Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Tác giả: Vũ Thị Thu Hương – Trường THPT Diễn Châu 4 Nghệ An, tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1 1. Lý do chọn đề tài..... 1 2. Mục đích, phương pháp nghiên cứu .. 2 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài.... 2 PHẦN II. NỘI DUNG. 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 2 1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực.. 2 1.1.1. Đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2 1.1.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 5 1.2. Khái quát về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đê. 7 1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề... 7 1.2.2. Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 11 1.3. Dạy học chủ đề.. 13 1.4. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 16 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam 1.4.1. Mạch kiến thức Truyện dân gian Việt Nam 16 1.4.2.Thực trạng nhận thức và tổ chức dạy học phát triển năng lực giải 17 quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 qua chủ đề Truyện dân gian Việt Nam CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 18 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Nguyên tắc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 19 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam 2.1.1. Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề. 19 2.1.2. Đảm bảo cấu trúc chủ đề.. 21 2.2. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 21 qua dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam . 2.2.1.Tích hợp nội dung môn học và liên môn tạo tình huống có vấn đề 22 2.2.2.Tăng cường công nghệ thông tin trong dạy học 22 2.2.3. Phối hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 23 2.2.4. Sử dụng các bài tập gắn với bối cảnh thực tiễn và tình huống có vấn đề 23 2.2.5.Tổ chức trò chơi và hoạt động ngoại khóa 24 2.2.6. Vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ 25 2.2.7. Sử dụng sơ đồ tư duy 25 2.3. Thiết kế kế hoạc bài dạy chủ đề Truyện dân gian Việt Nam nhằm phát 25 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học. Đó là một cuộc đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đáp ứng nhu cầu của thế kỉ XXI- thế kỉ của trí tuệ và sáng tạo với sự bùng nổ tri thức, khoa học và công nghệ như vũ bão. Bộ giáo dục và đào tạo đã có chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, năng lực và chuyên môn đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên, thưc tế cho thấy, chất lượng giáo dục Việt Nam chưa thực sự hội nhập được vào nền giáo dục thế giới, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao. Vấn đề đó, yêu cầu từng bộ phận trong ngành giáo dục phải chuyển mình, đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Vì vậy dạy học theo hướng cho học sinh phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh phương pháp mà phải được đặt ra như một mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Và dạy học theo định hướng phát triển năng lực phải được quán triệt mạnh mẽ. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cơ bản cần hình thành cho người học mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới. Theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, người học vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, kết hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, hứng thú để phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí một vấn đề nảy sinh trong thực tế. Tình huống có vấn đề phản ánh một cách logic và biện chứng quan hệ bên trong giữa tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, kĩ năng cũ đối với yêu cầu giải thích một sự kiện mới hoặc đổi mới tình thế. Theo Rubinstein một tình huống có vấn đề luôn là nguồn gốc cho sự sáng tạo khi tìm ra các cách giải quyết mới, đó cũng chính là nguồn gốc của tư duy sáng tạo. Như vậy năng lực giải quyết vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của người học, đặc biệt tư duy độc lập của người học, là một trong những hành trang quan trọng của con người thành công. Cũng như nhiều chủ đề khác của môn Ngữ văn, Truyện dân gian việt Nam là chủ đề đầu tiên, đặt nền tảng cho việc tiến hành các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Chủ đề này góp phần quan trọng trong việc hình thành các năng lực cơ bản cho học sinh về môn Ngữ văn, gồm các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực riêng như năng lực giao tiếp tiêng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữĐặc biệt, năng lực giải quyết vấn đề. Những thế mạnh riêng của năng lực này chưa thật sự được nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện và có hệ thống ở chủ đề văn học dân gian Việt nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Giải quyết được những vấn đề ấy, chúng ta sẽ có một hệ thống phương pháp dạy học tích cực 1 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 1.1.1. Đỏi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích tụ” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao... Để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy học cần cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, bao gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, 3 độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần chú trọng mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của HS. Đây là cơ sở để để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, GV cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân HS về năng lực. Các thông tin về năng lực người học được thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua một loạt các phương pháp khác nhau như: đặt câu hỏi; đối thoại trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau; giám sát sự phát triển qua sử dụng năng lực, sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố năng lực; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập 1.1.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Trong chương trình phổ thông 2018, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ. Theo đó, dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực là yêu cầu cấp thiết đối với môn học. Cho nên, hình thành năng lực trong môn Ngữ văn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong các năng lực cần rèn luyện cho học sinh thì giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học. Đặc biệt, trong quá trình dạy học, môn Ngữ văn chú trọng hình thành những năng lực sau cho người học: Năng lực giải quyết vấn đề: GQVĐ là một NL chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu. Năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá. Năng lực hợp tác Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập. 5
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học chủ đề T.pdf