Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “Thành phần hoá học của tế bào” - Sinh học 10, cơ bản

pdf 36 trang sk10 21/07/2024 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “Thành phần hoá học của tế bào” - Sinh học 10, cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “Thành phần hoá học của tế bào” - Sinh học 10, cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “Thành phần hoá học của tế bào” - Sinh học 10, cơ bản
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG 
 ---------------------------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC 
SINH QUA CÁC CÂU HỎI THỰC TIỄN PHẦN “THÀNH PHẦN HÓA 
 HỌC CỦA TẾ BÀO” – SINH HỌC 10, CƠ BẢN” 
 Lĩnh vực/ Môn: Sinh học 
 Cấp học: THPT 
 Tác giả: Đỗ Thị Hương 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng 
 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn 
 NĂM HỌC 2019 – 2020 
 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận của việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức 
cho học sinh 
1.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) 
 Theo Từ điển Tiếng việt, vận dụng là đem tri thức vận dụng vào thực 
tiễn. 
 Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động 
của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển 
của xã hội”. 
 Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “NLVDKT là khả 
năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh 
chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình 
huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả 
năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong 
quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”. 
 Như vậy, NLVDKT vào thực tiễn dựa trên các định nghĩa này: NLVDKT 
vào thực tiễn là khả năng chủ thể phát hiện được vấn đề thực tiễn, huy động 
được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khám phá các kiến thức nhằm thực 
hiện giải quyết các vấn đề thực tiễn đạt hiệu quả. 
 1.2. Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức 
 - Có NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức sinh học, hiểu rõ đặc 
điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức đó. Vận dụng kiến thức chính là 
việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp để giải thích mỗi hiện tượng, tình 
huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. 
 - Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của sinh học trong các vấn đề 
thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và 
môi trường. 
 - Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các 
ứng dụng của sinh học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa 
vào các kiến thức sinh học và các kiến thức liên môn khác. 
 - Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề. 
Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề sinh học liên quan đến 
cuộc sống thực tiễn. 
1.3. Các nguyên tắc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh 
trong dạy học sinh học 
 Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo thực hiện được việc vận dụng kiến thức đã 
 2/15 
 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt 
động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn 
 Với bộ môn sinh học như đã trình bày ở trên là bộ môn khoa học thực 
nghiệm cho nên ngoài việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới 
thì quan trọng hơn là bằng phương pháp giảng dạy giáo viên phải giúp học sinh 
làm chủ được kiến thức của mình, biết vận dụng kiến thức của các em trong đời 
sống thức tế ở chính gia đình, biết giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày 
xung quanh các em dựa trên kiến thức được học tại trường. Nhưng điều đó đã 
chưa thực sự diễn ra trong thực tế. Vì sau khi học xong chương trình sinh học 
10, nhiều học sinh còn không biết các hợp chất như prôtêin, cacbohidrat có 
nhiều ở những thực phẩm gì; Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại 
không nên ăn các sản phẩm giàu tinh bột? hoặc “Tại sao người già, người cao 
huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật?” Các vấn đề tưởng chừng đơn 
giản nhưng thực sự đã làm cho các em lúng túng mà đúng ra sau khi học xong 
chương trình sinh học 10 các em phải giải thích được tất cả những vấn đề đó. 
 Vậy, nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Theo tôi, nguyên nhân cơ bản 
và khách quan đầu tiên phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung 
kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian 
quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của 
một tiết học, trừ thời gian để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố bài thì thời 
gian còn lại chỉ khoảng 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động 
của bài học. Trong khoảng thời gian này, việc làm cho học sinh hiểu được khối 
kiến thức nặng nề của bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ 
thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tiễn đời 
sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của 
các sự vật, hiện tượng mà thôi. 
 Nguyên nhân tiếp theo thuộc về giáo viên đứng lớp. Nhiều giáo viên chưa 
có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức 
giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng 
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học 
sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó, nhiều 
thầy cô còn chưa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nội dung các bài thi 
và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức 
mà chưa có hoặc có rất ít câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, 
đây chính một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Vì vậy 
việc lúng túng trước các câu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ 
hiểu. 
 4/15 
 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
4. Nội dung các giải pháp 
4.1. Giải pháp về cách thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn 
đời sống trong bài dạy nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức cho HS 
4.1.1. Giải pháp 1: Đặt tình huống có vấn đề vào bài mới 
 Để thu hút được sự chú ý của HS thì phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu 
ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định kích thích 
học sinh cùng tìm hiểu, giải thích thì bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học 
sinh ngay từ những giây phút đầu tiên này. 
 Ví dụ 1: Trước khi vào học “Bài 4: Cacbohidrat và lipit” giáo viên làm thí 
nghiệm: Hòa 1 thìa đường vào 1 cốc nước lọc sau đó hòa 1 thìa mỡ hoặc dầu 
TV vào 1 cốc nước lọc. Nhận xét hiện tượng và giải thích tại sao? 
