Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực thực hành cho học sinh THPT thông qua thí nghiệm thực hành lớp 10 cơ bản

docx 51 trang sk10 21/05/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực thực hành cho học sinh THPT thông qua thí nghiệm thực hành lớp 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực thực hành cho học sinh THPT thông qua thí nghiệm thực hành lớp 10 cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực thực hành cho học sinh THPT thông qua thí nghiệm thực hành lớp 10 cơ bản
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Những đóng góp mới của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VẤN 3
ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận 3
1.1 Hoạt động thí nghiệm dạy học 3
1.2. Hứng thú 5
Chương II. Thiết kế hệ thống thí nghiệm vô cơ trong dạy học 5
hóa học 10 cơ bản
2.1. Nguyên tắc thiết kế thí nghiệm trong dạy học hóa học 10
2.2 Hệ thống hoạt các thí nghiệm giúp tăng kĩ năng thực hành 11
hóa học 10 cơ bản
2.3 Một số giáo án thực nghiệm lên lớp có sử dụng thí nghiệm 26
đã thiết kế
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả 47
3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung thực nghiệm sư phạm 47
3.2. Phương pháp điều tra 48
3.3. Quy trình nghiên cứu 49
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
 1 Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức rõ vai trò giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhằm 
tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới, hội nghị trung ương 
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ 
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền 
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến 
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát 
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng 
dụng công nghê thông tin và truyền thông trong dạy và học.”
Hóa học là khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạy bộ môn hóa học, việc sử 
dụng dụng cụ trực quan và thí nghiệm là một trong những việc làm không thể thiếu 
đối với GV. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ 
và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai tò rất quan trọng. Bên 
cạnh đó sử dụng thí nghiệm trong dạy học giúp học sinh có sự hăng say hứng thú 
hơn trong bài học vì các em tận mắt thấy hiện tượng xảy ra, thấy được sự biến đổi 
chất hay các điều kiện phản ứng xảy ra. 
Tuy nhiên, hiện nay tại các trường THPT tồn tại thực trạng học sinh không hứng 
thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. GV mới chỉ cung cấp 
kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được sựu hứng thú say mê môn 
học thông qua các thí nghiệm trong các tiết dạy .
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Phát triển năng lực thực hành cho học 
sinh THPT thông qua thí nghiệm thực hành lớp 10 cơ bản”, để nghiên cứu, nhằm 
mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.
 2. Mục đích nghiên cứu
-Hệ thống các thí nghiệm vô cơ trong giảng dạy hóa học lớp 10 cơ bản. 
-Vận dụng các thí nghiệm giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh trong chương 
trình hóa học vô cơ lớp 10 cơ bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng: học sinh khối 10 trường tại huyện Yên Thành
-Phạm vị nghiên cứu: các trường THPT tại huyện Yên Thành
- Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2019- tháng 3/2021
4. Những đóng góp mới của đề tài
-Đề tài góp phần xây dựng hệ thống thí nghiệm trong giảng dạy hóa học vô cơ- hóa 
học 10 cơ bản
 3 - HS tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và thiếu bền vững, mơ hồ về các phản ứng 
và hiện tượng kèm theo mỗi phản ứng. Mỗi HS đều sẽ có cách tưởng tượng khác 
nhau nên khi GV chỉ mô tả hiện tượng bằng lời HS sẽ có các cách hình dung khác 
nhau và có thể khác xa với thực tế.
b)Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
Đối với bộ môn hóa học, thực hành thí nghiệm giúp HS làm sáng tỏ vấn đề lí 
thuyết, từ đó giúp HS ôn tập và kiểm tra lại các vấn đề lý thuyết đã học, nắm vững 
những nội dung đã được học.
Trong giảng dạy hóa học có rất nhiều thí nghiệm gần gũi với thực tế. Vì vậy thí 
nghiệm giúp HS vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Khi gặp lại 
các hiện tượng trong thực tế HS sẽ hình dung lại kiến thức cũ và giải thích được 
hiện tượng một cách dễ dàng. Từ đó HS sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo, 
tạo niềm đam mê khoa học và khả năng vận dụng kiến thức nhạy bén vào thực tế.
c) Rèn luyện kĩ năng thực hành
 Khi thực hiện thí nghiệm hóa học, học sinh phải làm đúng các thao tác cần 
thiết, sử dụng lượng hóa chất thích hợp nên HS vừa tăng cường khéo léo và kỹ 
năng thao tác, vừa phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Từ đó, học sinh sẽ hình 
thành thành những đức tính của lao động mới: cẩn thận, ngăn nắp, kiên nhẫn, chính 
xác: Đây là điều mà thí nghiệm ảo không có được.
