở vật chất đặc biệt là ý thức của học sinh 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh Để thấy được thực trạng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 12 giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Anh Sơn 1 (phụ lục 1) và thu được kết quả: - Về HĐTNST, nhận thức của GV như sau: 75% GV được điều tra cho rằng HĐTNST đã có thực hiện trong dạy học Ngữ văn trong mấy năm gần đây mà chủ yếu thực hiện ở bài ngoại khóa và rất ít trong bài nội khóa. Nhưng HĐTNST ít được GV tổ chức vì trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập, lúng túng về cách thức, phương pháp, kĩ thuật hay sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho dạy học . 25% GV còn lại thừa nhận rất hiếm hoặc chưa một lần nào tổ chức các HĐTNST trong dạy học vì nó là hoạt động chỉ mới tiếp cận trong thời gian gần đây, nếu tiến hành tổ chức thực hiện sẽ rất khó khăn. - Về việc phát triển năng lực cho HS, nhận thức của GV như sau: 100% giáo viên được điều tra đều cho rằng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong môn Ngữ văn nói riêng và tất cả các môn học nói chung đều rất cần thiết. Tất cả các GV đều biết rằng trong chương trình Giáo dục tổng thể sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào việc phát triển năng lực cho học sinh ở mọi cấp học và tất cả các môn học. - Việc phát triển năng lực cho học sinh qua môn Ngữ văn: 100% GV bộ môn Ngữ văn cho rằng: môn Ngữ văn có nhều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển năng lực cho HS thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Vì thế, đa số giáo viên đều có ý thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, từ quá trình thiết kế bài học đến quá trình thực hiện đều sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, hoạt động dạy học tích cực để hướng đến mục tiêu này. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên thừa nhận trong quá trình thực hiện đều lúng túng và gặp nhiều vướng mắc, cách tổ chức còn mang tính hình thức, những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi bài học chưa thu được kết quả rõ ràng (80%) . - Việc phát triển năng lực cho học sinh qua bài dạy Ngữ văn thông qua tổ chức các HĐTNST: + Thuận lợi: Theo giáo viên, thuận lợi nhất là xuất phát từ đặc trưng của môn học, sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, sự hợp tác của học sinh, sự hỗ trợ 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệ.pdf