Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

docx 40 trang sk10 06/10/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ
 ĐỀ TÀI:
 PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
 NGHỆ AN, THÁNG 3 NĂM 2022 MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.........................1
1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
III- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN 
CỨU ..........................................................................................................................2
1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ...........................................................2
2.2. Phương pháp điều tra cơ bản ..............................................................................2
2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia.....................................................................2
2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................................3
2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học...........................................3
3. Thời gian nghiên cứu, giả thuyết khoa học và những đóng góp mới của đề tài ....3
IV- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.....................................................3
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ÔN 
TẬP ...........................................................................................................................3
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................3
1. Cơ sở pháp lí..........................................................................................................3
2. Năng lực hợp tác....................................................................................................5
3. Tầm quan trọng của dạy học ôn tập môn Địa lí 10................................................6
4. Tầm quan trọng của tiết ôn tập ..............................................................................7
5. Một số hình thức ôn tập.........................................................................................7
6. Những vấn đề tập trung trong tiết ôn tập...............................................................8
7. Vấn đề lưu ý tổ chức ôn tập...................................................................................9
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................9
1. Thực trạng dạy và học tiết ôn tập hiện nay............................................................9
2. Nguyên nhân của thực trạng trên.........................................................................11
3. Các bước tiến hành để thay đổi tiết ôn tập theo hướng đạt hiệu quả...................11
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 10...........13
1. Xác định yêu cầu của tiết ôn tập..........................................................................13
2. Chuẩn bị tiết ôn tập..............................................................................................14 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 1 THPT Trung học phổ thông
 2 GV, HS Giáo viên, Học sinh
 3 SGK Sách giáo khoa
 4 PPDH Phương pháp dạy học
 5 KN Kỹ năng
 6 NL Năng lực
 7 NLHT Năng lực hợp tác
 8 CNTT Công nghệ thông tin Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong 
học tập yêu thích môn học. Đây là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho HS phát triển 
các kỹ năng Địa lí.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Trên cơ sở các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện đại được áp 
dụng cho từng môn học tác giả phải:
 + Xác định, lựa chọn, áp dụng một số phương pháp ôn tập môn Địa lí 10 
trên lớp có hiệu quả cao nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
 + Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt được 
trong thời gian qua.
 + Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài trường để 
cùng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí và khẳng định vị trí môn Địa lí 
trong lòng các em học sinh.
 + Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất.
III- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN 
CỨU
1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là triển khai các phương pháp 
dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 được thực hiện trên học sinh ở trường THPT 
Phạm Hồng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An từ năm học 2020 - 2021 và 
năm học 2021 - 2022.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 Nghiên cứu các tài liệu phương pháp dạy học Địa lí 10, năng lực hợp tác như 
SGK Địa lí 10, SGV Địa lí 10, các sách lý luận và phương pháp giảng dạy Địa lí, 
những giáo trình, những luận văn, luận án,các tạp chí, bài viết và những website 
làm cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài.
2.2. Phương pháp điều tra cơ bản
 Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng rèn năng lực hợp tác và hoạt 
động trải nghiệm thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, học sinh 
cùng với tham khảo giáo án và vở ghi của học sinh.
2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
 Sau khi xây dựng được các quy trình và bộ công cụ rèn luyện năng lực hợp 
tác cho học sinh, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên đại học,những 
giáo viên có kinh nghiệm về vấn đề.
 2 đào tạo là “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của 
người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
 Trong khoản 1, Điều 29 - Luật giáo dục năm 2019 nêu rõ “Mục tiêu của 
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể 
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động 
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng 
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi 
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Quá trình dạy và học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu 
quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... (các 
yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá 
trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một 
trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học 
có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với 
người học.
 Địa lí ở trường THPT là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức 
phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên 
bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; 
giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kỹ năng 
hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu 
của đất nước và xu thế của thời đại.
 Môn Địa lí 10 có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy 
kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,...); trí tưởng tượng và óc thẩm mỹ; rèn 
luyện cho HS một số kỹ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các môn 
học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham 
hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Nhiệm 
vụ của giáo viên phải truyền cảm hứng thích thú cho học sinh trong học tập thì việc 
lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu 
được bài thì người học lại có thêm hứng thú.
