Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: VÕ HỒNG TRINH Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 03/ 03/ 1987 - Nơi thường trú: Ấp Phú Thuận A, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPH Nguyễn Chí Thanh - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm sinh học - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy sinh học. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: • Đặc điểm tình hình đơn vị: Qua việc giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh, tôi nhận thấy với các lớp đa số các em có lực học trung bình thì có nhiều học sinh còn lúng túng khi trình bày, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong sách giáo khoa. Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự học, tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác rất tốt nhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các kiến thức xã hội. vốn hiểu biết rất ít. Có ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó. Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, ở trên lớp các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về Cấu trúc axit nucleic, cấu trúc protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong thực tế về phân giải vi sinh vật, bệnh do virut...”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để ráo nước trước khi muối thì dưa dễ bị nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ lây từ người này sang người khác mà không lây sang vật nuôi?... Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có chứa enzim, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các quy luật, các khái niệm đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái niệm, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh. Mặt khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ tập trung học các môn phục vụ cho khối thi Đại học- cao đẳng. Do xu thế xã hội về khả năng cơ hội việc làm nên ở những vùng thuần nông như trường THPT Nguyễn Chí Thanh chúng tôi số lượng học sinh theo khối B rất ít, chủ yếu đây là môn trong nhóm thi Khoa học tự nhiên mà bắt buộc các em phải thi để hoàn thành tốt nghiệp THPT quốc gia. Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu trên, Tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật- sinh học 10 vào thực tiễn cuộc sống”. 3. Nội dung sáng kiến: A. Cơ sở lí luận: 1. Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”- sinh học 10. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. 2. Mục tiêu dạy học tích hợp gắn với thực tiễn đời sống: 2.1. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình , “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 5 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** câu hỏi khi giáo viên giảng dạy bài mới và từ đó, các em sẽ tự mình chiếm lĩnh những chi thức mới Để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh thì giáo viên cần đưa ra những vấn đề tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh), giáo viên chủ động giao nhiệm vụ cho các em làm việc nhóm; các em có thể tìm những thông tin liên quan đến vấn đề giao viên giao việc qua sách vở, thông tin internet. Sau đó, thảo luận đưa ra bài hoàn chỉnh cùng với những thông tin liên quan nộp sản phẩm cho giáo viên nhận xét và sửa chữa thành nội dung hoàn chỉnh trước khi diễn ra tiết học. 2. Phương pháp thuyết trình: Thông qua nội dung được phân công làm việc nhóm, chuẩn bị trước học sinh sẽ thuyết trình nội dung của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nội dung trình bày và đặt ra câu hỏi cho nhóm trả lời, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ thảo luận và trả lời câu hỏi do các bạn đặt ra. Trong phương pháp này thì giáo viên sẽ quy định thời gian trình bày và trả lời câu hỏi của các nhóm để đảm bảo thời gian của tiết học. Cuối phần trình bày giáo viên nhận xét và giải thích những câu hỏi nào các em chưa rõ hoặc chưa giải đáp được. 3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học: Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá trình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức. Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh. Hình vẽ trong sách giáo khoa cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông tin về những ứng dụng của vi sinh vật mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến thức. Một điểm đáng chú ý hiện nay là với sự phát triển của công nghệ thông tin giáo viên có thể dễ dàng tìm được hình ảnh, những đoạn phim ngắn liên quan đến bài. Qua đó, ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 7 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,Khi dạy kiến thức sinh học bất kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học đều liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,đều liên quan đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông hồ có màu đen đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết tủa, Thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật, vận chuyển Ion và electron 2- đến chất nhận electron cuối cùng là SO 4 được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H 2S, khí này kết hợp với Fe có trong ao tạo ra Fes làm nước ao có màu đen. Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 4.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống. Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật - Sinh học 10 vào th.pdf