 Đối với bộ môn Hóa học: các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất hóa 
học nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm HS khó tiếp thu, dễ nhàm 
chán, đặc biệt các HS có tư duy không tốt sẽ có xu hướng sợ bộ môn Hóa học. 
 Để nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa của học sinh ở trường phổ thông 
hiện nay, người giáo viên ngoài các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác 
thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống, các thí nghiệm vui hóa học 
đưa vào bài giảng nhằm phát huy tính tích cực, tạo niềm vui, hứng thú trong học 
tập bộ môn.
d) Các yêu cầu khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học
- Thí nghiệm phải gắn với trọng tâm bài giảng, nên chọn các thí nghiệm giúp học 
sinh tiép thu những kiến thức trọng tâm.
- Thí nghiệm phải hấp dẫn, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục, kích thích 
hứng thú người học.
-Thí nghiệm dễ kiếm hóa chất, đơn giản, dễ thực hiện.
-Thí nghiệm không được mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến trình bài 
giảng.
- Thí nghiệm phải an toàn
-Số lượng thí nghiệm trong một tiết học phải hợp lý, không quá nhiều.
 5 TN ở nhà là một loại bài làm mà GV giao cho từng HS hoặc từng nhóm thực 
hiện ở nhà để tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, kiểm chứng một 
định luật hóa học nào đó.
 TN ở nhà được tiến hành trong điều kiện không có sự giúp đỡ, hướng dẫn và 
kiểm tra của GV. TN này chỉ đòi hỏi HS chỉ tiến hành với những dụng cụ TN tự 
kiếm trong đời sống tự tạo từ những dụng cụ đơn giản. Vì vậy nó tạo nhiều cơ hội 
cho sự phát triển hứng thú học tập và ham mê yêu thích môn hóa học của HS. 
Ngoài ra, TN ở nhà còn có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của HS qua việc 
đề xuất, thiết kế, chế tạo dụng cụ TN nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 Nội dung TN ở nhà rất phong phú và đa dạng, có thể là đề xuất các phương án 
TN, tiến hành TN và giải thích hiện tượng. TN ở nhà có thể là định tính hoặc định 
lượng. Tuy nhiên, GV cần lựa chọn những đề tài phù hợp với khả năng và điều 
kiện của HS, nhất là trong việc tìm kiếm hóa chất cũng như tiến hành TN. Để kích 
thích hứng thú cho các em thì kết quả TN phải được báo cáo trước lớp và nhận 
được sự đánh giá của GV nhằm động viên và khuyến khích học sinh.
1.2 Hứng thú
1.2.1. Định nghĩa hứng thú
Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức 
tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các 
lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm 
chí trái ngược nhau:
a. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học nước ngoài
-Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có 
của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào 
một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.
Nhà tâm lý học người Mỹ Annoi lại quan niệm, hứng thú là một sự sáng tạo của 
tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
Harlette Buhler thì coi hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫn chưa 
được xác định, hứng thú là một từ, không những chỉ toàn bộ những hành động 
khác nhau mà còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu.
K.Strong và W.James cho rằng hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng 
biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét của tính cách.
A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất 
định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú 
“Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa 
của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” .
b. Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam
 7 Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động 
nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những 
hệ thống động lực của nhân cách. 
 Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm 
cho các em say sưa với công việc của mình, đặc biệt là học tập. 
 Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy 
các lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu 
nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức 
đúng đắn hơn vai trò của môn Hóa học trong trường phổ thông. 
 Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở 
HS trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, 
tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là động lực thúc đẩy các em tìm 
tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học tập hóa học tác động đến 
toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học. 
 Hứng thú học tập môn Hóa học tác động đến HS cả trong và ngoài giờ lên 
lớp, kích thích họ tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo để thỏa mãn nhu cầu nhận 
thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập hiệu quả hơn. 
 Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêu 
quan trọng mà mỗi GV hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà 
trường. 
