Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Bảo vệ cây trồng và môi trường” - Công nghệ 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Bảo vệ cây trồng và môi trường” - Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Bảo vệ cây trồng và môi trường” - Công nghệ 10

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG” Môn: Sinh học Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thanh Tổ: Tự nhiên Năm học: 2021-2022 Số điện thoại: 0912462604 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 1 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết tắt bằng 1 Giáo dục đào tạo GDĐT 2 Phương pháp dạy học PPDH 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Công nghệ thông tin CNTT 6 Trung học phổ thông THPT 7 Năng lực NL 8 Năng lực số NLS 9 Sách giáo khoa SGK 10 Bảo vệ thực vật BVTV 11 Phân phối chương trình PPCT 12 Power Point PP 13 Thực nghiệm TN 14 Đối chứng ĐC 3 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV, HS. - Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về chuyển đổi số trong dạy học. - Đề xuất dạy học vận dụng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho học sinh. 5 Công nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Bởi với kho tài liệu khổng lồ, không giới hạn. Hơn nữa, chuyển đổi số trong ngành giáo dục giúp học sinh tìm kiếm, khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến, không bị giới hạn bởi khả năng tài chính của người dùng 1.3. Điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Trong GDĐT để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao. Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến. Nền tảng hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Yếu tố đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. 2. Năng lực số và khung năng lực số 2.1 Khái niệm năng lực NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú niềm tin, ý chỉ, NL của các nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 7 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. + Chuẩn mực giao tiếp Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số.Điều chỉnh các chiến lược giao tiếp phù hợp với đối tượng cụ thể và nhận thức đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trường số. + Quản lý định danh cá nhân Tạo, quản lý và bảo vệ được thông tin định danh cá nhân1 trong môi trường số, bảo vệ được hình ảnh cá nhân và xử lý được dữ liệu được tạo ra thông qua một số công cụ, môi trường và dịch vụ số. - Sáng tạo sản phẩm số + Phát triển nội dung số Tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số. + Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp. Trình bày và chia sẻ được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm số đã tạo lập. + Bản quyền Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. + Lập trình Viết các chỉ dẫn (dòng lệnh) cho hệ thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - An toàn kĩ thuật số + Bảo vệ thiết bị Bảo vệ các thiết bị và nội dung. Hiểu về các rủi ro và mối đe dọa trong môi trường số. Biết về các biện pháp an toàn và bảo mật, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư. + Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi tổn hại. + Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất 9 Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp. - Hoàn cảnh gia đình Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. Lưu ý về vai trò của cha mẹ và gia đình là phương tiện số trung gian thay đổi tùy theo bối cảnh địa phương với sự khác biệt rõ rệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đồng thời đề xuất chính phủ các nước và các bên liên quan khác nên đầu tư nhiều hơn vào nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ để họ có thể tạo điều kiện cho con cái họ học tập và phát triển trong thời đại công nghệ số. - Nhà trường Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực. Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình. - Vai trò của tổ chức, cá nhân Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa nhận. Vai trò của môn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT và Khoa học máy tính không những góp phần phát triển NLS nói riêng mà còn phát triển NL tin học nói chung. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Dạy học chuyển đổi số được áp dụng trong các cơ sở giáo dục 1.1. Thực trạng dạy học chuyển đổi số ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây - Nghệ An Tôi đã tìm hiểu thực trạng hiểu biết và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới trong giảng dạy môn Công nghệ 10 ở các trường THPT Anh Sơn 1,2,3; THPT Con Cuông thông qua điều tra bằng phiếu với giáo viên đã từng giảng dạy môn Công nghệ 10. Hoạt động điều tra bằng phiếu.Số lượng giáo viên được điều tra: 18 GV. Thời gian khảo sát: tháng 10/2021. 11 máy tính, đường truyền internet. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình học tập cũng như khai thác các nguồn học liệu phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, để vận dụng chuyển đổi số đồng bộ trong dạy học là sự chuyển đổi của cả cơ sở vật chất, thiết bị cho người học cùng ý thức của người dạy và người học. Một phần người học chưa tiếp cận được hết với công nghệ, một bộ phận GV chưa chịu tìm tòi, cố gắng. 2. Khả năng vận dụng dạy học chuyển đổi số 2.1. Khả năng vận dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học chủ đề : Bảo vệ cây trồng và môi trường Công nghệ 10 là môn học gắn liền lý thuyết với kiến thức thực tiễn. Những vấn đề được đề cập đến trong chương trình gắn liền với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn sản xuất. Chính điều này tạo hứng thú học tập của học sinh và giáo viên có thể khai thác kích thích các em bằng các tình huống thực tiễn. Tính vận dụng, tìm tòi và hoạt động sáng tạo cao của học sinh THPT, đã giúp các em điều tra thực tế; tìm kiếm tài liệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Bên cạnh đó, một số em rất yêu thích và đam mê tìm tòi để vận dụng những kiến thức vào thực tiễn. Tự bản thân các em nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. Nguồn tài liệu từ internet phong phú, nội dung kiến thức gắn với thực tiễn sản xuất. Chính sự đam mê này là yếu tố rất thuận lợi để áp dụng chuyển đổi số trong dạy học Công nghệ 10. 2.2. Cơ sở của việc vận dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học chủ đề: Bảo vệ cây trồng và môi trường- môn Công nghệ 10 THPT Anh Sơn là những huyện miền núi, đất trồng chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, đất trồng cạn các loại rau, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày như cam, mía, chè, Canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, thời tiết bất lợi nên sâu bệnh hại phát triển khá nhiều. Mặt khác, một bộ phận bà con nông dân còn lạm dụng các biện pháp diệt trừ sâu gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường. Xây dựng chủ đề dựa trên nội dung chương trình và thực tiễn địa phương. Từ đó, mong muốn các em tìm tòi, đưa ra những biện pháp phòng trừ sâu bệnh tối ưu để bảo vệ cây trồng và môi trường. Xu thế chung hiện nay, chúng ta đang hướng tới công nghệ 4.0, con người học tập và làm việc trên nền công nghệ cao. Chính những vấn đề gần gũi với thực tiễn, liên quan đến địa phương là yếu tố kích thích các em hứng thú tìm hiểu, tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Qua đó, hình thành cho các em các năng lực số. Trên những cơ sở phân tích, bản thân thấy việc vận dụng dạy học chuyển đổi số có khả năng ứng dụng cao trong dạy học chủ đề: “Bảo vệ cây trồng và môi trường”. III. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG 13 -Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích các nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Giải thích được sự ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vê thực vât. Hs phân tích nội dung, ưu điểm, nhược điểm của bệnh pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình, làm việc nhóm. - Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và hoàn thành sản phẩm của nhóm. - Năng lực công nghệ: * Năng lực nhận thức công nghệ: - Nhận biết một số loài thiên địch trong địa phương. - Chế biến các loại thuốc trừ sâu thảo mộc từ thiên nhiên để trừ sâu. - Trình bày được những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học đến môi trường và con người. - Trình bày được những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học * Năng lực đánh giá công nghệ: -Đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc hoá học BVTV trong trồng trọt ở địa phương, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, sinh vật và con người. - Đề xuất, tuyên truyền các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật. -Vận dụng kiến thức để đề xuất những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật, môi trường, sức khoẻ con người. - Năng lực số + Có kĩ năng về tìm kiếm dữ liệu: Tìm kiếm, phân tích, truy xuất dữ liệu làm minh chứng (các hình ảnh về thuốc trừ sâu hoá học, thuốc trừ sâu sinh học, thiên địch,con đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật, các hình ảnh biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại,...). + Sáng tạo sản phẩm số: HS sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế sản phẩm báo cáo của nhóm. Hs sử dụng phân mềm Powerpoint đề trình bày báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm. Học sinh sử dụng camera quay các video về quy trình chế biên các loại thuốc trừ sinh học và đăng lên các kênh Youtube. Có các sản phẩm là các video trải nghiệm tại địa phương tuyên truyền các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây cam. - Năng lực giao tiếp kỹ thuật số: Sử dụng Google Drive, zalo thảo luận nhóm; trao đổi nội dung, nộp sản phẩm của nhóm. 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_so_cho_hoc_sinh_th.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Bảo vệ cây trồng.pdf