 HS sẽ trả lời được: “Đường thì tan còn dầu mỡ không tan trong nước” tuy 
nhiên các em sẽ giải thích theo các cách khác nhau có thể chưa chính xác nhưng 
sẽ thấy hứng thú và tò mò muốn tìm hiểu nội dung bài học. 
 GV tiếp tục dẫn dắt: “Vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào cô và 
các em sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay”. 
 Ví dụ 2: Đối với “Bài 5: prôtêin” giáo viên có thể gây sự chú ý cho học 
sinh bằng câu hỏi: “Tại sao trâu và bò đều là động vật ăn cỏ nhưng thịt của 
chúng lại có vị khác nhau?” Sau đó GV dẫn dắt vào bài. 
 Ví dụ 3: Để mở bài cho tiết học “Các nguyên tố hoá học và nước” giáo 
viên đặt câu hỏi cho học sinh như sau: “Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành 
tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay 
không?” HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Còn GV ngay lúc đó sẽ 
không đưa ra đáp án đúng mà dẫn dắt vào bài, sau đó đến phần vai trò của nước 
mới hướng dẫn HS trả lời. 
4.1.2. Giải pháp 2: Dùng để dẫn dắt, chuyển sang mục khác trong bài học 
 Một trong những yếu tố làm cho bài giảng cuốn hút người nghe là do cách 
dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic, liền mạch. Có rất nhiều 
cách dẫn dắt khác nhau trong đó tôi nhận thấy việc dùng các câu hỏi thực tiễn 
liên quan đến kiến thức chuẩn bị truyền thụ tới học sinh để gợi mở vấn đề là một 
cách thức cần được áp dụng. 
 Ví dụ 1: Trong bài “Các nguyên tố hoá học và nước” để chuyển từ phần 
cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước sang phần vai trò của nước giáo viên có thể 
đặt câu hỏi: “Em thử hình dung nếu trong vài ngày ta không được uống nước thì 
cơ thể sẽ như thế nào?” 
 HS có thể trả lời: Cơ thể thiếu nước, sẽ khô họng và dẫn đến chết. 
 6/15 
 Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
của học sinh cho tới cuối tiết học, qua đó giáo viên sẽ khắc sâu được kiến thức 
bài học đồng thời nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh. 
 Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có thể áp dụng tất cả các hình thức 
nêu trên mà phải tuỳ từng bài, từng nội dung mà giáo viên có thể sử dụng từng 
hình thức để từ đó có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời để hướng tới 
được mục tiêu cao nhất là dạy học hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng 
kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu 
bài học, phần nào thuộc kiến thức trọng tâm thì xây dựng cách dạy, cách học 
phù hợp (ví dụ: thảo luận nhóm, hướng dẫn về nhà tự học...), để rút ngắn thời 
gian, dành thời gian cho phần kiến thức thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học 
tập của học sinh với môn học. 
4.2. Giải pháp sử dụng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống 
cho các bài giảng phần “thành phần hoá học của tế bào”- Sinh học 10 
4.2.1. Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống vận dụng cho bài 
“Các nguyên tố hoá học và nước” 
 Đối với bài này, không phải là một bài nặng về kiến thức lý thuyết, giáo 
viên có thể lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy - học, song song giữa việc tìm 
hiểu kiến thức lý thuyết đồng thời lồng ghép kiến thức thực tế vào bài học nhằm 
làm tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi sau đây: 
 Câu hỏi Áp dụng để: 
Câu 1: Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho Dạy mục các nguyên tố hoá học 
đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu của tế bào. Giúp HS biết cách 
thích cho dù là bổ? ăn uống khoa học. 
Câu 2: Tại sao ở một số vùng trồng táo, Dạy phần thành các nguyên tố 
người ta lại đóng các đinh bằng kẽm vào thân hoá học của tế bào. Giúp HS 
cây? biết cách ăn uống khoa học. 
Câu 3: Tại sao nước đá nổi trên nước Dạy phần cấu trúc và đặc tính 
thường? lý hoá của nước. 
Câu 4: Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa Dạy phần cấu trúc và đặc tính 
các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh? lý hoá của nước. 
Câu 5: Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, 
 Dạy phần củng cố cuối bài. 
nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn? 
Câu 6: Giải thích tại sao không nên để rau, Củng cố phần “cấu trúc và đặc 
củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh? tính lý hoá của nước”. 
 Dạy mục “Nước và vai trò của 
Câu 7: Tại sao con nhện nước lại có thể 
 nước trong tế bào”, hoặc phần 
đứng và chạy trên mặt nước? 
 liên hệ thực tế cuối bài cho học 
 8/15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.pdf