 Trong giai đoạn ứng phó với đại dịch Covid - 19, việc triển khai dạy học trực 
tuyến trở thành vấn đề đáng quan tâm của ngành giáo dục cả nước. Bộ Giáo dục và 
Đào tạo vừa ban hành Công văn 4726/BGDĐT-GDTCngày 15/10/2021.về tổ chức 
hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Thông tư số 09/2021/TT- 
BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục 
phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Lần đầu tiên, việc dạy học trực tuyến 
được cụ thể hóa với những quy định cụ thể về điều kiện, trách nhiệm của các bên 
liên quan. Không chỉ tạo hành lang pháp lý cho các nhà trường chủ động, sẵn sàng 
ứng phó trong mọi tình huống, quy định này còn khuyến khích, tăng cơ hội cho 
học sinh học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH ngày
 4 Ngoài ra cũng có rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành 
cũng đề cập đến các vấn đề khác nhau của dạy học hợp tác, như: “Hệ thống kỹ 
năng học tập hiện đại” của tác giả Đặng Thành Hưng (2004) [10], “Một số trao đổi 
về học hợp tác ở trường phổ thông” của tác giả Trần Thị Bích Trà (2006) [24] trên 
Tạp chí Giáo dục; “Về dùng phương pháp học tập theo nhóm nhỏ” của tác giả 
Đoàn Thị Thanh Phương (2004) [19]; “ Sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học 
phần giáo dục môi trường cho trẻ mầm non nhằm phát triển cho năng lực sinh viên 
nghành giáo dục mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Luyến - năm 2017, “ Vận dụng 
dạy học theo góc trong dạy học phần môi trường và con người ở khoa mầm non, 
trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An’’của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2018)
 Tóm lại, dạy học hợp tác là một vấn đề đã được quan tâm trong trong dạy 
học hiện nay. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học hợp tác đã hình thành một 
cách hệ thống, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các GV áp dụng phương pháp 
này vào dạy học đạt hiệu quả. Tuy nhiên, một khía cạnh khác của dạy học hợp tác 
là thông qua phương pháp dạy học này để rèn luyện cho HS năng lực hợp tác, cũng 
như xây dựng quy trình, bộ công cụ rèn luyện NL hợp tác và tiêu chí đánh giá NL 
trong dạy học bộ môn Địa lí, đặc biệt là trong quá trình dạy học Địa lí 10 THPT 
chưa được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Đó cũng chính là vấn đề quan tâm 
của tôi trong đề tài này.
3. Tầm quan trọng của dạy học ôn tập môn Địa lí 10
 Các bài học Địa lí 10 có tính liên kết và quan hệ khá chặt chẽ với nhau, các 
bài trước là nền tảng cho các bài học sau và ngược lại các bài học sau bổ sung và 
làm rõ thêm cho các bài học trước. Ví dụ ở bài 5, 6: “Sự vận động tự quay quanh 
trục của Trái đất” học sinh nắm được một trong 2 hệ quả của trái đất vận động 
quanh trục là sự lệch hướng các vật chuyển động, thì đến bài 12: “Khí áp và gió 
trên Trái đất” học sinh sẽ giải thích được vì sao các hoàn lưu gió chính trên Trái 
đất lại bị lệch hướngdo vậy trong quá trình dạy học người giáo viên Địa lí phải 
biết xâu chuỗi, liên hệ kiến thức giữa các bài học với nhau. Thông thường sau một 
đơn vị kiến thức khá tương đồng thường có một tiết ôn tập để khái quát, tổng hợp 
lại kiến thức (sau một phần, một chương, một số bài...)
 Mục tiêu của các tiết ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học 
của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu 
với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định 
trong việc lĩnh hội và giúp Học sinh nắm chắc kiến thức tạo điều kiện cho các em 
đón nhận các tiết học ôn tập một cách thích thú nhất.
 Tiết ôn tập Địa lí rất quan trọng vì nó có thể giúp giáo viên khái quát lại kiến 
thức một cách tổng hợp và ngắn gọn, từ đó giúp học sinh nhớ lại và nhớ kiến thức 
sâu hơn. Nhưng làm cách nào để tổng hợp và khái quát kiên thức ở tiết ôn tập cho 
học sinh một cách phù hợp và hiệu quả là một vấn đề nhiều giáo viên địa lý còn 
lúng túng. Có nhiều cách dạy ôn tập như: khái quát kiến thức theo bài; xây dựng sơ 
đồ tư duy; ôn tập theo câu hỏi..
 6

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_bai_on_tap_mon_dia_li.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài ôn tập môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác.pdf