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn hóa học
a. Nhóm các yếu tố chủ quan 
+ Trình độ nhận thức của HS là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hứng thú học tập môn 
Hóa học. Trình độ nhận thức là cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú học tập, đồng 
thời là điều kiện quan trọng để bồi dưỡng hứng thú học tập, và chỉ khi có tri thức 
ban đầu về đối tượng, những kỹ năng, kỹ xảo đơn giản và những thao tác trí tuệ 
nhất định, cá nhân mới có thể nhận thức đối tượng, rồi hứng thú với đối tượng.
 Vấn đề nhận thức quá khó hoặc quá dễ đều không làm cho chủ thể hứng thú. 
Khi trình độ và năng lực nhận thức của HS thấp thì hầu hết các môn học đối với 
học sinh đều quá khó, khó hiểu nên không thể có hứng thú trong học tập. Ngược 
lại nếu trình độ và năng lực nhận thức của HS đã phát triển cao mà các em chỉ 
được học những cái đã biết thì cũng không tạo ra được hứng thú. 
+ Động cơ và thái độ học tập của HS: Động cơ quan hệ mật thiết với hứng thú học 
tập. Cả động cơ hoàn thiện tri thức và hứng thú học tập đều hướng vào việc lĩnh 
hội tri thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời các em học tập một cách tích cực, 
tự giác thì dễ dàng nảy sinh hứng thú. 
 9 Chương II. Thiết kế hệ thống thí nghiệm vô cơ trong dạy học hóa học 10 cơ 
bản
2.1. Nguyên tắc thiết kế thí nghiệm trong dạy học hóa học
- Các thí nghiệm cần gắn với nội dung bài giảng, nên chọn các thí nghiệm giúp HS 
tiếp thu các kiến thức trọng tâm của tiết dạy.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài học cần được cân nhắc kĩ càng, chỉ nên sử 
dụng đủ số lượng thí nghiệm không nên quá nhiều gây loãng.
-Nên sử dụng các hóa chất quen thuộc với HS, chọn các dụng cụ đơn giản nhưng 
phù hợp.
- Chọn các phương pháp thí nghiệm dễ thực hiện, tiết dụng cụ, hóa chất, thời gian, 
tỉ lệ thành công cao và đặc biệt là phải an toàn cho HS. Nếu thí nghiệm thực hiện 
không thành công, không thể bỏ qua GV cần bình tĩnh kiểm tra, tìm hiểu nguyên 
nhân để giải thích cho HS hiểu.
-GV cần chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện trước mặt HS: Cần điều chỉnh lượng 
hóa chất phù hợp để hiện tượng đẹp, rõ ràng, chính xác, bố trí nơi đặt dụng cụ, hóa 
chất phù hợp để hiện tượng đẹp, rõ ràng, chính xác, bố trí nơi đặt dụng cụ, hóa chất 
hợp lí để HS ngồi ở mọi vị trí trong lớp đều quan sát hiện tượng thí nghiệm.
-Gắn nội dung thí nghiệm với thực tiễn cuộc sống, cải tiến thí nghiệm phù hợp với 
điều kiện thực tế ở trường phổ thông.
- Các thí nghiệm HS tự làm ở nhà GV cần lựa chọn các thí nghiệm thao tác đơn 
giản, hóa chất gần gũi trong cuộc sống, hướng dẫn các thao tác thực hiện thí 
nghiệm rỗ ràng cho HS.
2.2 Hệ thống hoạt các thí nghiệm giúp tăng kĩ năng thực hành hóa học 10 cơ 
bản
 Tên thí nghiệm Hình thức áp 
 STT Bài học được áp dụng
 dụng
 Phản ứng tẩy màu của Bài 22: Clo Thí nghhiệm 
 1
 khí Clo minh họa
 Làm đóa hoa báo mưa, Bài 23. Hidro clorua. Axit HS tự làm ở 
 2
 nắng clohidric và muối clorua nhà 
 Phân biệt muối ăn Thí nghiệm 
 3 Bài 25: Flo - Brom – Iot
 và muối iot minh họa
 Trứng nổi - Trứng Bài 24: Hidro clorua. Axit Thí nghiệm 
 4
 chìm clohiđric và muối clorua minh họa
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_thuc_hanh_cho_hoc.docx