Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10

pdf 40 trang sk10 21/07/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ===  ===
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài 
Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua
 dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” 
 trong chương trình Sinh học 10
 Môn: Sinh học
 NĂM HỌC: 2020 - 2021
 1 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
 1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2
 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2
 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
 3.1. Mục đích nghiên cứu 2
 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 2
 4.2. Phương pháp quan sát 3
 4.3. Phương pháp chuyên gia 3
 4.4. Phương pháp thực nghiệm 3
 4.5. Phương pháp điều tra 3
 4.6. Phương pháp thống kê toán học 3
 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3
 PHẦN II . NỘI DUNG 4
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
 1. 1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh 4
 1.2. Năng lực tự học trong hệ thống các năng lực cần hình thành cho 5
 học sinh
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
 2.1. Khảo sát thực trạng 7
 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 10
 2.1. Xác định mục tiêu chủ đề virut và bệnh truyền nhiễm 10
 2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học khi dạy chủ đề virut và 11
 bệnh truyền nhiễm
 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 29
 3.1. Phân tích về mặt định lượng 29
 3.2. Phân tích về mặt định tính 30
 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
 1. Kết luận 35
 2. Kiến nghị 35
 Tài liệu tham khảo 37
 3 1.4. Trong thực tiễn nhiều năm dạy học sinh học 10 đặc biệt là nội dung
 phần Vi sinh vật , chúng tôi nhận thấy các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ được
 hình thành và phát triển theo một trình tự logic. Đây là một phần kiến thức mới và
 khó, để có thể hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh hết kiến thức vừa rộng vừa sâu ở
 phần vi sinh là một mục tiêu bất khả thi, nhất là khi chúng ta bị gò bó trong những
 tiết phân phối cụ thể. Điều này khiến tôi trăn trở và tiến hành áp dụng những biện
 pháp cụ thể để hướng học sinh đến khả năng tự học, tự nghiên cứu.
 Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: Phát triển năng lực tự
 học, năng lực sáng tạo cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề “ virut và bệnh
 truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10 làm đối tượng nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
 2.1. Đối tượng nghiên cứu.
 - Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở một số bài thuộc chủ đề 7:Virut
 và bệnh truyền nhiễm - Sinh học 10.
 2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Quá trình dạy học phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu một số bài trong phần Vi sinh vật Sinh học 10 để góp phần rèn
 luyện cho học sinh THPT phát triển năng lực tự học. 
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài,bao gồm việc làm sáng tỏ năng lực
 tự họckhi dạy chủ đề virut và bệnh truyền nhiễm sinh học 10
 - Xây dựng hệ thống phương pháp,biện pháp phát triển năng lực tự học cho
 học sinh qua dạy chủ đề virut và bệnh truyền nhiễm.
 - Thiết kế một số bài hướng dẫn năng lực tự học trong chủ đề virut và bệnh
 truyền nhiễm- Sinh học 10. 
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của những biện
 pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh theo hệ thống biện pháp đã đưa ra.
 Thực nghiệm sư phạm ở các lớp 10A1, 10A2, 10A3.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi đã sử dụng các
 phương pháp khoa học giáo dục sau: 
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 - Nghiên cứu kiến thức lí thuyết của các bài học qua các tài liệu giáo khoa,
 sách tham khảo của bộ môn và các môn học khác
 5 PHẦN 2. NỘI DUNG.
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh
 Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng
lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ
bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng
minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng, khả năng vận dụng kiến
thức kĩ năng trong bối cảnh thực tiễn của cuộc sống (được gọi là năng lực). Thực
hiện nội dung đổi mới giáo dục với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học
sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì
thông qua việc học), lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, chỉ
dẫn các hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh. 
 Nếu chương trình giáo dục trước đây chú trọng đến định hướng nội dung, đề
cao vai trò độc tôn của người thầy thì chương trình dạy học định hướng phát triển
năng lực chú trọng đến khai thác khả năng sáng tạo của người học, hướng đến
khuyến khích người học bộc lộ sự trải nghiệm, tư duy và quan điểm cá nhân, xem
học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Chương trình giáo dục định hướng
phát triển năng lực còn làm thay đổi mối quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có
ý nghĩa quan trọng để phát triển năng lực xã hội. Quá trình dạy - học tạo ra sự
tương tác giữa GV và HS góp phần tạo dựng môi trường nhận thức, sáng tạo cho
người học, từ đó rèn luyện được những năng lực, phẩm chất cụ thể cho người học.
 Mục tiêu cuối cùng của dạy học phát triển năng lực là trang bị cho HS năng
lực xử lý, thực hành các vấn đề của cuộc sống và công việc, chú trọng kiến thức
phương pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dạy cần phải có sự đầu tư
công phu hơn trong lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tránh tình trạng vận
dụng một cách thiên lệch dẫn đến những lỗ hổng tri thức cơ bản, thiếu tính hệ
thống trong cung cấp tri thức. Chất lượng giáo dục có đạt đến mục tiêu còn phụ
thuộc vào quá trình thực hiện chương trình.
 Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng
lực được hiểu là “khả năng làm chủ và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ
năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống” (Theo Quebec – Ministere de I Education, 2004). 
 Chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐTngày26tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)Hà Nội, 2018) đều hướng đến phát triển năng lực chung và năng lực đặc
thù cho HS. Chương trình giáo dục mới đã đưa ra những yêu cầu chung, khái quát
về đổi mới phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe,
 7 + Năng lực hợp tác.
 – Năng lực công cụ, bao gồm:
 + Năng lực tính toán;
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
 + Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)
 Như vậy có thể khẳng định rằng năng lực tự học là một trong những năng lực
chung có vai trò làm nền tảng và quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển đầy đủ các năng lực cơ bản và đặc thù cho HS trong bối cảnh mới. Trong đó,
môn học đòi hỏi phát triển cao nhất và đầy đủ năng lực tự chủ, tự học phải kể đến
môn sinh học. 
1.2.2. Năng lực tự học là gì?
 Vậy năng lực tự học là gì? Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các
khả năng trí tuệ (quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.......) và có khi cả cơ bắp
(sử dụng các công cụ thực hành) cùng các phẩm chất cá nhân như: Động cơ, tình
cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý chí, kiên trì,
nhẫn nại, lòng say mê khoa học....) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu riêng mình. Có thể nói tự học là con
đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của mình nó có ý nghĩa quyết định
đến sự thành đạt của mỗi người.
 Tự học có 5 hình thức:
 + Tự học hoàn toàn ( không có giáo viên)
 + Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập (khâu vận dụng kiến thức)
 + Tự học qua phương tiện truyền thông ( học từ xa)
 + Tự học qua tài liệu hướng dẫn.
 + Tự học thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của
giáo viên ở lớp ( tự học có hướng dẫn của giáo viên).
 Trong dạy học tự học thực hiện một số hoạt động dưới sự hướng dẫn chặt
chẽ của giáo viên ở lớp ( tự học có hướng dẫn của giáo viên) qua dạy học giáo viên
rèn cho học sinh một số kĩ năng: kĩ năng tóm tắt, phân tích, tự nghiên cứu sách
giáo khoa, tài liệu... Như vậy ở hình thức tự học có hướng dẫn của giáo viên, người
học thực sự đóng vai trò chủ thể của quá trình nhận thức tích cực, song hoàn toàn
không hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của giáo viên. Giáo viên đã làm nảy sinh và
bồi dưỡng hứng thú học tập học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học đây
chính là mục tiêu của phát triển năng lực tự học. 
 Tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của học sinh cũng
không thể đạt kết quả cao nếu không có sự hướng dẫn chỉ dạy của người thầy. Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học cụ thể đối với mỗi bài học, từng
nội dung trong bài nhằm giúp học sinh tìm ra chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến
thức vô tận của nhân loại.
 9 2.1.1. Về mức độ sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học.
 Thông qua trao đổi với 5 giáo viên về hướng dẫn học sinh tự học trong dạy
học sinh học hoặc hướng dẫn học sinh về nhà tự học. Tôi thu được kết quả như sau:
 bảng 2.1.1. Mức độ hướng dẫn tự học trong dạy học Sinh học.
 Mức độ đề cập/ hướng dẫn Số lượng Tỷ lệ (%)
 Thường xuyên 0 0
 Thỉnh thoảng 5 62.5
 Ít khi 3 37.5
 Không bao giờ 0 0
 Khảo sát vấn đề này ở 100 học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả tôi thu được
như sau:
 bảng 2.1.2. Mức độ tự học môn Sinh học của học sinh.
 Mức độ vận dụng Số lượng Tỷ lệ(%)
 Thường xuyên 3 3
 Thỉnh thoảng 20 20
 Ít khi 50 50
 Không bao giờ 27 27
 Qua số liệu trên cho thấy trong quá trình dạy học sinh nói chung và phần
Virrut và bệnh truyền nhiễm nói riêng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học trong
dạy học sinh học chưa được các GV thực sự quan tâm, giáo viên vẫn còn sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống, số giáo viên đổi mới phương pháp dạy học chưa
nhiều. Còn về phía học sinh các em vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Có rất nhiều nguyên nhân trong đó, có lý do là phần Vi sinh vật là kiến thức rất mới,
trừu tượng, khó dạy. Lí do khác là hướng dẫn tự học cho học sinh mất nhiều thời
gian và khó làm đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian cho soạn bài. Còn đối
với các em học sinh các em chưa được giáo viên thường xuyên hướng dẫn tự học
các em ngại phải thay đổi cách học mới và đang thụ động tiếp thu kiến thức.
2.1.2. Về mức độ thu hút sự chú ý của học sinh và khả năng tiếp thu bài của học
sinh khi giáo viên hướng dẫn phương pháp tự học.
 Theo dõi thái độ học tập của học sinh và mức độ nhạy bén của các em trước
các vấn đề mà giáo viên đặt ra khi giáo viên thay đổi phương pháp hướng dẫn học
sinh tự học trong dạy học. Tôi thấy các em tỏ ra hăng say phát biểu, giờ học sôi nổi
và chất lượng các câu trả lời nghiêng về mặt thông hiểu và tư duy nhiều hơn là nhận
biết. Chỉ có mốt số em do kiến thức các môn học khác còn yếu nên chưa đáp ứng
được yêu cầu giờ học .
 11

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_nang_luc_sa.pdf