Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT

pdf 81 trang sk10 18/05/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤ VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập
 sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT”
 Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Hóa học MỤC LỤC
 Nội dung Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
2.1.1. Năng lực đặc thù môn hóa học 4
2.1.2. Bài tập sáng tạo 6
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 7
2.2.1. Thực trạng sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy và học môn hóa ở 7
các trường THPT
2.2.2. Khảo sát nhu cầu, kĩ năng học tập học sinh khi tiếp cận bài tập 7
sáng tạo trong quá trình học
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề tài 11
2.3. SỬ DỤNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG HALOGEN - OXI - 11
LƯU HUỲNH ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ MÔN
HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
2.3.1. Nội dung, cấu trúc chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh 11
2.3.2. Xây dựng bài tập sáng tạo 11
2.3.2.1. Bài tập về sản xuất 13
2.3.2.2. Bài tập thực tiễn liên quan đến các vấn đề thời sự 19
2.3.2.3. Bài tập trải nghiệm thực tế 25
2.3.2.4. Bài tập cải tiến thí nghiệm 35
2.3.2.5. Bài tập thực hành điều chế các chất chương halogen – oxi lưu 36
huỳnh
2.3.2.6. Xử lí hóa chất thí nghiệm an toàn 43
2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44
2.5. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI 47 thiết kế các bài tập sáng tạo gắn với năng lực đặc thù môn học ở những chương
này thực sự cần thiết, giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.
 Đã có một số đề tài nghiên cứu về bài tập sáng tạo, giải các bài toán có nội
dung liên môn phát triển khả năng ứng dụng hóa học vào thực tiễn ở các trường phổ
thông nhưng chúng tôi thấy rằng chưa có đề tài nào nghiên cứu về phương pháp thiết
kế các bài tập sáng tạo chương halogen, oxi – lưu huỳnh theo hướng phát triển năng
lực đặc thù môn hóa học – những năng lực cần thiết trong chương trình giáo dục phổ
thông mới được đưa vào dạy từ năm học 2022-2023. 
 Xuất phát từ những những yêu cầu đào tạo của xã hội, yêu cầu tất yếu về đổi
mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn hóa học nói riêng chúng tôi chọn
đề tài: “Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo
chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT” với mong muốn góp thêm một
số ý tưởng và biện pháp mới trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực
tích cực cho HS trong thời đại công nghệ 4.0.
1.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận về năng lực đặc thù và bài tập sáng tạo môn hóa học. 
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hóa học 10 theo định hướng
phát triển năng lực GDPT 2018. 
 - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng bài tập sáng tạo chương
Halogen, Oxi – Lưu huỳnh để phát triển năng lực đặc thù môn hóa học.
 - Kết luận và đề xuất.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Phương pháp thống kê toán học.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
* Về mặt lí luận: 
 - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các bài tập sáng tạo để phát
triển các năng lực đặc thù môn hóa học.
* Về mặt thực tiễn: 
 - Cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào bài dạy
để phát huy tính sáng tạo cho HS thông qua các bài tập về cải tiến thí nghiệm, xử lí
 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Năng lực đặc thù môn hóa học
 Năng lực được hiểu là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người
phù hợp với những hoạt động nhất định, bảo đảm cho những hoạt động đó có kết
quả. Có hai loại năng lực cơ bản là: năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
 Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau,
là điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
 Năng lực chuyên biệt là những năng lực thể hiện độc đáo các sản phẩm riêng
biệt có tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực, hoạt động
chuyên biệt với kết quả cao. 
 Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học - một biểu
hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá
học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học.
 Các biểu hiện cụ thể của năng lực hoá học được trình bày ở bảng tổng hợp
dưới đây:
 Thành phần
 Biểu hiện
 năng lực
 Nhận thức hoá Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá 
 học trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một 
 số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng 
 của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể:
 - Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái 
 niệm hoặc quá trình hoá học.
 - Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối 
 tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
 - Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, 
 sơ đồ, biểu đồ, bảng.
 - So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm 
 hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
 - Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm 
 hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
 - Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối 
 tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, 
 4 hưởng của một vấn đề thực tiễn.
 - Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của 
 một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, 
 mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
 - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản 
 thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền 
 vững xã hội và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Bài tập sáng tạo
 Bài tập sáng tạo là bài tập được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện, bồi
dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Bài tập sáng tạo đòi hỏi học sinh
nhạy bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng (bản chất của hoạt động sáng tạo), sự
vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề trong những
tình huống mới, hoàn cảnh mới; học sinh phát hiện ra những điều chưa biết, chưa
có. Đặc biệt, Bài tập sáng tạo yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá theo ý kiến riêng
của bản thân học sinh. 
2.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập sáng tạo
 Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo, chúng tôi có dựa vào các
tài liệu tham khảo và đã sử dụng một số phương pháp sau để lựa chọn bài tập sáng
tạo: 
 - Dựa vào những sai lầm mà HS hay gặp phải trong giải bài tập chúng tôi đã
đưa ra những bài tập sáng tạo dạng ‘‘bẫy’’.
 - Để giúp HS nắm vững kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương,
cộng đồng mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận
dụng vào thực tế chúng tôi đã thiết kế bài tập trải nghiệm sáng tạo, bài tập về cải
tiến thí nghiệm, xử lí hóa chất an toàn và bài tập liên quan đến các vấn đề thời sự,
môi trường.
