Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VIẾT KẾT NỐI TRONG DẠY ĐỌC VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2021 - 2022 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT BPDH Biện pháp dạy học CT Chương trình GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh KTDH Kĩ thuật dạy học NL Năng lực Nxb Nhà xuất bản PC Phẩm chất PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông VB Văn bản YCCĐ Yêu cầu cần đạt PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. CT GDPT, CT tổng thể (Khung chương trình) cùng với các CT môn học, hoạt động giáo dục đã được ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT, trong đó có CT GDPT môn Ngữ Văn 2018. Một trong những quan điểm xây dựng Chương trình GDPT Ngữ Văn mới là “lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe”. Chính vì vậy, việc chọn phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT vừa giúp cho việc tích hợp tốt, vừa thể hiện rõ đặc điểm chương trình phát triển năng lực là không lấy việc trang bị kiến thức làm mục tiêu giáo dục. 1.2. Mặt khác, mục tiêu phát triển năng lực viết ở cấp THPT của CT Ngữ Văn 2018 là viết thành thạo các kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Trong đó, phát triển năng lực viết đoạn văn bản nghị luận, văn bản nghị luận được đặt ra xuyên suốt cả cấp học. 1.3. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu một vấn đề liên quan đến CT 2018 của chúng tôi có thể xem là sự chuẩn bị cần thiết, tất yếu cho việc thực hiện dạy học CT mới ở cấp THPT vào năm 2022. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho HS học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học, sáng kiến đề xuất nguyên tắc, biện pháp phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT theo định hướng Chương trình GDPT môn Ngữ Văn 2018. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT theo định hướng CT GDPT môn Ngữ Văn 2018. 1 - Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thức được rằng để phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận học sinh, giáo viên cần đổi mới mạnh mẽ việc thiết kế kế hoạch bài dạy, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Vì vậy đề tài đã đưa ra nguyên tắc, biện pháp phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT theo hướng mới, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CT GDPT - CT tổng thể 2018 nói chung và CT GDPT môn Ngữ Văn 2018 nói riêng. 3 nhạc điệu, nhịp điệu cũng như giọng điệu của bài thơ. Nhịp điệu là những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi cảu các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mĩ về thế giới. Nhạc điệu là cách thức tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, ngắt nhịp, điệp, phối hợp thanh điệu bằng trắc, Đối là cách thức tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và song đôi với nhau cả về ý và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản về ý và lời, có thể chia đối thành hai loại: đối cân (thuận chiều) và đối chọi (tương phản). Thi luật là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như: gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh, đối, phân bố số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ, Thể thơ là sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định của chúngtrong quá trình phát triển của lịch sử văn học. 2.1.1.2. Khái niệm văn bản nghị luận Từ điển tiếng Việt cho rằng: Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ, phân tích, giải quyết vấn đề [16, tr.678]. SGK Ngữ văn 11 định nghĩa: “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức...). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần được giải đáp, cần được làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin với mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, văn nghị luận tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra [3]. Văn nghị luận ngoài yếu tố trình bày, diễn giải, ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp còn có yếu tố tranh luận. Do đó, ngôn ngữ trong văn nghị luận cũng giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, nhưng quan trọng nhất là phải “dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (M.Go-rơ-ki). Ngôn ngữ văn nghị luận mang tính xã hội và tính học thuật cao.” [4, tr.110]. Tiếp thu các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy văn bản nghị luận là loại văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc về một vấn đề nhất định trong đời sống (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức...), nhằm tác động người 5 tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. [10, tr.37] Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là: - Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học. - Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... - Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện thành công trong hoạt động thực tiễn. Dạy học phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra đã được bàn đến từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học phát triển NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học phát triển NL nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển đầu vào sang điều khiển đầu ra tức là kết quả học tập của người học. 2.1.1.4. Khái niệm năng lực viết trong dạy học môn Ngữ Văn Viết trong dạy học môn Ngữ Văn, theo diễn giải của CT mới là kĩ năng tạo lập VB gồm: kĩ thuật viết và viết câu, đoạn, văn bản. Viết câu, đoạn, văn bản gồm: các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản [11, tr.13]. Dạy viết trong môn Ngữ Văn là hình thành và phát triển kĩ năng tạo lập các kiểu VB theo quy trình và đặc điểm thể loại VB. Như vậy, năng lực viết có thể hiểu là người học có khả năng viết một cách độc lập khi được yêu cầu thực hiện và bài viết thể hiện đầy đủ các tiêu chí của một bài viết sáng tạo; khả năng nhận biết được ích lợi của việc viết; nhận biết khi nào thì cần viết và viết như thế nào để giải quyết được vấn đề; người đọc sẽ có nhận thức, thái độ, hành động như người viết mong muốn. Trên đây là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài sáng kiến. 7 luận, có đến 76,8% chỉ đọc đề và viết đoạn văn luôn, chỉ có 39 % có xác định vấn đề rồi viết, 36,6% HS biết tìm nguồn tư liệu để viết, chỉ 18,3% thực hiện việc xác định hình thức đoạn văn sẽ viết, 15,9% chú ý việc sắp xếp các câu văn và ở khâu kiểm tra, sửa chữa đoạn văn sau khi viết chỉ chiếm 12,2%. Từ những số liệu trên, chúng tôi thấy rằng, đa số HS viết đoạn còn bản năng, phần lớn HS không phân tích đề hoặc xác định vấn đề trước khi viết đoạn, chưa chú ý đến việc xác định nguồn tư liệu để viết dẫn đến hạn chế trong việc trích dẫn dẫn chứng khi viết đoạn, chưa huy động được những kiến thức, kinh nghiệm các em đã có qua giờ đọc hiểu văn bản chẳng hạn như vốn từ, cách sử dụng các biện pháp tu từ trong diễn đạt, Việc HS chưa chú ý đến lựa chọn hình thức đoạn văn, tìm ý, phác thảo dàn ý cho đoạn văn nghị luận sẽ viết không chỉ ảnh hưởng đến khâu sắp xếp các câu văn hợp lí, khó khăn trong chuyển tải nội dung cũng như tạo liên kết giữa các câu trong đoạn mà còn hạn chế trong việc. Những hạn chế trên dẫn đến nhiều HS chưa chủ động, tích cực, thậm chí không hứng thú khi được giao nhiệm vụ viết đoạn nghị luận. 2.1.2.2. Thực trạng phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình lớp 10 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện thị xã Thái Hòa, Nghệ An Theo lộ trình của CT GDPT tổng thể năm 2018, đến năm học 2022 – 2023, CT môn Ngữ văn mới được thực thi ở lớp 10 THPT. Thế nên, việc tổ chức hoạt động viết trong giờ dạy đọc VB thơ trữ tình trung đại lớp 10 hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn huyện thị xã Thái Hòa, Nghệ An vẫn chưa được thực hiện (ngoại trừ những giờ học mang tính thực nghiệm). Hoạt động được tổ chức chủ yếu trong giờ dạy học VB trơ trữ tình trung đại lớp 10 vẫn là hoạt động đọc. GV bên cạnh tập trung dạy nội dung, trang bị kiến thức cho HS cũng đã chú trọng dạy kĩ năng đọc hiểu VB thơ trữ tình trung đại ở lớp 10 theo đặc trưng thể loại, một số ít GV đã quan tâm đến dạy phương pháp tư duy để HS có thể tự đọc VB cùng kiểu loại. Hoạt động dạy viết kết nối đọc cơ bản không được tiến hành trên lớp. Thường thì GV ra một đề bài nghị luận yêu cầu HS hoàn thành ở nhà và GV có thể kiểm tra bằng cách hỏi bài cũ hoặc có thể không kiểm tra. HS không được GV tổ chức hướng dẫn viết đoạn văn bản nghị luận sau khi đọc văn bản. Việc dạy viết đoạn văn nghị luận thường được tổ chức riêng rẽ trong các giờ dạy học làm văn. Quy trình dạy các tiết học này thường được thực hiện theo các bước: cung cấp lí thuyết, tổ chức cho HS luyện tập giải đề và yêu cầu HS viết bài kiểm tra để chấm điểm. Việc tổ chức tiết dạy viết trên cho chúng ta thấy những hạn chế nhất định: dạy viết tách rời khỏi hoạt động đọc khá xa, do đó HS không có cơ hội vận dụng, tích hợp kiến thức nền trong giờ dạy đọc VB. Không những thế, giờ dạy lí thuyết thường bị biến thành giờ cung cấp dàn ý cho các đề mẫu hơn là dạy kĩ năng tạo lập đoạn văn, văn bản. Đến tiết thực hành, HS ít được luyện tập các thao tác tạo lập 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_viet_doan_van_nghi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh qua tổ chức hoạt động.pdf