 - Dựa vào những bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau nhưng vẫn
cho cùng một kết quả, tôi đã đưa ra bài tập có nhiều cách giải nhằm tạo cho HS
sự tư duy linh hoạt.
 - Dựa vào tính rập khuôn máy móc, “lắp ghép” theo sự tương tự thường thấy
ở HS khi giải bài tập, chúng tôi lựa chọn những bài tập có chứa đựng những yếu tố
khác lạ để tập hợp thành dạng bài tập không theo mẫu.
2.1.2.2. Quy trình xây dựng bài tập sáng tạo
 - Bước 1: Lựa chọn bài tập xuất phát
 Bài tập xuất phát có thể là một bài tập của môn học khác, của một phần khác,
chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều bài tập xuất phát cùng một lúc, có thể kết hợp
 6 3 Sử dụng bài tập mới lạ để phát hiện, bồi dưỡng 5/40 35/40 0/40
 học sinh giỏi
 4 Đặt các câu hỏi thực tiễn liên quan đến bài học 12/40 28/40 0/40
 5 Tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm, 5/40 10/40 25/40
 dạy học STEM
 6 Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã 3/40 12/40 15/40
 học để làm ra các sản phẩm thực tế áp dụng vào
 đời sống sản xuất.
 7 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học 15/40 10/40 15/40
 8 Cải tiến thí nghiệm trong SGK 1/40 4/40 35/40
 9 Cách xử lí hóa chất an toàn trong quá trình làm 0/40 5/40 35/40
 thí nghiệm
 10 Lấy điểm thường xuyên và định kì thông qua 40/40 0/40 0/40
 bài kiểm tra trên lớp
 11 Lấy điểm thông qua các hoạt động khác của HS 6/40 34/40 0/40
 (hồ sơ học tập, thuyết trình, diễn kịch, quay
 video)
 12 Sử dụng các bài tập liên quan đến vấn đề thời 3/40 15/40 22/40
 sự, môi trường, sản xuất trong quá trình kiểm
 tra, đánh giá học sinh.
 Đối với giáo viên, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy
học môn Hóa học đã có một số chuyển biến tích cực. Trong các tiết dạy, GV đã
quan tâm đến việc chuyển từ học tập một chiều, thụ động sang học tập chủ động.
Các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập của HS trở
nên hứng thú hơn. 
 Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá không
diễn ra thường xuyên, chỉ là đôi khi thực hiện hoặc có những biện pháp chưa bao
giờ thực hiện. Đặc biệt, các hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, liên môn ít được
quan tâm, cách đánh giá năng lực học sinh còn chung chung, chưa thực sự hướng
đến các năng lực đặc biệt của HS. Điều đó cho thấy vai trò cần thiết của bài tập
sáng tạo trong việc phát triển năng lực đặc thù môn hóa học.
2.2.2. Khảo sát nhu cầu, kĩ năng học tập học sinh khi tiếp cận bài tập sáng tạo
trong quá trình học
 8 D. Thường xuyên: 2
 8. Vì sao trong các giờ học môn Hóa học sự hứng A. GV chưa xây dựng được
 thú của các em còn hạn chế? các biện pháp khơi gợi năng
 lực sáng tạo ở HS: 36
 B. Học sinh có tâm lý tiếp
 thu bài học một cách thụ
 động, thiếu sáng tạo: 20
 C. HS chú ý quá nhiều đến
 phần nội dung kiến thức của
 bài học: 65
 D. HS chưa mạnh dạn đưa
 ra hướng giải quyết vấn đề
 riêng của mình: 45 
 9. Trong các giờ học GV có trao quyền chủ động A. Thường xuyên: 3 
 tự học, tự nghiên cứu cho các em không? B. Thỉnh thoảng: 34 
 C. Hiếm khi: 54 
 D. Không bao giờ: 75
 10. GV đã xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm A. Thường xuyên: 5 
 khích lệ các em tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn B. Thỉnh thoảng: 35 
 đời sống?
 C. Hiếm khi: 50 
 D. Không bao giờ: 76
 Qua số liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy tỉ lệ HS thích học môn hóa
thấp, đặc biệt HS sợ môn hóa chiếm tỉ lệ lớn. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với
bộ môn Hóa học của nhà trường. Điều này chứng tỏ vai trò của giáo viên trong dạy
học chưa kích thích hứng thú học tập ở học sinh. Vì vậy việc thay đổi phương pháp
dạy học là việc làm cấp bách và cần thiết.
 Kết quả thực nghiệm cho thấy hầu hết học sinh đều có mong muốn được tìm
hiểu các vấn đề hóa học liên quan đến đời sống hàng ngày. Trong quá trình giảng
dạy GV chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề thực tiễn, phần lớn mới chỉ quan
tâm đến việc truyền thụ kiến thức đơn thuần, một chiều, thụ động. Nhiều HS còn
hoang mang không biết học hóa để làm gì, các em chưa thấy được những ứng dụng
của hóa học. Điều này cũng một phần do cách dạy của giáo viên còn nặng về lý
thuyết chủ yếu thiên về dạy giải bài tập, ít chú trọng đến thực hành, trải nghiệm
nên làm cho học sinh thấy nhàm chán. Hầu hết HS đều có mong muốn GV bổ sung
thêm những kiến thức thực tiễn để giờ học trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Hầu hết
 10

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_dac_thu_mon_hoa_ho.pdf